Báo cáo về thị trường Điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2020

05/01/2021

Thị trường Điện toán đám mây năm 2020 đã được những chuyên gia trong ngành dự đoán trước về sự bùng nổ phát triển, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm đến nay khiến nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chính vì điều này, thị trường Điện toán đám mây đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt được những thành công nhất định, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam trong năm nay.

Báo cáo thị trường Điện toán đám mây năm 2020 tại Việt Nam

Tổng quan năm 2020

Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước lượng đạt 40 tỷ đô trong năm 2025, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây, từ năm 2010 đến 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 64.4%

Có thể trong tương lai ngắn, thị trường Điện toán đám mây sẽ được phát triển mạnh mẽ. Dấu hiệu rõ nhất để thể hiện dự đoán này sẽ thành hiện thực đó là vì đa số các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có hiểu biết nhất định về những kiến thức cơ bản của Điện toán đám mây.

Chính vì vậy, việc thị trường điện toán đám mây năm 2020 trở nên bùng nổ và sôi động là điều đã được dự báo từ trước với các "con số biết nói" minh chứng cho điều này. Có tổng số hơn 72% làn sóng ủng hộ điện toán đám mây trên thị trường, cụ thể như sau:
- 25% thị trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đám mây.
- 14% thị trường cho biết họ sẽ sử dụng Điện toán đám mây sau thời gian tìm hiểu.
- 39% thị trường đã triển khai và đang sử dụng Điện toán đám mây.
- 19% thị trường còn lại đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Điện toán đám mây và đã lên kế hoạch phát triển, sử dụng lâu dài trên thị trường Điện toán đám mây trong các năm tiếp theo.
- 3% còn lại cho biết họ hoàn toàn không có dự định triển khai dự án đám mây.

 

Khó khăn của thị trường Điện toán đám mây 2020

Dù Thị trường điện toán đám mây vẫn đang trong giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó như:
- Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển một cách đồng bộ để có thể vận hành đám mây trơn tru
- Vẫn còn một số doanh nghiệp, khách hàng chưa có sự tin tưởng vào dịch vụ, các nhà cung cấp Điện toán đám mây
- Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu nước ta còn nhiều thiếu sót
- Chi phí sử dụng, đầu tư cao so với quy mô công ty và quy mô của thị trường Điện toán đám mây
- Không cạnh tranh lại các công ty dịch vụ Điện toán đám mây nước ngoài
- Tính liên kết giữa các nhà cung cấp với nhau còn chưa được vững mạnh
- Không có tính sáng tạo, không thu hút, gây kích thích được các doanh nghiệp sử dụng

Trong năm 2018, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây với số điểm là 41/100. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016 Việt Nam đạt kỷ lục có mức độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN với mức tăng trưởng là 64,4% (so với mức phát triển trung bình của cả khối ASEAN là 49.5%). 

Tuy số liệu tăng trưởng khả quan là thế nhưng doanh thu mà thị trường Điện toán đám mây mang về còn rất thấp. Cụ thể là vì các doanh nghiệp chỉ chấp nhận chi trả trung bình 1,7$/năm/người cho việc sử dụng đám mây (số liệu từ năm 2016).

Nếu so sánh mức chi phí này với Singapore thì họ chấp nhận chi tiêu cho việc sử dụng dịch vụ đám mây gấp 107 lần so với nước ta. Malaysia gấp 6,5 lần, Thái gấp 2,4 lần và Philippines gấp 1,3 lần Việt Nam.

Tín hiệu tốt là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ đám mây vì họ đã dần nhìn nhận được những lợi ích mà dịch vụ này đem lại. Theo báo cáo, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Điện toán đám mây có thể tiết kiệm lên đến 40% chi phí dự định tự đầu tư, rút ngắn thời gian dự án từ 1 tháng đến 1.5 tháng, không còn tốn chi phí về nhân sự, bảo hành, bảo trì hệ thống…

Lợi thế của thị trường điện toán đám mây 2020

Tuy thị trường Điện toán đám mây 2020 ở Việt Nam còn chưa được đầu tư với quy mô lớn để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nhưng trong thời đại công nghệ lên ngôi, xu hướng thị trường cũng đang dần chuyển sang công nghệ AI thì việc bùng nổ thị trường Điện toán đám mây là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Có 3 nhóm nhà cung cấp dịch vụ chính trong thị trường Điện toán đám mây năm trong năm 2020, đó là:
- Doanh nghiệp cung cấp nước ngoài
- Doanh nghiệp lớn trong nước tự thực hiện dự án Điện toán đám mây
- Doanh nghiệp nhỏ lẻ, Startup cung cấp dịch vụ đám mây 

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây như Google, Microsoft có lợi thế hơn trong việc triển khai các dự án liên quan vì họ không những có nguồn vốn dồi dào mà họ còn có nhiều kinh nghiệm và đã dành rất nhiều thời gian cho nó hơn các công ty tại Việt Nam. Dù là vậy như những công ty nước ta cũng đã từng bước tích cực tiến lên trong thị trường Điện toán đám mây năm 2020 vừa qua.

Lợi thế về chi phí băng thông

Bài toán chi phí về băng thông khá rõ ràng, đối với các doanh nghiệp sử dụng các Server ở nước ngoài, khi truyền tải dữ liệu chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều khu sử dụng hạ tầng đám mây.

Nếu sử dụng dịch Điện toán đám mây của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây trong nước thì chi phí chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều (rơi vào khoảng 50%). Lý do là vì lượng Server/người nhiều hơn dẫn đến việc đường truyền rẻ hơn, ổn định hơn.

Ngoài ra, nếu sử dụng Điện toán đám mây tại các doanh nghiệp cung cấp trong nước thì sẽ đc hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí là nhận được sự hỗ trợ tức thì.

Lợi thế về chi phí có thể rõ ràng nhận thấy khi người dùng không cần phải lắp đặt phần cứng hay bất kỳ phần mềm nào. Ngoài ra các doanh nghiệp với nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ dữ liệu và làm việc từ xa cũng là nhân tố góp phần cho sự phát triển của các dịch vụ đám mây trong năm nay.

Sau đại dịch Covid-19, thống kê cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng đám mây nhiều hơn. Dữ liệu từ các doanh nghiệp được lưu trữ và thu về hiệu quả hơn. Vai trò thực thụ của những doanh nghiệp cung cấp Điện toán đám mây là giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng đám mây và hỗ trợ những lúc thật sự cần thiết.

Lợi thế về tiềm năng kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây

Việc kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây là một nước khá thông minh của giới công nghệ trong thế giới. Các chuyên gia trên thế giới đánh giá thị trường điện toán đám mây năm 2020 tại Việt Nam đang trong thời điểm sớm để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI). Điều đó sẽ giúp Việt Nam có không gian để phát triển, thay đổi và ứng dụng AI trong tương lai.

Vì vậy, việc có thể sớm nhận thức và triển khai kế hoạch dự án kết hợp giữa công nghệ AI và Điện toán đám mây sẽ là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với thế giới. Dù Việt Nam chỉ là một thị trường với quy mô không lớn nhưng với bước đi sớm, có kế hoạch sớm trong năm 2020 thì trong tương lai, thị trường Điện toán đám mây sẽ phát triển nhanh chóng.

Hiện nay thị trường Điện toán đám mây của Việt Nam đã có khả năng tính toán, tiếp nhận và xử lý dữ liệu,… Có thể nói Điện toán đám mây Việt Nam đã trang bị đủ và sẵn sàng cho việc bùng nổ.

Trong 2-3 năm tới, thị trường Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa và sẽ đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.

 

Để tìm hiểu thêm thêm về các dịch vụ Điện toán đám mây, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

06/04/2023

SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp

Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

04/04/2023

​7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation

Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.

05/04/2023

Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.

04/04/2023

Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC

SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

03/04/2023

Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?

Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!

02/04/2023

Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?

Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!

01/04/2023

Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?

Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.

// doi link