Các loại plugin làm chậm website, tốn tài nguyên host
19/10/2019Vậy các loại plugin đó là gì? Có nên dùng hay không? Cùng Viettel IDC tìm hiểu để sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Lý do làm chậm website do dùng nhiều plugin WordPress là lý do quá rõ ràng ai cũng biết, dĩ nhiên khi mà website càng ít plugin thì nó sẽ càng tiết kiệm được thời gian để nó tải đến người dùng. Nhưng bạn có biết rằng, không chỉ dùng nhiều plugin mới làm chậm website mà thậm chí website của bạn cũng vẫn có thể bị chậm nếu dùng vài plugin khi mà mỗi plugin đó chiếm quá nhiều tài nguyên trên host để xử lý.
a. Các loại plugin làm chậm website, gây tốn tài nguyên host
1. Các plugin bài viết liên quan
Đây là loại plugin hầu như ai cũng cần sử dụng vì nó sẽ giúp tăng liên kết nội bộ, tăng pageview và giảm bounce rate trên website một cách đáng kể.
Nhưng nếu website bạn đang có hơn 1000 bài viết, hãy thận trọng nếu bạn cần giải pháp dùng plugin tạo bài viết liên quan sử dụng tài nguyên của host như plugin Yet Another Related Post chẳng hạn.
Mỗi khi nó xử lý tìm ra được các bài liên quan thì nó phải thông qua khá nhiều query gửi tới cơ sở dữ liệu, sau đó sẽ tách nội dung ra và lựa chọn các bài có độ liên quan cao nhất mà hiển thị, chưa kể nó sẽ hiển thị dạng random nên mỗi lần F5 là nó sẽ phải truyền dữ liệu từ database về.
Giải pháp thay thế
Để khắc phục điều này, bạn nên sử dụng các giải pháp tạo bài liên quan bên ngoài như dịch vụ Related, OutBrain, Reverb, Contextly.
2. Các plugin backup dữ liệu
Thật buồn, một trong các loại plugin quan trọng nhất lại nằm trong danh sách tốn nhiều tài nguyên của máy chủ nhất.
Các plugin này thường có nhiệm vụ là nén tất cả dữ liệu trên host thành file zip, nén database, backup theo lịch, xuất dữ liệu nên thường là nó sẽ làm việc rất kém nếu dữ liệu của website bạn có dung lượng tầm vài trăm MB trở lên.
Nhưng may mắn là nếu bạn có một host mạnh thì cũng không cần lo lắng lắm, mình đã thử và nó có thể truy xuất tầm 500MB dữ liệu.
Giải pháp thay thế
Sử dụng dịch vụ VaultPress hoặc Cloud Backup của Viettel IDC để backup dữ liệu.
3. Các plugin đếm lượt truy cập
Đây là một trong những tính năng mà nhiều người cần để hiển thị lượt xem bài trong mỗi bài viết, thật hấp dẫn phải không. Nhưng tiếc là nó tốn tài nguyên quá, chưa kể sẽ bị xung đột với các plugin cache.
Hãy thử tưởng tượng website bạn có 15.000 pageviews/ngày, tức là mỗi ngày nó sẽ thực thi code đếm lượt đến 15.000 lần, chắc bạn cũng đã hình dung ra vì sao nó lại tốn tài nguyên.
Giải pháp thay thế
Thật sự không cần thiết lắm nên cũng không cần dùng đến.
4. Các plugin tác động liên tục đến máy chủ và database
Những plugin dạng này thường gửi một loạt dữ liệu lớn đến database một cách rất thường xuyên, ví dụ như:
- Broken Link Checker – Kiểm tra link bị 404.
- Google XML Sitemaps – Tạo XML sitemap.
- Các plugin auto blog (tự động lấy bài).
- SEO Auto Links hoặc các plugin tương tự
- SEO Search Term Tagging 2.
- ……
5. Các plugin gửi email số lượng lớn
Có khá nhiều người chọn giải pháp cài các plugin hỗ trợ Email Marketing thay vì phải bỏ tiền sử dụng các dịch vụ như Mailchimp hay Getresponse. Một plugin được nhiều người chọn nhất là WP Mailing List.
Nhưng điều này không bao giờ được khuyến khích, dù bạn có đang sử dụng VPS đi chăng nữa vì mỗi lần nó gửi email, vài chục thì không sao nhưng nếu bạn có list tầm vài trăm vài nghìn email thì rất có thể nó sẽ bị treo giữa chừng khi nó chưa kịp gửi đi.
Giải pháp thay thế
Nếu đã chấp nhận làm email marketing thì nên dùng Mailchimp, Getresponse thay vì tự host, bạn sẽ có nhiều chức năng hay ho hơn nữa.
6. Các plugin chèn watermark
Không chỉ tốn bộ nhớ mỗi lần nó xử lý để đóng watermark vào ảnh, mà nó còn “giúp” host bạn ngày càng nặng hơn do mỗi lần chèn watermark, nó vẫn sẽ lưu ảnh gốc và sinh ra thêm một bản sao đã chứa watermark.
Điều này vô cùng nguy hiểm nếu bạn có bật chức năng thumbnail trên website, ví dụ như mỗi tấm ảnh bạn upload lên thì nó sẽ tự sinh ra 3 size khác nhau. Và khi bạn sử dụng các plugin chèn watermark thì bản sao nó cũng sẽ tự sinh ra 3 size khác nhau, thành ra bạn sẽ có 5 tấm ảnh thừa cho mỗi bức ảnh tải lên.
Giải pháp thay thế
Tự đóng watermark ở máy tính trước khi upload lên, có rất nhiều phần mềm miễn phí hỗ trợ bạn đóng watermark lên ảnh hàng loạt.
b. Làm sao kiểm tra plugin nào gây chậm website và tốn tài nguyên của bạn?
Nếu bạn muốn tự mình kiểm tra xem plugin nào làm chậm website thì có thể sử dụng plugin P3 Profile để phân tích tốc độ website và nhận báo cáo chi tiết thời gian tải của từng plugin. Plugin nào bạn thấy nó tải lâu quá thì cần nên xem xét lại.
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.