An toàn thông tin là gì? Có những mối đe dọa ATTT nào?

23/08/2024

An toàn thông tin là yếu tố cốt lõi để bảo vệ doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số, ngăn chặn rủi ro bị đánh cắp thông tin từ những cuộc tấn công mạng. Vậy an toàn thông tin là gì? Hiện nay có những mối đe dọa an toàn thông tin nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

an toàn thông tin là hành động ngăn chặn sự truy cập trái phép

An toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin là những hành động nhằm ngăn chặn sự truy cập, chia sẻ, tiết lộ, sử dụng hoặc phá huỷ thông tin khi chưa được sự cho phép từ chủ sở hữu. Đồng thời, đảm bảo thông tin được nguyên vẹn, bảo mật và khả dụng. 

Trong đó:

- Nguyên vẹn: Đảm bảo thông tin không bị thay đổi hoặc chỉnh sửa trái phép.

- Bảo mật: Đảm bảo thông tin chỉ được truy cập và sử dụng bởi những người có thẩm quyền.

- Khả dụng: Đảm bảo thông tin được truy cập và sử dụng ngay khi cần thiết.

Đảm bảo an toàn thông tin là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển. Bởi khi thông tin bị đánh cắp hoặc thay đổi trái phép, doanh nghiệp sẽ gặp phải những hậu quả nặng nề như lộ bí mật kinh doanh, mất uy tín với khách hàng, nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật,...

Xem thêm: 

- Tại sao giám sát an toàn thông tin cho doanh nghiệp lại quan trọng?

- Lý do doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ an toàn thông tin mạng

Có những mối đe dọa an toàn thông tin nào?

Những cuộc tấn công mạng nhằm xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu và hạ tầng của doanh nghiệp chính là mối đe dọa an toàn thông tin lớn nhất. Hacker có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để gây hại cho doanh nghiệp trên không gian mạng, trong đó phổ biến nhất là:

1. Phần mềm độc hại (Malware)

Phần mềm độc hại là những chương trình phần mềm được thiết kế để xâm nhập, gây hại hoặc chiếm quyền kiểm soát của hệ thống máy tính. Từ đó, tin tặc có thể xóa hoặc mã hoá dữ liệu, đánh cắp thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp. 

2. Mã độc tống tiền (Ransomware)

Mã độc tống tiền là một dạng phần mềm độc hại, xâm nhập vào hệ thống và mã hoá toàn bộ thông tin quan trọng khiến doanh nghiệp không thể truy cập được. Kẻ tấn công sẽ yêu cầu doanh nghiệp trả một khoản tiền chuộc để khôi phục quyền truy cập, nếu không dữ liệu sẽ bị công khai hoặc xoá vĩnh viễn.

3. Lừa đảo qua mạng

Lừa đảo qua mạng là hình thức sử dụng các phương tiện trực tuyến như email, tin nhắn, mạng xã hội để thực hiện hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp. Sau đó, đánh cắp, phá huỷ thông tin hoặc sử dụng ransomware để yêu cầu doanh nghiệp trả tiền chuộc. 

4. Tấn công có chủ đích (APT - Advanced Persistent Threat)

Tấn công có chủ đích là loại tấn công mạng tinh vi nhất, được lên kế hoạch kỹ lưỡng và thực hiện kiên trì để xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp. Hacker đã nghiên cứu, tấn công các lỗ hổng bảo mật mà không bị phát hiện bởi bất kỳ biện pháp phòng thủ nào.

5. Lừa đảo phi kỹ thuật (Social engineering)

Đây là hình thức tấn công mạng nhắm vào tâm lý con người thay vì trực tiếp khai thác lỗ hổng kỹ thuật của hệ thống. Những kẻ tấn công thường giả mạo doanh nghiệp, người thân, bạn bè hoặc nhân viên ngân hàng. Sau đó, lợi dụng sự tin tưởng và thiếu hiểu biết của người dùng để lừa họ cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu hoặc cài đặt phần mềm xấu. 

6. Tấn công chuỗi cung ứng (Supply chain attack)

Tấn công chuỗi cung ứng là loại tấn công mạng nhắm vào đối tác, nhà cung cấp của doanh nghiệp. Từ những lỗ hổng bảo mật trong chuỗi cung ứng, tin tặc sẽ xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp. 

7. Mối đe dọa từ chính nội bộ doanh nghiệp

Mối đe dọa từ nội bộ là rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng nhất đối với doanh nghiệp. Những người có quyền truy cập như nhân viên, khách hàng,... đã hiểu rõ về hệ thống nên rất dễ xâm nhập để gây hại. Đồng thời, việc phát hiện ra hành động tấn công này cũng khó khăn và tốn thời gian hơn.

Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp nhân viên vô ý đăng thông tin nhạy cảm lên tài khoản đám mây cá nhân, bấm vào đường link lạ hoặc tải phần mềm độc hại. Kẻ xấu sẽ lợi dụng điều này để xâm nhập vào hệ thống máy tính của doanh nghiệp.

tồn tại rất nhiều mối đe dọa an toàn thông tin

Xem thêm: Những vấn đề đe dọa đến an toàn thông tin của doanh nghiệp

vSOC - Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp

Để đảm bảo an toàn thông tin và tránh rủi ro bị đánh cắp dữ liệu, doanh nghiệp hãy sử dụng giải pháp Viettel vSOC. Đây là một trong những công nghệ tiên phong trên thị trường giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện hành vi bất thường và tự động phản ứng lại các mối đe dọa bảo mật. Bên cạnh đó, Viettel vSOC còn sở hữu nhiều tính năng và ưu điểm nổi bật như:

- Nền tảng Next-Gen Open XDR: Viettel vSOC sử dụng công nghệ AI, Big Data, Threat Intelligence, SOAR, SANDBOX, UEBA, anti-Phishing, Deception, NTA để tự động thu thập thông tin, điều tra phân tích và phản ứng lại với các mối đe dọa. Nhờ đó, thời gian trung bình để phát hiện sự cố sẽ nhanh hơn gấp 8 lần, thời gian phản ứng lại sự số giảm 20 lần.

- Giám sát toàn diện 24/7: Thực hiện giám sát 24/7/365 để nhanh chóng phát hiện các mối đe dọa trên hệ thống an ninh mạng.

- Săn tìm và cảnh báo các mối đe dọa: Dựa trên công nghệ Machine Learning, AI, Big Data, Viettel vSOC sẽ chủ động truy vết các hành vi bất thường hoặc tìm kiếm lỗ hổng bảo mật. 

- Tự động phản ứng lại những mối đe dọa bảo mật: Sau khi điều tra, Viettel vSOC sẽ loại bỏ những dấu hiệu cảnh báo giả. Bên cạnh đó, sử dụng module SOAR để tự động phản ứng lại những mối đe dọa đến hệ thống an ninh mạng của doanh nghiệp. 

- Kịp thời xử lý và gửi cảnh báo bảo mật: Trong trường hợp phát hiện sự cố, đội ngũ nhân sự của Viettel sẽ nhanh chóng điều tra, cô lập phạm vi bị tấn công và gửi thông tin cảnh báo đến doanh nghiệp để kịp thời xử lý. 

- Quản trị tập trung và cá nhân hóa: Viettel vSOC cung cấp giao diện quản trị tập trung giúp doanh nghiệp giám sát toàn diện. Đặc biệt, hỗ trợ xác thực 2 yếu tố (2FA) và cá nhân hóa giao diện cho từng khách hàng.

- Tối ưu chi phí, cài đặt dễ dàng: Dịch vụ Viettel vSOC giúp doanh nghiệp tăng cường an toàn thông tin, tối ưu quy trình xử lý sự cố. Từ đó, tiết kiệm chi phí và nguồn lực để tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Không những vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng cài đặt Viettel vSOC lên hạ tầng và bắt đầu sử dụng chỉ sau vài ngày.

- Linh hoạt cung cấp với số lượng thiết bị nhỏ: Dịch vụ Viettel vSOC sẵn sàng cung cấp cho cả những KH có số lượng máy thấp nhất (1 server/PC hoặc 1 máy ảo), đảm bảo rằng bất kỳ khách hàng nào cũng có thể sử dụng vSOC chất lượng cao để giám sát ATTT.

- Đáp ứng thông tư nghị định nhà nước: Viettel vSOC đáp ứng Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, tiêu chuẩn PCI DSS và ISO 27001:2022.

Để được tư vấn chi tiết về Viettel vSOC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC thông qua:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link