3 lợi ích nổi bật của Software-Defined Storage có thể mang lại cho doanh nghiệp

16/05/2022

Software-Defined Storage (SDS) là một kiến trúc lưu trữ tách biệt phần mềm lưu trữ khỏi phần cứng của nó. Không giống như hệ thống lưu trữ gắn liền với mạng (NAS) hoặc hệ thống mạng vùng lưu trữ (SAN), Software-Defined Storage thường được thiết kế để hoạt động trên bất kỳ hệ thống x86 hoặc tiêu chuẩn ngành nào, loại bỏ sự phụ thuộc của phần mềm vào phần cứng độc quyền. Vậy việc sử dụng giải pháp Software-Defined Storage này doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích cụ thể gì? Hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

3 lợi ích tiêu biểu của Software-Defined Storage

3 lợi ích tiêu biểu của Software-Defined Storage

Tổng quan về Software-Defined Storage

Không giống như các hệ thống SANNAS nguyên khối, Software-Defined Storage (SDS) cho phép người dùng và doanh nghiệp tách bạch hoàn toàn tài nguyên lưu trữ ra khỏi nền tảng phần cứng giúp mang lại tính linh hoạt, hiệu quả và khả năng mở rộng nhanh hơn. Các yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng của giải pháp Software-Defined Storage thường bao gồm: 

+ Với sự tăng trưởng “bùng nổ” của dữ liệu phi cấu trúc, tạo ra nhu cầu lớn về kiến ​​trúc lưu trữ có khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng.

+ Khả năng đáp ứng phần cứng máy chủ có hiệu năng cao cho các bộ vi xử lý đa nhân.

+ Đáp ứng tốt cho các nhu cầu ảo hóa nói chung trong các hệ thống máy chủ, desktop, ứng dụng và network.

+ Và cuối cùng là “sự lên ngôi” của công nghệ Điện toán đám mây - Cloud Computing.

Cách thức hoạt động của Software-Defined Storage 

Software-Defined Storage (SDS) là một cách tiếp cận để quản lý dữ liệu trong đó tài nguyên lưu trữ dữ liệu được trừu tượng hóa từ phần cứng lưu trữ vật lý bên dưới và do đó nó có tính linh hoạt hơn. Tính linh hoạt của tài nguyên được kết hợp với khả năng lập trình sẽ cho phép việc lưu trữ dữ liệu nhanh chóng và tự động thích ứng với các nhu cầu mới. Khả năng lập trình này bao gồm quản lý tài nguyên dựa trên chính sách, cung cấp tự động và tự điều chỉnh lại dung lượng lưu trữ.

Bản chất độc lập với phần mềm của mô hình triển khai Software-Defined Storage này cũng tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho SLA và QoS, đồng thời làm cho việc triển khai bảo mật, quản trị và bảo vệ dữ liệu trở nên dễ dàng hơn nhiều. Thực tế cho thấy, khi được quản lý đúng cách, giải pháp Software-Defined Storage này sẽ giúp nâng cao đáng kể hiệu suất, tính khả dụng và hiệu quả triển khai.

Dịch vụ lưu trữ toàn diện trên nền tảng Điện toán đám mây tại Viettel IDC

Dịch vụ lưu trữ toàn diện trên nền tảng Điện toán đám mây tại Viettel IDC

Người dùng nhận được lợi ích gì khi sử dụng Software-Defined Storage?

Thứ nhất: Cải thiện khả năng làm việc của phần cứng có sẵn 

Đương nhiên cải thiện hiệu quả làm việc là một trong những lợi ích nổi bật nhất của Software-Defined Storage (SDS) mà ta không thể không nhắc đến. Về vấn đề này, bạn có thể hình dung khi các tủ đĩa làm việc rời rạc sẽ xảy ra tình trạng quá tải ở một số tủ trong khi có một số tủ khác vẫn còn dư giả nhiều dung lượng lưu trữ. Tuy nhiên, đối với Software-Defined Storage sẽ giúp người dùng giải quyết được vấn đề này khi nó có khả năng gộp các tủ đĩa lại với nhau, xác định vị trí tài nguyên có thể sử dụng và tùy chọn phân luồng lưu trữ.

Lúc này, không gian lưu trữ của các tủ đĩa không phải là các thành phần độc lập nữa mà tập trung vào một “lượng tài nguyên chung” để cùng chia sẻ với các ứng dụng. Ngoài ra, các tính năng được xây dựng độc lập với phần cứng nên việc thêm tính năng mới trên Software-Defined Storage cũng được thực hiện nhanh chóng hơn tủ đĩa chuyên dụng. 

Thứ hai: Dễ dàng mở rộng hạ tầng lưu trữ

Như Viettel IDC đã đề cập ở trên, Software-Defined Storage sẽ tách bạch hoàn toàn tài nguyên lưu trữ ra khỏi nền tảng phần cứng nên người dùng có thể thêm, thay thế hay mở rộng phần cứng một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không bị lệ thuộc vào nhà cung ứng thiết bị lưu trữ chuyên dụng nữa.

Giải pháp Software-Defined Storage này sẽ “làm lu mờ” đi sự phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng bằng cách tạo ra một lớp kết nối giữa các phần cứng khác nhau và giúp các tủ đĩa này vẫn có thể tương tác với nhau, và được quản trị trên một nền tảng phần mềm duy nhất (đó chính là Software-Defined Storage). 

Thứ ba: Tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng

Lợi ích nổi bật cuối cùng của Software-Defined Storage (SDS) mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả trong bài viết này chính là tối ưu chi phí đầu tư. Về cơ bản, Software-Defined Storage sẽ tạo điều kiện cho người dùng thoải mái chọn lựa phần cứng, tận dụng những tủ đĩa cũ đang có khi nâng cấp hệ thống hay kết nối hệ thống đang có với hệ thống mới khiến cho chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm đi đáng kể.

Lời kết

Như bạn thấy đấy, việc áp dụng giải pháp Software-Defined Storage (SDS) có thể mang lại rất nhiều những lợi ích cho các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Thật tuyệt vời khi hiện tại Viettel IDC đang cung cấp đến khách hàng dịch vụ Cloud Object Storage - giải pháp lưu trữ toàn diện cho doanh nghiệp trên nền tảng Điện toán đám mây. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin bên dưới bài viết nhé.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Object Storage tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link