Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

16/09/2024

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud một cách nhanh chóng và dễ dàng áp dụng.

Chiến lược chuyển đổi sang đám mây

Chiến lược chuyển đổi sang đám mây

Trước đây, việc di chuyển hạ tầng CNTT lên đám mây gặp nhiều thách thức về kỹ thuật, chi phí, quản lý, dẫn đến nhu cầu cần có một khung chiến lược rõ ràng và cụ thể. Với mục tiêu tối ưu hóa quá trình di chuyển lên đám mây, Gartner đã cho ra đời khung 7Rs - bao gồm 7 phương pháp tiếp cận khác nhau giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức phù hợp nhất để chuyển đổi hệ thống của mình lên đám mây.

Từ đó, 7 chiến lược này nhanh chóng được các nhà cung cấp dịch vụ Cloud và các chuyên gia CNTT trên thế giới áp dụng rộng rãi, trở thành tiêu chuẩn trong quá trình chuyển đổi số. Sau đây là 7 phương pháp tiếp cận chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong quá trình chuyển đổi sang đám mây:

1. Retire (Ngừng sử dụng)

Một trong những bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi là đánh giá toàn bộ các ứng dụng và hệ thống hiện có của doanh nghiệp. Do đó, một số ứng dụng hoặc hệ thống có thể đã lỗi thời, không còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh hoặc gây lãng phí tài nguyên. Với phương pháp Retire, doanh nghiệp có thể loại bỏ các hệ thống này để tập trung vào những ứng dụng cốt lõi, giúp đơn giản hóa quá trình chuyển đổi sang đám mây và giảm thiểu chi phí không cần thiết.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể ngừng sử dụng các ứng dụng quản lý nội bộ đã cũ, thay vào đó là các giải pháp SaaS (Software as a Service) mới trên nền tảng đám mây để tiết kiệm chi phí bảo trì và vận hành.

2. Retain (Giữ lại)

Không phải mọi hệ thống đều cần phải chuyển đổi lên đám mây ngay lập tức. Một số ứng dụng quan trọng hoặc có độ phức tạp cao có thể cần được giữ lại trong môi trường on-premises (tại chỗ) cho đến khi doanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi hoặc khi hạ tầng đám mây đã phát triển đủ mạnh để hỗ trợ. Phương pháp Retain giúp doanh nghiệp duy trì tính ổn định cho các ứng dụng quan trọng trong thời gian ngắn hạn.

Xem thêm:

- On premises và Cloud - Đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất cho các doanh nghiệp hiện nay?

- Lưu trữ On premise là gì? Tìm hiểu các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

3. Rehost (Di chuyển cơ sở hạ tầng)

Phương pháp Rehost - thường được gọi là Lift and Shift - là phương pháp dễ thực hiện nhất trong quá trình chuyển đổi lên đám mây. Với Rehost, doanh nghiệp có thể di chuyển toàn bộ hệ thống từ cơ sở hạ tầng vật lý hoặc ảo hóa hiện tại lên môi trường đám mây mà không thay đổi cấu trúc hay mã nguồn của ứng dụng. Mặc dù đây là phương pháp nhanh chóng và đơn giản nhưng có thể không tận dụng được toàn bộ tiềm năng của đám mây như khả năng mở rộng hay tối ưu hóa chi phí.

4. Replatform (Thay thế từng phần)

Replatform hay còn gọi là Lift and Reshape - là một bước cải tiến hơn so với Rehost. Phương pháp này yêu cầu doanh nghiệp thực hiện một số thay đổi nhỏ đối với ứng dụng hoặc hạ tầng trước khi chuyển lên đám mây để tận dụng các tính năng nâng cao của nền tảng Cloud như khả năng mở rộng hoặc tích hợp các dịch vụ đám mây tiên tiến hơn. Tuy nhiên, Replatform không đòi hỏi thay đổi quá nhiều về cấu trúc hoặc mã nguồn của ứng dụng.

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể di chuyển một ứng dụng lên đám mây và thay thế cơ sở dữ liệu cũ bằng một dịch vụ cơ sở dữ liệu được quản lý trên đám mây để giảm bớt khối lượng quản trị hệ thống.

5. Relocate (Di chuyển)

Phương pháp Relocate tương tự như Rehost nhưng tập trung vào việc dịch chuyển các ứng dụng hoặc cơ sở hạ tầng sang một dịch vụ đám mây mới mà không cần phải viết lại ứng dụng hay đổi mới phần cứng. Nếu Rehost giống như việc bạn di chuyển cả ngôi nhà đến một vùng đất mới thì Relocate tương tự việc chuyển sang một ngôi nhà có thiết kế y hệt nhưng chứa nhiều tiện ích và bảo mật tốt hơn.

Phương pháp này thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ đám mây hoặc cần tối ưu hóa chi phí. Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể di chuyển từ Data Center sang phiên bản Cloud của doanh nghiệp đó mà không cần phải tái cấu trúc ứng dụng hoặc thay đổi kiến trúc hệ thống quá nhiều.

6. Repurchase (Mua lại)

Repurchase, hay còn gọi là Drop and Shop, liên quan đến việc thay thế hoàn toàn ứng dụng hiện tại bằng một giải pháp mới trên đám mây, thường là các dịch vụ SaaS. Thay vì tự phát triển hoặc duy trì hệ thống nội bộ, doanh nghiệp có thể lựa chọn các dịch vụ đã có sẵn và được quản lý toàn bộ bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Phương pháp này giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí phát triển và bảo trì, đồng thời nhanh chóng tiếp cận các tính năng mới.

7. Refactor (Tái cấu trúc)

Đây là phương pháp tốn kém nhất và đòi hỏi sự thay đổi lớn nhất trong 7Rs. Trong chiến lược Refactor, toàn bộ ứng dụng hoặc hệ thống cần phải được tái cấu trúc hoàn toàn để phù hợp với môi trường đám mây.

Refactor thường áp dụng cho các hệ thống phức tạp hoặc các doanh nghiệp muốn tận dụng tối đa các tính năng của Cloud như khả năng mở rộng, khôi phục sau sự cố hay tích hợp các dịch vụ khác. Mặc dù Refactor yêu cầu có sự đầu tư lớn về thời gian và chi phí nhưng sẽ mang lại hiệu suất và lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

7 Chiến lược chuyển đổi hạ tầng CNTT sang đám mây

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Quá trình chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud không chỉ đơn giản là di chuyển dữ liệu mà còn bao gồm nhiều bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả cuối cùng. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện quá trình này:

Bước 1: Khảo sát và đánh giá cơ sở hạ tầng hiện tại

Trước khi chuyển đổi lên Cloud, doanh nghiệp cần đánh giá tình hình cơ sở hạ tầng hiện tại, bao gồm hệ thống máy chủ, máy tính, ứng dụng và dữ liệu. Quá trình khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp xác định những thành phần nào có thể chuyển lên đám mây và những gì cần phải loại bỏ hoặc nâng cấp.

Bước 2: Xác định chiến lược chuyển đổi phù hợp

Sau khi đã đánh giá cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp cần chọn một trong các chiến lược 7Rs đã được đề cập ở phần trước đó. Tùy thuộc vào nhu cầu, doanh nghiệp có thể chọn Replatform, Rehost hoặc Relocate,...

Bước 3: Lập kế hoạch cụ thể

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch chuyển đổi chi tiết, bao gồm thời gian thực hiện, phân công nhiệm vụ và các phương án dự phòng để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong suốt quá trình chuyển đổi.

Bước 4: Chuẩn bị và thử nghiệm

Trước khi chính thức di chuyển hạ tầng CNTT lên đám mây, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm để đảm bảo tất cả các thành phần của hệ thống hoạt động ổn định trên môi trường đám mây. Đồng thời, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về các nguồn lực, công cụ và dữ liệu để quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi nhất.

Bước 5: Thực hiện chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây

Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, quá trình chuyển đổi lên Cloud chính thức bắt đầu. Tất cả các ứng dụng, dữ liệu và hệ thống sẽ được chuyển sang môi trường đám mây. Quá trình này có thể diễn ra theo từng giai đoạn hoặc chuyển đổi toàn bộ tùy thuộc vào nhu cầu và kế hoạch của mỗi doanh nghiệp.

Bước 6: Giám sát và tối ưu sau khi di chuyển lên đám mây

Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi hiệu suất hệ thống, cập nhật định kỳ để đảm bảo hạ tầng CNTT trên đám mây hoạt động ổn định, hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tối ưu hóa cấu trúc ứng dụng khi cần để tận dụng được các tính năng ưu việt của nền tảng đám mây.

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Bắt đầu hành trình chuyển đổi sang đám mây cùng Viettel IDC

Trong quá trình chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud, việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ uy tín đóng vai trò rất quan trọng. Viettel IDC tự hào là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp giải pháp chuyển đổi sang đám mây toàn diện, phù hợp với nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

Dịch vụ Chuyển đổi hạ tầng Cloud của Viettel IDC bao gồm các bước: khảo sát, tư vấn, kiểm chứng và dịch chuyển với hai giải pháp chuyển đổi chính:

1. Dịch chuyển từ hạ tầng vật lý (Physical to Cloud):

Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống máy chủ vật lý. Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp đưa toàn bộ cơ sở hạ tầng vật lý lên môi trường đám mây, đảm bảo sự ổn định và an toàn dữ liệu, đồng thời tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì và tăng tính linh hoạt trong quản lý tài nguyên.

2. Dịch chuyển môi trường ảo hóa (On-premises to Cloud):

Đối với những doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm lưu trữ tại chỗ, Viettel IDC cung cấp giải pháp dịch chuyển từ hệ thống on-premises lên đám mây, giúp tận dụng tối đa khả năng linh hoạt của Cloud. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao hiệu suất hoạt động và tăng tính bảo mật hệ thống.

Liên hệ với Viettel IDC để bứt phá cùng điện toán đám mây và tối ưu hạ tầng CNTT của doanh nghiệp:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Tổng kết

Nắm rõ cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn và nâng cao hiệu suất hoạt động. Với sự hỗ trợ của Viettel IDC, doanh nghiệp không chỉ nhận được giải pháp chuyển đổi sang đám mây toàn diện mà còn đảm bảo tính an toàn, ổn định và linh hoạt trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Hãy bắt đầu hành trình nâng cấp hạ tầng CNTT ngay hôm nay cùng Viettel IDC - đối tác tin cậy của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link