[Cẩm nang AI] Hướng dẫn về Trí tuệ nhân tạo cho người mới bắt đầu

20/04/2022
Khi công nghệ càng ngày càng phát triển, con người càng ham muốn chúng phát triển hơn nữa, Trí tuệ nhân tạo - AI chính là đề tài cho sự thay đổi công nghệ trong tương lai sắp tới. Vậy Trí tuệ nhân tạo là gì và tại sao nó đang càng ngày càng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn cầu.

AI có thể được phân loại như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết thuộc Chuyên mục Cẩm nang AI này nhé.

 
 

I. AI là gì?


AI (viết tắt của Artifical Intelligence - Trí Thông Minh Nhân Tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).
 

Khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy (một nhà khoa học máy tính Mỹ) vào năm 1956 tại hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế.

Công nghệ AI gần đây trở nên nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiều người là nhờ Big Data. Mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.

II. Phân loại AI

1. Loại 1: Công nghệ AI phản ứng

Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất. 

Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue. Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. 

2. Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.

Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe.

3. Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành một phương án khả thi.

4. Loại 4: Tự nhận thức

Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.

 

 

III. Lợi ích của AI

AI là một thành quả vĩ đại của khoa học hiện đại, nếu biết cách ứng dụng thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo đã và đang đem lại cho con người có thể kể đến là:

1. Phát hiện và hạn chế rủi ro

Công nghệ AI giúp chúng ta dự báo trước nhiều rủi ro và có thể phần nào hạn chế những thiệt hại mà các rủi ro đó đem lại. AI có thể giúp con người dự báo trước những rủi ro của toàn nhân loại như dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên, nguy cơ chiến tranh cho đến những rủi ro mang tính cá nhân như rủi ro trong kinh doanh, khi tham gia giao thông... 

2. Tiết kiệm sức lao động của con người

AI ra đời giúp con người càng ngày càng tiết kiệm sức lao động bởi khả năng tự động hóa cao của nó. Nhờ có AI mà con người có thể tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm bớt nhân công trong việc vận hành dây chuyền.

3. Giải phóng sức sáng tạo

Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể thay con người đảm nhiệm nhiều công việc như đánh giá dữ liệu, giao tiếp với khách hàng... qua đó tạo điều kiện và cho phép con người có thể tập trung khai thác sâu hơn khả năng sáng tạo của bản thân, phát triển chuyên môn một cách bài bản, sâu sắc hơn. 

4. Cầu nối ngôn ngữ

Ngôn ngữ là cầu nối những cũng là rào cản lớn khiến con người không thể tiếp cận gần nhau hơn cũng như học hỏi những nguồn tri thức mới hơn. Nhưng với trí tuệ nhân tạo, những rào cản về ngôn ngữ đang dần được gỡ bỏ để con người có thể thoải mái tiếp xúc với mọi nền văn hóa, mọi ngôn ngữ, mọi quốc gia, qua đó mở rộng thêm nhiều cơ hội học tập, làm việc khác. 

5. Cá nhân hóa

AI giúp đánh giá và cá nhân hóa dữ liệu giúp con người có thể thấy được những thứ mà họ muốn thấy thông qua hành vi của người dùng.
 

>> Xem tiếp: Bài 2: TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu
 

 

Để tìm hiểu thêm về giải pháp Giám sát & Ứng dụng AI, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

21/03/2022

[Cẩm nang AI] TOP 7 ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong các dự án AI/Machine Learning

Trong bài viết thuộc Cẩm nang AI cuối cùng này, chúng ta sẽ khám phá các ngôn ngữ lập trình khác nhau đang được sử dụng trong các dự án AI / Machine Learning. Bên cạnh đó, bạn cũng được tìm hiểu về cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình này.

20/03/2022

[Cẩm nang AI] Tìm hiểu về bộ tứ Artificial intelligence (AI), Machine Learning (ML), Deep Learning (DL) và Data Science (DS)

Vào thế kỷ 21 hiện nay, công nghệ đã và đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Do đó, để đáp ứng và hòa nhập với các cơ hội hiện tại của thị trường, chúng ta nên tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning, Deep Learning và Data Science.

19/03/2022

[Cẩm nang AI] AI và Machine Learning - Các khía cạnh cốt lõi của bộ đôi xu hướng tương lai

Đã bao giờ bạn xem những bộ phim khoa học viễn tưởng về AI nhưng theo chiều hướng xấu chưa? Và bạn tự đặt câu hỏi: liệu rằng máy móc có thể thực sự tiếp quản thế giới? Liệu rằng AI sau này sẽ thành công trong việc cướp quyền thống trị thế giới? Ắt hẳn bạn cũng đã nghe tin về việc các chatbot AI của facebook bị mất kiểm soát và cần phải đóng cửa 2 năm trước.

18/03/2022

[Cẩm nang AI] TOP những cuốn sách AI từ cơ bản đến nâng cao hay nhất

Thông qua cẩm nang AI này, bạn sẽ tìm hiểu về những cuốn sách hay nhất về trí tuệ nhân tạo (bằng tiếng Anh) dành cho cả người mới bắt đầu tìm hiểu cho đến cả các chuyên gia về AI. Nào, bây giờ hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu nhé! Dưới đây là danh sách những cuốn sách về trí tuệ nhân tạo được đề xuất bởi các chuyên gia AI hàng đầu trên thế giới.

17/03/2022

[Cẩm nang AI] Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) trong AI là gì?

​Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Những thông tin chúng ta sẽ tìm hiểu bao gồm khái niệm, thành phần cũng như quy trình, các ví dụ của Natural Language Processing (NLP).

16/03/2022

[Cẩm nang AI] Hệ thống chuyên gia (Expert System) là gì? Cách hệ thống ES giải quyết vấn đề

Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống chuyên gia (tên tiếng Anh là Expert System) là gì, cũng như các đặc điểm về thành phần, phân loại của hệ thống này. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi sơ lược qua các ưu nhược điểm của hệ thống này. Viettel IDC sẽ sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trong bài viết để có thể thể hiện nó một cách đơn giản và giúp bạn hiểu nó dễ hơn.

25/05/2022

[Cẩm nang AI] Hệ thống Logic mờ (Fuzzy Logic) là gì?

​Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống Logic mờ (tên tiếng Anh là Fuzzy Logic). Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi qua các kiến thức về ứng dụng và kiến trúc của Fuzzy Logic trong AI, cũng như các ưu nhược điểm của hệ thống này nhé!

23/05/2022

[Cẩm nang AI] Artificial Neural Network là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và ứng dụng của mô hình này

Trong phần hướng dẫn về ANN (Artificial Neural Network) này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mạng nơ ron nhân tạo. Cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu qua cách làm việc và các loại cấu trúc, phân loại cũng như ứng dụng của ANN. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về mạng Bayesian (Bayesian Network) trong trí tuệ nhân tạo AI.

18/05/2022

[Cẩm nang AI] Thành phần và ứng dụng của Robot AI

Trong bài viết này của cẩm nang AI tại Viettel IDC, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm robot AI. Ngoài việc tìm hiểu về các thành phần cũng như cách chuyển động của robot, chúng ta sẽ cùng đi qua những ứng dụng của robot trong thực tế nhé!

20/05/2022

[Cẩm nang AI] Các thuật toán tìm kiếm phổ biến trong AI

Trong phần này của cẩm nang AI, chúng ta sẽ nghiên cứu về các thuật toán tìm kiếm phổ biến trong trí tuệ nhân tạo AI. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cùng xem qua các kỹ thuật, phương pháp và thuật toán tìm kiếm phổ biến nhất. Để bạn dễ hiểu hơn, Viettel IDC sẽ sử dụng các ví dụ và hình ảnh đi kèm.

DMCA.com Protection Status
// doi link