Các tiêu chuẩn TTDL: BICSI 002 & TIA -942 hỗ trợ lẫn nhau

07/03/2019

Khi nhìn vào sự phức tạp của các trung tâm dữ liệu (TTDL) và số lượng ứng dụng khổng lồ mà chúng ta đang hỗ trợ hiện nay: WAN, LAN, SAN, video, các thiết bị ngoại vi và độc quyền, một số hệ thống tòa nhà… thật đáng kinh ngạc khi nhận ra ANSI/TIA-942 – tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng viễn thông đầu tiên cung cấp giải pháp cáp kiến trúc cho các TTDL chỉ mới hoàn thành 12 năm về trước, năm 2005. Đến thời điểm đó, mọi người đểu sử dụng hệ thống cáp độc quyền, điểm đến điểm để kết nối các máy tính lớn, máy tính mini và thiết bị ngoại vi.

Vào những năm 2000, ngành công nghiệp đã tái tổ chức các TTDL và đặt ra các nguyên tắc sắp xếp cáp cấu trúc liên quan. Điều này xuất phát từ những cải tiến trong TTDL nhằm hỗ trợ tốc độ cao hơn, đồng thời để quản lý không gian sàn hiệu quả hơn.

Các TTDL đòi hỏi tuân thủ các quy định khắt khe chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn

Có nhiều lợi thế khi sử dụng cáp cấu trúc trong TTDL.

-  Cáp được sử dụng cho nhiều ứng dụng, thay vì chỉ lắp đặt cho một ứng dụng và sau đó loại bỏ.

- Cấu trúc thức bậc giúp dễ quản lý và khắc phục sự cố trong TTDL

-  Có thể thêm kết nối cho thiết bị mới bằng cách sử dụng các dây đầu nối

-  Kiến trúc cáp hỗ trợ các giao thức có tốc độ cao hơn

Điểm mấu chốt: sử dụng cáp cấu trúc trong TTDL giúp đơn giản hóa việc quản lý và khắc phục sự cố, đồng thời tăng thời gian hoạt động cho hệ thống mạng.

Một tiêu chuẩn khác của Mỹ về TTDL là ANSI/BICSI 002, cách thực hành tốt nhất về thiết kế và triển khai TTDL. Tiêu chuẩn này được xuất bản lần đầu năm 2010, cập nhật năm 2014, giúp giải quyết các nhu cầu, cung cấp khuyến nghị và thông tin bổ sung khi cần lập kế hoạch và xây dựng một TTDL. Được xem là tiêu chuẩn bổ sung cho các chuẩn hiện có như TIA-942, ANSI/BICSI 002 gồm nhiều chủ đề như tùy chọn địa điểm, cách bố trí, hệ thống quản lý nhiệt và bảo mật hệ thống.

Những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế cơ sở hạ tầng cáp viễn thông (như thệ thống cáp, đường dẫn, không gian CNTT) nên sử dụng cả TIA-942-B và BICSI 0022014. BICSI 002 có thể được sử dụng để hiểu thêm nhiều khía cạnh khi thiết kế TTDL, giúp người dùng đưa ra quyết dịnh sáng suốt khi cần tham khảo các thiết kế theo những tiêu chuẩn khác.

Tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu TIA

TIA – 942 là tiêu chuẩn đầu tiên được phát triển bởi một tổ chức tiêu chuẩn chuyên ngành, giúp xác định một cơ sở hạ tầng TTDL trong thực tế. Quá trình hoàn thành tiêu chuẩn này mất gần 5 năm, với sự tham gia của hàng loạt các chuyên gia gồm các nhóm kỹ sư điện và điện tử, các nhà tổ chức TTDL. Hầu hết các thành viên tham gia đến từ Mỹ và Canada, có thêm một số thành viên từ các quốc gia khác. Tương tự các tiêu chuẩn khác, TIA – 942 liên tục được cập nhật, sửa đổi. TIA – 942 – B được phê duyệt xuất bản vào tháng 6 năm 2017.

TIA – 942 quy định các yêu cầu tối thiểu đối với một cơ sở hạ tầng viễn thông TTDL và các phòng máy tính, gồm cả TTDL của doanh nghiệp và các TTDL cho thuê. Các quy định trong tiêu chuẩn đóng vai trò là một công cụ quan trọng để đánh giá các TTDL hiện có, đồng thời đặt ra những yêu cầu thiết kế đối với các TTDL tương lai.

TIA – 942 đề cập một loạt chủ đề liên quan đến cơ sở hạ tầng viễn thông cho TTDL. Ví dụ: chỉ định loại cáp được sử dụng là cáp đồng đôi xoắn Cat. 6A, 7, 8; cáp quan OM3, OM4 và OS2. Phiên bản mới nhất của chuẩn này cho phép sử dụng cáp đồng trục 75-0hm và các kết nối đã nêu trong ANSI/TIA-568.4-D, cho phép truyền tải video và các nội dung băng thông rộng khác.

Tiêu chuẩn này cũng xác định độ dài cáp và các loại cấu trúc liên kết được phép – thường là các cấu trúc theo dạng cây. Các loại đường dẫn cho phép trong TTDL cũng được mô tả chi tiết, gồm các khay cáp, ỗng dẫn, cáp quang, các yêu cầu với việc ra/vào phòng máy tính, kích thức cửa, hệ thống ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khả năng tải của sàn và các đơn vị phân phối cáp. Tiêu chuẩn còn có phần hướng dẫn làm thế nào để tăng độ dự phòng cho hệ thống cáp cấu trúc, và lựa chọn kiểu dự phòng phù hợp.

Các thông tin liên quan hiệu suất năng lượng, một vấn đề quan trọng của TTDL cũng được đề cập trong tiêu chuẩn này. Ngoài cơ sở hạ tầng viễn thông, TIA – 942 còn có một chương về cách tương tác với nhà cung cấp dịch vụ truy cập, giải thích những loại thông tin nào cần được cung cấp và những gì cần lưu ý đối với thiết bị đầu vào, rack và hệ thống cáp mà họ yêu cầu.

Tiêu chuẩn TIA – 942 – B vừa hoàn thành gần đây còn có thêm những thay đổi so với phiên bản A:

- Thêm các đầu nối MPO 16 và 32 sợi quang như một đầu nối bổ sung cho các kết nối nhiều hơn hai sợi quang. Các kết nối MPO 16 và 32 này được chuẩn hóa khi ANSI/TIA-602-18 được xuất bản.

- Thêm cáp Cat.8, và thay đổi khuyến nghị sử dụng cáp đồng Cat. 6A trở lên.

- Cho phép sử dụng thêm sợi quang OM5 (cáp quang đa mode băng rộng). TIA – 492-AAE chỉ định sử dụng OM5 – cáp quang được thiết kế để hỗ trợ ghép kênh phân chia bước sóng ngắn.

-  Một tiêu chuẩn TIA khác được ứng dụng cho TTDL là TIA – 606-C – Tiêu chuẩn quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông. Trong phiên bản mới nhất xuất bản tháng 7/2017, phụ lục D cung cấp các hướng dẫn bổ sung để quán lý cáp thông qua điều khiển từ xa. Phụ lục 1 trong ANSI/TIA – 606-B được thay thế bằng ANSI/TIA-5048, áp dụng ISO/IEC 18598 – Các hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng tự động. Đây là những cải tiến thú vị, cho phép một hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng tự động từ một nhà sản xuất tuân theo chuẩn ISO/IEC 18598 hoặc TIA – 5038 có thể giao tiếp với các hệ thống khác.

Tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu BICSI

BISCI 002 cung cấp các hướng dẫn thực hành tốt nhất để thiết kế và triển khai TTDL. Đây cũng là tài liệu tham khảo tuyệt vời cho những ai đang cần lập kế hoạch và sửa đổi TTDL. Tiêu chuẩn này được phát triển bởi một ủy ban gồm hơn 150 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới hoạt động ở nhiều lĩnh vực liên quan đến thiết TTDL. Tất cả đã tạo ra một tập tài liệu 400 trang, giúp giải quyết toàn diện nhiều vấn đề về TTDL.

Tiêu chuẩn này không nhằm thay thế các tiêu chuẩn TTDL viễn thông hiện có như ANSI/TIA-942, AS/NZS 2834, CENELEC EN 50173-5 hay ISO/IEC 24764, mà được các chủ sở hữu TTDL, kiến trúc sư, kỹ sư, các chuyên gia tư vấn... sử dụng song song dưới dạng hướng dẫn, với mục đích làm rõ hơn các yêu cầu và nhiều khía cạnh trong việc thiết kế TTDL.

BISCI 002 bổ sung cho các tiêu chuẩn hiện có bằng nhiều cách:

-  BICSI 002 cung cấp các hướng dẫn thực hành tốt nhất thay vì chỉ đưa ra yêu cầu tối thiểu, vì các trường hợp các yêu cầu kỹ thuật vượt quá yêu cầu tối thiểu. Ví dụ: TIA-942 quy định chiều cao trần tối thiểu là 2.6 mét, còn BICSI 002 yêu cầu chiều cao tối thiểu lên đến 3 mét và đè xuất tốt nhất là từ 4.5 mét trở lên.

- BICSI 002 đề cập những chủ đề chỉ được giải quyết ngắn gọn hoặc không được đề cập trong các tiêu chuẩn khác, và chủ yếu đề cập khía cạnh thiết kế TTDL hơn là khía cạnh viễn thông.

- BICSI 002 là một tiêu chuẩn toàn diện, gồm một loạt chủ đề về mọi đối tượng liên quan trong các TTDL.

BICSI 002 đề cập nhiều chủ đề liên quan đến thiết kế TTDL, gồm: quy hoạch không gian, lựa chọn địa điểm, kiến trúc, kết cấu, điện, cơ khí, chống cháy, an ninh, xây dựng hệ thống tự động hóa, viễn thông, vận hành, bảo trì TTDL, quá trình thiết kế và độ tin cậy của hệ thống.

BICSI hiện đang phát triển một tiêu chuẩn mới, BICSI 009, vận hành TTDL, là một tài liệu tham khảo về cách vận hành và bảo trì TTDL đã được triển khai. Ủy ban tiêu chuẩn mới gồm những thành viên từ nhiều tổ chức và quốc gia khác nhau, tìm hiểu các vấn đề quản trị, quy trình vận hành chuẩn, thủ tục bảo trì, thủ tục điều hành khẩn cấp và quản lý TTDL.

Sử dụng tiêu chuẩn để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy

Các tiêu chuẩn có nhiều giá trị hơn là chỉ cung cấp thông số để thiết kế nên một TTDL hiệu quả. Tiêu chuẩn còn cung cấp các hướng dẫn thực hành để cải tiến hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống, hai yếu tố giúp cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hai khâu quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khi thiết kế và bảo trì TTDL là ghi nhãn và quản lý và làm mới chu kỳ sống của thiết bị.

Ghi và quản lý nhãn

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhanh chóng tìm ra nguồn gốc vấn đề và cải thiện độ sẵn sàng cho hệ thống là tuân theo những quy định về ghi nhãn và tài liệu, được quy định trong ANSI/TIA 006-B hoặc ANSI/TIA-606-C mới xuất bản. TIA-660 gồm nhiều quy trình ghi và quản lý nhãn trong các môi trường TTDL, hệ thống nối và tiết dất, PoE và một số hệ thống.

Một cách để tổ chức TTDL hiệu quả là thiết lập một sơ đồ ghi nhãn dựa trên trục tọa độ sử dụng, với số là trục X và chữ cái là trục Y, giúp nhận diện một hệ thống cáp hiệu quả. Đánh nhãn tất cả các tủ rack với mã số ID ở cả mặt trước và mặt sau.

Mỗi thanh đấu nối có thể được xác định dựa theo ID của tủ rack, kế đến là một gạch ngang và số đơn vị rách (RU) trên cùng thanh đấu nối trong rack. Cách ghi này giúp dẽ đàng xác định vị trí thanh đấu nối theo tên.

Khi ghi nhãn cáp đấu nối, cầu lưu ý để nhãn ở vị trí đọc được mà không cần   ngắt kết nối cáp. Nên sử dụng nhãn chất lượng cao và được in bằng máy. Điều quan trọng khi ghi nhãn là cần có thông tin cụ thể ở cả hai đầu cáp. Nếu một đầu cuối bị ngắt kết nối và có quá nhiều cổng, sẽ rất khó phân biệt cổng nào cần được cắm vào đâu khi các nhãn giống nhau trên cả hai đầu cáp. Do đó, thứ tự nên được đảo ngược ở mỗi đầu.

Điều quan trọng là chọn được một phương pháp ghi nhãn phù hợp tiêu chuẩn quy định và sử dụng phương pháp đó nhất quán trong toàn bộ TTDL.

Làm mới thiết bị

Hầu hết các công ty tư vấn thường khuyên bạn nên thực hiện một “chu trình làm mới” server và thiết bị mạng trong TTDL mỗi 3 hoặc 5 năm một lần nhằm đảm bảo độ sẵn sàng cho hệ thống. Giữ các thiết bị luôn hoạt động tốt là điều quan trọng. Các thiết bị càng cũ, tỷ lệ thất bại càng cao. Sau 5 – 7 năm, chi phí khắc phục sự cố có thể sẽ tốn kém hơn cả chi phí để lắp đặt thiết bị mới. Ngoài ra, bạn có thể phải thay thế thiết bị sớm hơn dự kiến nhằm hỗ trợ triển khai các công nghệ mới, hoặc thiết bị cũ đã hết hạn bảo hành và không còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất.

Việc ghi nhãn, lưu tài liệu và trang bị thiết bị mới đúng tiến độ có thể mang đến hiệu quả khác biệt đáng kể. Hình bên dưới cho thấy tác động của việc này đối với một công ty sản xuất lớn.

Kết luận

Khi các TTDL tiếp tục phát triển về quy mô và tốc độ, các tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hành vẫn là cách tốt nhất để các kỹ sư, chủ sở hữu và người dùng TTDL đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy tối ưu cho hệ thống.

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam đạt chứng chỉ TIA – 942 – B.

Tại thị trường Việt Nam, Viettel IDC là nhà cung cấp dịch vụ TTDL và điện toán đám mây hàng đầu. Tính tới thời điểm hiện tại, Viettel IDC đã có 11 năm phát triển và kinh doanh trong lĩnh vực này.

Viet Viettel IDC có 5 TTDL được xây dựng theo tiêu chuẩn Rated 3 – TIA 942 trên toàn quốc, với quy mô 23.000 m2 tổng diện tích mặt sàn phòng máy, cung cấp lên tới hơn 4000 tủ Rack, tương đương 120.000 máy chủ. Hệ thống TTDL của Viettel IDC có mặt tại cả 3 khu vực: Bắc – Trung – Nam. Các TTDL được kết nối với nhau và kết nối quốc tế với băng thông lên tới hàng trăm GB. Tất cả các TTDL của Viettel IDC đều được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt độ an toàn cao nhất, đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe nhất từ phía khách hàng.

(Tổng hợp theo Bicsi)

 

 

 

 

 

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link