10 kỹ năng về IoT được săn đón nhất

19/10/2019

Internet của vạn vật hay IoT đang nổi lên thành ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ USD và kèm theo đó là nhu cầu lao động có kỹ năng về IoT.

IoT -  Internet of Things là trung tâm của sự bùng nổ các thiết bị nối mạng. Nhưng hiện tại thì các dự án IoT thiếu hụt nhân sự có kỹ năng cần thiết để thực hiện.

Theo nghiên cứu của Gartner, việc không có đủ nhân sự và thiếu chuyên môn là rào cản hàng đầu đối với các tổ chức đang tìm cách triển khai IoT.

"Các công ty công nghệ cao trên toàn cầu đang tiến hành xây dựng chiến lược IoT nhưng gặp khó khăn vì không có các quy trình và tài năng để triển khai", theo Ryan Johnson, giám đốc thương mại của dịch vụ lao động tự do toàn cầu Upwork.

Dựa trên cơ sở dữ liệu của Upwork và nhu cầu tuyển dụng đăng tải gần đây, Johnson và các cộng sự đã xác định 10 kỹ năng hàng đầu mà các công ty đang cần để triển khai thành công chiến lược IoT.

1. Thiết kế vi mạch

Các thiết bị nối mạng đòi hỏi các công ty phải điều chỉnh và sửa đổi thiết kế chip xử lý để có thể đảm đương các yêu cầu mới. Ví dụ, các ứng dụng với thời lượng pin dài có thể cần bo mạch có thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa điện năng tiêu thụ, hoặc có nhiều chip và cảm biến trên một bo mạch. "Chúng tôi thấy nhu cầu rất lớn về thiết kế bo mạch và thiết kế 3D", Johnson nói.

2. Lập trình vi điều khiển

IoT bao gồm hàng tỷ thiết bị nhỏ kết nối với nhau, trong đó nhiều thiết bị yêu cầu tối thiểu có một bộ vi điều khiển để xử lý các tác vụ thông minh hơn. Các bộ vi điều khiển là những chip nhúng, có giá thành thấp, tiêu thụ nguồn thấp, có chương trình và bộ nhớ dữ liệu được tích hợp trên hệ thống. "Đặc biệt với ngôn ngữ lập trình vi điều khiển, chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất cao cao về các chuyên gia có kinh nghiệm với ngôn ngữ Arduino thường được sử dụng trong các cảm biến và các dự án tự động hóa".

3. AutoCAD

Phần mềm thiết kế hàng đầu cho các ứng dụng kỹ thuật AutoCAD đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi số lượng và sự phức tạp của các thiết bị IoT không ngừng tăng. Các sản phẩm thông minh nối mạng thường đòi hỏi các nguyên tắc thiết kế hoàn toàn mới, chẳng hạn như các thiết kế phần cứng chuẩn hoá hoặc cho phép cá nhân hóa. "Các quá trình phát triển sản phẩm cần thoả những thay đổi thiết kế giai đoạn cuối một cách nhanh chóng và hiệu quả, đây là tình huống lý tưởng để sử dụng các tài năng tự do có kỹ năng về AutoCAD".

4. Máy học

Các thuật toán máy học (machine learning) giúp tạo ra các thiết bị, ứng dụng và các sản phẩm khác thông minh hơn bằng cách sử dụng các cảm biến dữ liệu và các thiết bị nối mạng khác. Thuật toán máy học có thể sử dụng để đưa ra dự đoán dựa vào việc xác định mô hình dữ liệu từ các thiết bị này, việc này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dữ liệu lớn và máy học. "Để có lợi thế cạnh tranh, các công ty đang tìm kiếm các nhà khoa học dữ liệu để xây dựng các thuật toán thích nghi và các tính năng phân tích dữ liệu để khai thác giá trị của dữ liệu mới này".

5. Hạ tầng an ninh

An toàn thông tin và những lo ngại về việc dữ liệu bị lộ ngày càng nhiều là một trong những trở ngại hàng đầu đối với việc phát triển IoT, theo nghiên cứu từ TEKsystems. "Các công ty có kinh nghiệm trong việc bảo mật đám mây đã mở màn tốt cho việc này, tuy nhiên quy mô và sự phức tạp của việc kết nối IoT, truyền thông và các thiết bị đầu cuối làm cho vấn đề phức tạp. Trong lĩnh vực hạ tầng an ninh, dữ liệu của chúng tôi cho thấy nhu cầu nhà phát triển và lập trình viên an ninh mạng rất lớn", Johnson nói.

6. Dữ liệu lớn (Big Data)

IoT đã làm cho lượng dữ liệu cần phân tích tăng lên rất nhiều. Các công ty cần phải thu thập tất cả dữ liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh đồng thời phải sàng lọc dữ liệu dư thừa và bảo vệ dữ liệu. Điều này đòi hỏi một cơ chế thật hiệu quả bao gồm phần mềm và các giao thức. "Khi IoT và sự sinh sôi nảy nở của dữ liệu lớn (Big Data) tiếp tục gia tăng, chúng tôi nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với các nhà khoa học dữ liệu – những người có thể thu thập, tổ chức, phân tích và kiến trúc các nguồn dữ liệu khác nhau. Trong đó, đặc biệt chúng tôi nhìn thấy nhu cầu chuyên gia có kinh nghiệm về Hadoop và Apache Spark rất mạnh", Johnson nói.

7. Kỹ thuật điện

Việc tạo ra các thiết bị nối mạng thế hệ tiếp theo đòi hỏi cả phần mềm và chuyên môn kỹ thuật điện. "Các kỹ sư điện được đưa vào để giúp phát triển thiết bị nhúng cho các ứng dụng điện thoại di động, kỹ thuật vi ba và vô tuyến (RF)/analog cho các hệ thống thông tin liên lạc và GPS trên những thiết bị này".

8. Kỹ thuật bảo mật

An ninh là một mối quan tâm rất lớn trên thị trường IoT. Nhiều vụ vi phạm dữ liệu đã nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề bảo mật dữ liệu và sự riêng tư có thể xảy ra nếu một thiết bị nối mạng bị vi phạm hoặc bị hack và dữ liệu bị lộ. "Để giúp giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng, các công ty đang đổ tiền vào kỹ thuật bảo mật để tiến hành đánh giá chuyên sâu nhằm xác định cả các mối đe dọa bảo mật vật lý và logic đối với các hệ thống nhúng như bộ điều khiển cục bộ và xác định các rủi ro ở cấp độ thiết bị. Chúng tôi nhìn thấy nhu cầu mạnh mẽ về các chuyên gia có kinh nghiệm phân tích an ninh và đánh giá lỗ hổng ", Johnson nói.

9. Node.js

Node.js là môi trường mã nguồn mở cho phát triển web phía máy chủ được sử dụng để quản lý các thiết bị nối mạng như Arduino và Raspberry Pi. Với sự sẵn có các bo mạch như Raspberry Pi, Node.js đang trở thành một lựa chọn cho các nhà phát triển tìm cách tận dụng chuyên môn hiện có của họ trong việc xây dựng ứng dụng IoT. "Node.js còn yêu cầu tài nguyên rất thấp, một tính năng mà các nhà phát triển đã khai thác trong các tình huống IoT thiên về dữ liệu. Từ các thiết bị đeo đến giao tiếp máy-to-máy, Node.js đang nhanh chóng trở thành ngôn ngữ và nền tảng lựa chọn cho IoT".

10. Phát triển GPS

Thị trường GPS đang hồi sinh, nhờ IOT. Đặc biệt là các thiết bị đeo, xe thông minh và các công ty hậu cần. Hãng phân tích ABI dự đoán thị trường GPS sẽ đạt ra 3,5 tỷ USD vào năm 2019 khi doanh nghiệp và người tiêu dùng đón nhận các thiết bị nhận biết vị trí. "Điều này đang tạo nên nhu cầu về các chuyên gia có thể phát triển công nghệ hỗ trợ GPS".

Theo PCWorld

 

Tin liên quan

27/05/2022

Ransomware là gì? Cách ngăn chặn mã độc tống tiền hiệu quả

Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm, mã hóa dữ liệu quan trọng khiến người dùng không thể truy cập và yêu cầu tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập

30/09/2024

Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”

Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.

13/10/2022

Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain

Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.

04/04/2022

Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud

Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối

25/01/2024

Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?

Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm

27/08/2024

Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.

22/04/2022

Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.

08/05/2022

VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động

Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!

08/01/2022

ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider

Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.

06/09/2024

Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.