[Cẩm nang AI] Đặc điểm của Trí tuệ Nhân tạo AI - Thời đại mới của con người

22/04/2022

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ mới cốt lõi trong thời đại 4.0, nhiều người cho rằng AI (Artificial Intelligence) sẽ mở ra một thời đại mới cho con người, tương tự như sự ra đời và phát triển của điện năng. Kể từ khi Benjamin Franklin khám phá ra điện năng, chúng được coi là một bước tiến cực kỳ lớn - thứ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta mãi mãi.

 

Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu cho rằng AI sẽ mang đến tính cách mạng tương tự như vậy - chúng sẽ thay đổi cách thức hoạt động của hầu hết các ngành công nghiệp. Nhưng, AI có gì đặc biệt? Vì sao mọi người lại nghĩ rằng AI sẽ mang đến tính cách mạng cao như điện năng? Và chúng ta cần phải biết những gì về AI để phát triển nó lớn mạnh hơn nữa trong ngành công nghệ?

 

Dưới đây, hãy cùng Viettel IDC thảo luận về một số lợi thế của trí tuệ nhân tạo AI nhé!  

 

Đặc điểm của trí tuệ nhân tạo AI

Đặc điểm của trí tuệ nhân tạo

Dưới đây là một số tính năng mà AI mang lại, khiến nó trở nên đặc biệt và mang tính cách mạng:

    - Thay thế, loại bỏ các công việc buồn tẻ, nhàm chán

    - Có khả năng thu nhập dữ liệu

    - Có thể bắt chước nhận thức, hành vi của con người

    - Dự đoán tương lai

    - Phòng chống thiên tai

    - Nhận dạng khuôn mặt và Chatbot

1. Thay thế, loại bỏ các công việc buồn tẻ, nhàm chán

Tất cả chúng ta, vào một thời điểm nào đó, đều phải hoàn thành một nhiệm vụ nào đó chỉ vì chúng ta phải làm, không phải vì chúng ta thích làm nó. Chúng ta có thể gọi đó là các công việc, nhiệm vụ khá nhàm chán. Tuy nhiên, với một chiếc máy thông minh, bạn không bao giờ phải trải qua cảm giác nhàm chán này một lần nào nữa.

 

Một hệ thống có trí tuệ thông minh nhân tạo sẽ làm và tiếp tục làm nhiệm vụ theo lệnh của bạn liên tục, bất kể nó phải làm bao nhiêu lần. Các hệ thống như vậy sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và công sức rất nhiều, thay vì phải tự thực hiện các công việc nhàm chán này.

 

Hãy lấy một ví dụ về AI - Dialogflow, một công ty con của Google, có trách nhiệm tỏng việc tạo ra trợ lý của Google. Họ đã đưa ra rất nhiều lệnh cho trợ lý này trong một ngày: Từ yêu cầu “Ok Google”, “gọi cho mẹ”, đến “đặt bánh sandwich” - trợ lý Google đã thực hiện tất cả.

 

Ngoài ra, chúng ta đã có cơ sở để gửi nhiều lời mời dựa vào tính năng lên lịch khi sử dụng trợ lý này. Chúng ta chỉ cần chọn thời gian diễn ra một sự kiện nhất định nào và nhập vào danh sách khách mời, trợ lý sẽ thực hiện tất cả các công việc còn lại giúp bạn. 

 

Lúc này, lời mời sẽ được gửi đến tất cả những người trong danh sách khách mời. Điều này sẽ mang lại sự thuận tiện cho bạn hơn là việc gọi điện, nhắn tin hoặc là đến thăm từng người để mời họ tham gia vào sự kiện của bạn.

2. Nhập dữ liệu

Nhập dữ liệu có thể được xem là một trong những tính năng quan trọng nhất của trí tuệ nhân tạo. Các hệ thống AI ngày nay đang phải xử lý một lượng dữ liệu cực kỳ khổng lồ, ngay cả với 1 công ty nhỏ khoảng 50 nhân viên thôi thì khối lượng dữ liệu để phân tích cũng đã rất khổng lồ rồi, chưa kể đến các công ty lớn hơn. Chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được khối lượng dữ liệu mà các công ty như Facebook xử lý sẽ khổng lồ đến mức nào.

 

Bên cạnh đó, một hệ thống thông minh nhân tạo sẽ lưu trữ nhiều thông tin về nhiều vấn đề, từ nhiều nguồn khác nhau. Tất cả điều này đều xuất hiện trên hệ thống một cách đồng thời hoặc đồng bộ.

 

Đặc điểm của trí tuệ nhân tạo AI

 

Dữ liệu mà con người tạo ra hàng ngày đang được tăng lên theo cấp số nhân. Tất cả các dữ liệu này được cập nhật liên tục và rất khó để các hệ thống cơ sở dữ liệu thông thường có thể nhập và lưu tất cả vào hệ thống. Do đó, các hệ thống AI đã được phát triển để thu thập và phân tích dữ liệu, đây là hệ thống rất hữu ích với tất cả mọi người.

 

Một ví dụ về trí tuệ nhân tạo trong phần này là Elucify - một hệ cơ sở dữ liệu chứa đa dạng các loại liên hệ kinh doanh. Elucify hoạt động trên các nguyên tắc cơ bản là cho và nhận.

 

Tại Elucify, người dùng phải tạo ra một tài khoản và đăng nhập vào đó, từ đó hệ thống có thể truy cập vào và chia sẻ thông tin về các liên hệ của người dùng. Bù lại, người dùng có thể có được các địa chỉ liên hệ để phục vụ cho công việc kinh doanh phù hợp hơn, ví dụ như là khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, Elucify cung cấp dữ liệu này từ nhiều người dùng khác nhau.

 

Điều này cũng giải thích cho lý do vì sao nhiều trung tâm đã gọi cho bạn bè của bạn và sau đó là gọi cho bạn, hoặc gọi cho những người bạn cùng trong 1 nhóm nào đó với bạn.

3. Bắt chước nhận thức, hành vi của con người

Chúng ta gọi chúng là một hệ thống trí tuệ nhân tạo vì xét về cơ bản, nó có thể bắt chước cách bộ não của con người - bắt chước cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Đây là cách khiến cho AI trở nên độc đáo hơn.

 

Giống như con người - phải nghiên cứu, rút ra các kết luận và đưa ra phản ứng phù hợp, trí tuệ nhân tạo AI cũng đang cố gắng phân tích, tìm hiểu môi trường và đưa ra các hành động phù hợp.

 

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, điều này không hoàn toàn xảy ra 100%, nhưng các nhà phát triển cũng như các nhà khoa học đang nghiên cứu các hệ thống để phục vụ cho các lý thuyết liên quan đến khả năng nhận thức của trí tuệ nhân tạo AI.

 

Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, trong tương lai, hệ thống AI có thể bắt chước hoàn toàn bộ não con người và hành xử giống hệt con người. 

 

Ví dụ: Baidu - một gã khổng lồ về công nghệ của Trung Quốc, thực sự đang là một công cụ tìm kiếm hoạt động bằng tiếng Trung, chỉ phục vụ cho người dân Trung Quốc. Baidu cũng có công cụ tìm kiếm bằng giọng nói chỉ trong vòng 3 - 4 giây (trước đây là 30 phút). 

4. Dự đoán tương lai

Các hệ thống AI được thiết kế để quan sát và phản ứng lại với môi trường xung quanh. Chúng không chỉ nhận thức được môi trường và thực hiện các hành động phù hợp mà còn có khả năng ghi nhớ, dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong tương lai gần.

 

Một ví dụ cụ thể của trường hợp này là về xe ô tô tự lái. Chiếc xe ô tô này có thể ghi nhận lại tốc độ của tất cả những chiếc ô tô xung quanh, sau đó điều chỉnh tốc độ của mình tương tự như các xe khác đang tham gia giao thông, chúng còn được biết với cái tên là “mạng thần kình” - tên tiếng Anh là neural networks.

 

Đồng thời, các hệ thống AI này cung cấp dữ liệu cho các thuật toán học máy (Machine Learning Algorithms) và quan sát thời điểm, cách thức một xe ô tô chuyển làn đường. Chúng sẽ cố gắng đạt được các mục tiêu nhất định của con người bằng cách xem xét, phân tích nhiều tình huống khác nhau.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng những quyết định như vậy được đưa ra chủ yếu dựa vào hệ thống lái xe tự động (Automated Driving System - ADS). Đây là một hệ thống không thể thiếu trong các hoạt động của một chiếc xe ô tô tự lái.

 

Nói một cách dễ hiểu, ADS là một hệ thống lớn, trong đó sử dụng kết hợp nhiều hệ thống khác nhau mà người lái sử dụng để điều khiển xe. Dưới sự trợ giúp của ADS, một chiếc xe ô tô có thể được lái tự động mà không cần con người ngồi bên trong để vận hành.

 

Một ví dụ về xe ô tô tự lái đáng được nêu tên nhất là BMW - xe ô tô tự lái AI được sản xuất bởi một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu tại Đức. BMW có các tính năng lái hoàn toàn tự động, tuy nhiên, đôi lúc tài xế vẫn có thể gửi yêu cầu và  điều khiển những chiếc xe này. BMW là lựa chọn tuyệt vời, chúng có thể tự xử lý hầu hết các tình huống lái xe, giúp tài xế có những giây phút nghỉ ngơi cho bản thân.

5. Ngăn ngừa thiên tai

Tất cả chúng ta có thể đều đã quen dần với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI cho doanh nghiệp của mình, nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Và giờ đây, đến lượt chúng ta phải đi trước trí tuệ nhân tạo và nghiên cứu, phát triển nó nhiều hơn, để các Chính phủ có thể ứng dụng nó vào trong quản lý thảm họa.

 

Các hệ thống thông minh nhân tạo đã được cung cấp dữ liệu về hàng ngàn trường hợp thảm họa trong quá khứ, do đó, AI có thể phần nào dự đoán được các thảm họa có thể xảy ra tương lai.

 

Ngày nay, với sự trợ giúp của các tính năng của AI, nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về các trận động đất, các thảm họa như phun trào núi lửa… đã xảy ra trong quá khứ, để tạo ra một “mạng thần kinh” cho AI.

 

Cơ chế hoạt động của mạng này đã được thử nghiệm trên 30.000 sự kiện khác nhau và các dự đoán của hệ thống AI cũng chính xác hơn nhiều so với các kỹ thuật truyền thống.

 

Tương tự, các hệ thống AI đang nghiên cứu thông tin về động đất - là những thông tin liên quan đến các dạng chuyển động của những mảng kiến tạo nằm bên dưới bề mặt lớp vỏ Trái Đất.

 

Các nhà khoa học cũng đang quan sát các hạt tro bụi phát sinh từ dung nham - nguyên nhân tạo ra hiện tượng núi lửa phun trào và các thông tin địa chấn khác để dự đoán các vụ núi lửa phun trào đột ngột.

 

Tương tự như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu và dự đoán chính xác hơn  về các thảm họa thiên nhiên khác như lốc xoáy, lũ lụt,...

 

Bão Fani đã đổ bộ vào Bangladesh và bang phía Đông Nam của Ấn Độ vào năm 2019. Cục Khí tượng Ấn Độ đã dự đoán và theo dõi cơn bão này, kịp thời sơ tán khoảng 1,2 triệu dân của Odisha đến các khu trú bão an toàn - được xây dựng trên những nơi cao hơn. Điều này đã giúp cứu sống rất nhiều người, và số người chết do trận lốc xoáy đã giảm xuống chỉ còn 72 người.

 

Qua đó, chúng ta có thể hình dung ra được số người mà AI có thể cứu sống nếu các dự đoán về thảm họa này là chính xác và chúng được thực hiện đúng cách.

6. Nhận dạng khuôn mặt và Chatbot

Hệ thống nhận dạng khuôn mặt cho phép các hệ thống có thể mở khóa hoặc cấp quyền truy cập cho một cá nhân cụ thể, bằng cách xác minh hoặc nhận dạng khuôn mặt của người đó.

 

AI nhận dạng khuôn mặt

AI nhận dạng khuôn mặt

 

Một chiếc máy ảnh thông minh có thể nhận dạng khuôn mặt và chúng sẽ so sánh với khuôn mặt đã được lưu trước đó trong bộ nhớ máy. Ngày nay, hầu hết các điện thoại thông minh đều đã được trang bị khả năng nhận diện khuôn mặt để mở khóa điện thoại.

 

Về Chatbot, đây là một phần mềm cho phép trò chuyện với người dùng để giải quyết bất kỳ vấn đề nào của họ, thông qua các phương pháp liên quan đến thính giác hoặc nhắn tin.

 

Phần mềm này sẽ mô phỏng hành vi của con người khi nói chuyện với nhau thông qua 1 ứng dụng. Nhiều công ty hiện nay đã sử dụng Chatbot như một phương tiện để phục vụ khách hàng tốt hơn, ví dụ như Swiggy và Nykaa.

 

Swiggy chatbots cung cấp các dịch vụ liên quan đến những vấn đề mà khách hàng gặp phải: đồ ăn giao bị chậm do tắc đường, các món cần đặt không có sẵn… Nykka thì sử dụng chatbot nhằm mục đích đề xuất các sản phẩm cho người dùng.

Kết luận

Có thể nói, AI không còn là công nghệ của tương lai. Hiện tại, chúng đang hiện diện xung quanh ta và chúng bao la, rộng lớn vô cùng.

 

Có khá nhiều tính năng khiến AI trở nên độc đáo và con người đang tập trung vào cải tiến các công nghệ này. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta đã và đang sống, sử dụng trí tuệ nhân tạo.

 

Chúng tôi đã đề cập đến khá nhiều tính năng quan trọng của AI trong bài viết này. Hy vọng bạn đã hiểu đôi phần về AI. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc có bất kỳ đóng góp, đề xuất nào liên quan đến bài viết này, đừng ngần ngại liên lạc với Viettel IDC để được hỗ trợ nhanh nhất. 
 

>> Xem tiếp: Bài 3: TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

>> Xem lại: Bài 1: Hướng dẫn về Trí tuệ nhân tạo cho người mới bắt đầu
 

 

 

Để tìm hiểu thêm về giải pháp Giám sát & Ứng dụng AI, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

21/03/2022

[Cẩm nang AI] TOP 7 ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong các dự án AI/Machine Learning

Trong bài viết thuộc Cẩm nang AI cuối cùng này, chúng ta sẽ khám phá các ngôn ngữ lập trình khác nhau đang được sử dụng trong các dự án AI / Machine Learning. Bên cạnh đó, bạn cũng được tìm hiểu về cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình này.

20/03/2022

[Cẩm nang AI] Tìm hiểu về bộ tứ Artificial intelligence (AI), Machine Learning (ML), Deep Learning (DL) và Data Science (DS)

Vào thế kỷ 21 hiện nay, công nghệ đã và đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Do đó, để đáp ứng và hòa nhập với các cơ hội hiện tại của thị trường, chúng ta nên tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning, Deep Learning và Data Science.

19/03/2022

[Cẩm nang AI] AI và Machine Learning - Các khía cạnh cốt lõi của bộ đôi xu hướng tương lai

Đã bao giờ bạn xem những bộ phim khoa học viễn tưởng về AI nhưng theo chiều hướng xấu chưa? Và bạn tự đặt câu hỏi: liệu rằng máy móc có thể thực sự tiếp quản thế giới? Liệu rằng AI sau này sẽ thành công trong việc cướp quyền thống trị thế giới? Ắt hẳn bạn cũng đã nghe tin về việc các chatbot AI của facebook bị mất kiểm soát và cần phải đóng cửa 2 năm trước.

18/03/2022

[Cẩm nang AI] TOP những cuốn sách AI từ cơ bản đến nâng cao hay nhất

Thông qua cẩm nang AI này, bạn sẽ tìm hiểu về những cuốn sách hay nhất về trí tuệ nhân tạo (bằng tiếng Anh) dành cho cả người mới bắt đầu tìm hiểu cho đến cả các chuyên gia về AI. Nào, bây giờ hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu nhé! Dưới đây là danh sách những cuốn sách về trí tuệ nhân tạo được đề xuất bởi các chuyên gia AI hàng đầu trên thế giới.

17/03/2022

[Cẩm nang AI] Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) trong AI là gì?

​Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Những thông tin chúng ta sẽ tìm hiểu bao gồm khái niệm, thành phần cũng như quy trình, các ví dụ của Natural Language Processing (NLP).

16/03/2022

[Cẩm nang AI] Hệ thống chuyên gia (Expert System) là gì? Cách hệ thống ES giải quyết vấn đề

Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống chuyên gia (tên tiếng Anh là Expert System) là gì, cũng như các đặc điểm về thành phần, phân loại của hệ thống này. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi sơ lược qua các ưu nhược điểm của hệ thống này. Viettel IDC sẽ sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trong bài viết để có thể thể hiện nó một cách đơn giản và giúp bạn hiểu nó dễ hơn.

25/05/2022

[Cẩm nang AI] Hệ thống Logic mờ (Fuzzy Logic) là gì?

​Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống Logic mờ (tên tiếng Anh là Fuzzy Logic). Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi qua các kiến thức về ứng dụng và kiến trúc của Fuzzy Logic trong AI, cũng như các ưu nhược điểm của hệ thống này nhé!

23/05/2022

[Cẩm nang AI] Artificial Neural Network là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và ứng dụng của mô hình này

Trong phần hướng dẫn về ANN (Artificial Neural Network) này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mạng nơ ron nhân tạo. Cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu qua cách làm việc và các loại cấu trúc, phân loại cũng như ứng dụng của ANN. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về mạng Bayesian (Bayesian Network) trong trí tuệ nhân tạo AI.

18/05/2022

[Cẩm nang AI] Thành phần và ứng dụng của Robot AI

Trong bài viết này của cẩm nang AI tại Viettel IDC, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm robot AI. Ngoài việc tìm hiểu về các thành phần cũng như cách chuyển động của robot, chúng ta sẽ cùng đi qua những ứng dụng của robot trong thực tế nhé!

20/05/2022

[Cẩm nang AI] Các thuật toán tìm kiếm phổ biến trong AI

Trong phần này của cẩm nang AI, chúng ta sẽ nghiên cứu về các thuật toán tìm kiếm phổ biến trong trí tuệ nhân tạo AI. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cùng xem qua các kỹ thuật, phương pháp và thuật toán tìm kiếm phổ biến nhất. Để bạn dễ hiểu hơn, Viettel IDC sẽ sử dụng các ví dụ và hình ảnh đi kèm.

DMCA.com Protection Status
// doi link