[Cẩm nang AI] Lịch sử của trí tuệ nhân tạo - Quá khứ, hiện tại và tương lai của AI

27/04/2022

Kể từ những năm 1880, từ khi một nhà khoa học vĩ đại đưa ra thuật ngữ này và cùng với rất nhiều cuộc cách mạng đã xảy ra trong lĩnh vực AI, chúng ta đã chứng kiến quá trình các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển vượt bậc. Nhưng, Rome không được xây dựng trong một ngày, và AI cũng vậy.

 

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thảo luận về lịch sử của Trí tuệ nhân tạo trước nhé!

 

Lịch sử của AI

Lịch sử của AI

Lịch sử của trí tuệ nhân tạo AI

Bằng sáng chế đầu tiên cho việc phát minh ra điện thoại xảy ra vào năm 1876, và sau đó, khái niệm AI đã được xuất hiện.

 

Nói đúng ra, lĩnh vực nghiên cứu AI được bắt nguồn từ một hội thảo được tổ chức trong khuôn viên trường Đại học Dartmouth vào mùa hè năm 1956.

Vào thời điểm đó, người ta dự đoán rằng một cỗ máy thông minh như con người sẽ có thể tồn tại và họ đã được cấp hàng triệu đô la để biến ý tưởng này thành hiện thực.

 

Việc đầu tư vào AI đã tăng nhanh chóng trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Từ thời điểm đó, học máy (Machine Learning) đã được ứng dụng thành công vào nhiều vấn đề liên quan đến học thuật và công nghiệp, nhờ vào sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của máy tính.

 

I. 1950 - Thời điểm mà tất cả mọi thứ mới bắt đầu

Mặc dù khái niệm này đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ trước đó nhưng cho đến năm 1950, nhiều người vẫn chưa biết đến thuật ngữ này. John McCarthy, người được biết đến với tư cách là người sáng lập trí tuệ nhân tạo đã đưa ra thuật ngữ về 'Trí tuệ nhân tạo AI' vào những năm 1955.

 

McCarthy cùng với Alan Turing, Allen Newell, Herbert A. Simon và Marvin Minsky được biết đến như những cha đẻ của AI. Alan đã đưa ra gợi ý đầu tiên về AI rằng: Nếu con người sử dụng thông tin có sẵn và tư duy lý trí, để giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định - thì tại sao việc này không thể được thực hiện với sự trợ giúp của máy móc?

 

II. 1974 - Máy tính phát triển mạnh mẽ!

Dần dần cùng với thời gian, làn sóng máy tính bắt đầu phát triển và bùng nổ mạnh mẽ. Càng ngày, máy tính càng có tốc độ xử lý nhanh hơn, giá cả phải chăng hơn và có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn. Và đặc điểm quan trọng nhất chúng ta cần bàn đến ở đây là máy tính cũng có thể suy nghĩ trừu tượng, có thể tự nhận thức và đạt được khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing)

 

III. 1980 - Năm của AI

Vào năm 1980, nghiên cứu về AI đã bắt đầu trở lại với việc mở rộng quỹ đầu tư và các công cụ thuật toán. Với kỹ thuật Deep Learning, máy tính đã dần học được trải nghiệm của người dùng.

 

Deep Learning trong AI

Deep Learning trong AI

 

IV. 2000's - Cán mốc

Sau tất cả những nỗ lực và có cả thất bại, công nghệ này đã được thành lập thành công nhưng phải đến những năm 2000, chúng ta mới xem như đạt được các mục tiêu quan trọng về AI.  Vào thời điểm đó, AI đã phát triển mạnh, mặc dù thiếu vốn đầu tư của chính phủ và sự chú ý của công chúng.

 

Sự thật về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Chúng ta biết rằng công nghệ đang phát triển từng ngày và AI đang đạt đến một tầm cao mới. Thậm chí, các nghiên cứu đang phát triển không ngừng và sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Trong 5 năm qua, nghiên cứu về AI đã tăng 12,9% mỗi năm trên toàn thế giới, do đó, ta có thể thấy rằng tốc độ phát triển của AI thực sự đáng được quan tâm.

 

Nhiều người dự đoán rằng trong 4 đến 5 năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành nguồn cung cấp công nghệ về trí tuệ nhân tạo lớn nhất toàn cầu và sẽ soán ngôi Hoa Kỳ. Và chúng ta cũng không cần quá ngạc nhiên khi Châu Âu sẽ trở thành vị trí số một. Đây là khu vực đa dạng nhất với mức độ hợp tác quốc tế cao. Và cuối cùng, vị trí thứ ba sẽ do Ấn Độ nắm giữ, một quốc gia sở hữu một nguồn vốn đầu tư rất lớn cho nghiên cứu AI.

 

Tình trạng thực tại của trí tuệ nhân tạo AI

Tất cả chúng ta đều có thể nhận thức được phần nào về tình hình hiện tại và giá trị của AI trong cuộc sống của chúng ta nay. Trí tuệ nhân tạo AI giúp thu thập và tổ chức lại một lượng lớn thông tin, giúp đưa ra những kết luận sâu sắc và những phỏng đoán vượt quá khả năng xử lý thủ công của con người. Thật đáng kinh ngạc phải không?

 

Với hiệu quả ngày càng tăng, khả năng xảy ra sai sót sẽ giảm xuống. Vì vậy, các vấn đề như thư rác, gian lận hoặc cảnh báo mà trí tuệ AI cung cấp cho doanh nghiệp theo thời gian thực tế (liên quan đến các hoạt động đáng ngờ) sẽ giúp doanh nghiệp bảo mật tốt hơn và ngăn chặn được nhiều rủi ro từ sớm.

 

Bên cạnh đó, việc giảm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ trọng lợi nhuận. Ví dụ cụ thể: Chúng ta có thể “đào tạo” máy móc để chúng tự xử lý các cuộc gọi hỗ trợ khách hàng. Đây chỉ là một minh họa đơn giản, trên thực tế, chúng ta có thể ứng dụng AI vào thay thế nhiều công việc khác theo hướng này.

Tương lai của AI có phát triển bền vững hay không?

Tiếp nối về lịch sử và thực trạng của AI, chúng ta sẽ xem liệu tương lai có phát triển bền vững hay không. Có thể nói, chúng ta không cần phải bàn cãi về sự xuất hiện của AI trong tương lai.

 

Bắt đầu từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thương mại điện tử đến năng lượng nước, điện và dây chuyền lắp ráp, dần dần, mọi thứ đều được chuyển sang tự động hóa. Máy móc và công nghệ đã giúp con người đạt được hiệu quả và hiệu suất làm việc cao.

 

Có một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau do chúng ta đã dần áp dụng các hệ thống vật lý mạng như Internet of Things và Internet of Systems.

 

Với hệ thống nhận thức bản thân (Self Aware Systems), trí thông minh giống như con người đã được phát triển. Với các thuật toán về trí tuệ nhân tạo, máy móc có khả năng sẽ phát triển vượt trội hơn so với những người thông minh nhất của con người trong mọi lĩnh vực.

Tương lai của trí tuệ nhân tạo

Tất cả chúng ta đều biết sự phát triển bền vững của AI trong tương lai, nhưng có một chút không chắc chắn mà chúng ta cần bàn, đó là về cách mà AI sẽ xuất hiện và những thay đổi của nó đối với các thế hệ. Chúng sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực với chúng ta?

 

Cho đến nay, cũng đã có một số hệ thống trí tuệ nhân tạo là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như AlphaGo (Zero) - chuyên gia AI thông thạo cờ vây và có thể sẽ chiến thắng cả các chuyên gia về cờ vây của con người. Trí tuệ siêu việt đã đưa trí tuệ nhân tạo lên tầm cao mới.

 

Siêu trí tuệ đề cập đến nền tảng thông minh hơn con người, có thể vượt trội hơn con người trong bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào.

 

Tất nhiên, câu hỏi đặt ra là khi nào sẽ có siêu trí tuệ? Đây là câu hỏi rất khó trả lời vì gần như tất cả các câu trả lời đều đề cập đến dự đoán trong tương lai.

 

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những lời cảnh báo của Stephen Hawking, Elon Musk và Bill Gates. Các dự đoán về AI là tiêu cực nhưng chúng ta vẫn nên háo hức để quan sát rằng các nhà nghiên cứu sẽ sản xuất những gì trong lĩnh vực này ở tương lai. Có thể là trí tuệ nhân tạo hay là siêu trí tuệ AI?

Tóm lược

Trong những năm qua, công nghệ AI đang hồi sinh và phát triển đáng kể.

AI đã trở nên phổ biến trong mọi khía cạnh của cuộc sống - như ô tô tự lái, khả năng dự đoán thời tiết chính xác hơn hoặc công nghệ chẩn đoán sức khỏe,... Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chào đón tương lai của AI. Trí tuệ nhân tạo AI đang được nghiên cứu phát triển để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tư duy và suy luận của con người.

 

Nơi làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức đang trở nên “thông minh hơn” và hiệu quả hơn khi máy móc và con người bắt đầu làm việc cùng nhau. Cùng với thời gian, chúng tôi đã và đang sử dụng các thiết bị được kết nối để nâng cao chuỗi cung ứng và kho hàng của mình.

 

Với các công nghệ thông minh hơn tại nơi làm việc, máy móc đang hỗ trợ tương tác, trực quan hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và tự chủ việc đưa ra quyết định. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra rất nhiều tiến bộ trong kinh doanh và chúng vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

 

>> Xem tiếp: Bài 5: Các trường hợp thực tế ứng dụng AI

>> Xem lại: Bài 3: TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu
 

 

 

Để tìm hiểu thêm về giải pháp Giám sát & Ứng dụng AI, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

26/04/2024

Viettel IDC tổ chức hội thảo Nâng cao nhận thức An Toàn Thông Tin cho khách hàng

Viettel IDC với mục tiêu cam kết đồng hành cùng khách hàng, vừa qua vào ngày 25/04/2024 đã phối hợp cùng Viettel Cyber Security, Coteccons, Unicons tổ chức buổi hội thảo Nâng cao nhận thức An Toàn Thông Tin dành cho toàn thể CBNV của Coteccons và Unicons tại trụ sở và các đầu cầu công trường.

21/03/2022

[Cẩm nang AI] TOP 7 ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong các dự án AI/Machine Learning

Trong bài viết thuộc Cẩm nang AI cuối cùng này, chúng ta sẽ khám phá các ngôn ngữ lập trình khác nhau đang được sử dụng trong các dự án AI / Machine Learning. Bên cạnh đó, bạn cũng được tìm hiểu về cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình này.

20/03/2022

[Cẩm nang AI] Tìm hiểu về bộ tứ Artificial intelligence (AI), Machine Learning (ML), Deep Learning (DL) và Data Science (DS)

Vào thế kỷ 21 hiện nay, công nghệ đã và đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Do đó, để đáp ứng và hòa nhập với các cơ hội hiện tại của thị trường, chúng ta nên tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning, Deep Learning và Data Science.

19/03/2022

[Cẩm nang AI] AI và Machine Learning - Các khía cạnh cốt lõi của bộ đôi xu hướng tương lai

Đã bao giờ bạn xem những bộ phim khoa học viễn tưởng về AI nhưng theo chiều hướng xấu chưa? Và bạn tự đặt câu hỏi: liệu rằng máy móc có thể thực sự tiếp quản thế giới? Liệu rằng AI sau này sẽ thành công trong việc cướp quyền thống trị thế giới? Ắt hẳn bạn cũng đã nghe tin về việc các chatbot AI của facebook bị mất kiểm soát và cần phải đóng cửa 2 năm trước.

18/03/2022

[Cẩm nang AI] TOP những cuốn sách AI từ cơ bản đến nâng cao hay nhất

Thông qua cẩm nang AI này, bạn sẽ tìm hiểu về những cuốn sách hay nhất về trí tuệ nhân tạo (bằng tiếng Anh) dành cho cả người mới bắt đầu tìm hiểu cho đến cả các chuyên gia về AI. Nào, bây giờ hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu nhé! Dưới đây là danh sách những cuốn sách về trí tuệ nhân tạo được đề xuất bởi các chuyên gia AI hàng đầu trên thế giới.

17/03/2022

[Cẩm nang AI] Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) trong AI là gì?

​Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Những thông tin chúng ta sẽ tìm hiểu bao gồm khái niệm, thành phần cũng như quy trình, các ví dụ của Natural Language Processing (NLP).

16/03/2022

[Cẩm nang AI] Hệ thống chuyên gia (Expert System) là gì? Cách hệ thống ES giải quyết vấn đề

Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống chuyên gia (tên tiếng Anh là Expert System) là gì, cũng như các đặc điểm về thành phần, phân loại của hệ thống này. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi sơ lược qua các ưu nhược điểm của hệ thống này. Viettel IDC sẽ sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trong bài viết để có thể thể hiện nó một cách đơn giản và giúp bạn hiểu nó dễ hơn.

25/05/2022

[Cẩm nang AI] Hệ thống Logic mờ (Fuzzy Logic) là gì?

​Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống Logic mờ (tên tiếng Anh là Fuzzy Logic). Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi qua các kiến thức về ứng dụng và kiến trúc của Fuzzy Logic trong AI, cũng như các ưu nhược điểm của hệ thống này nhé!

23/05/2022

[Cẩm nang AI] Artificial Neural Network là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và ứng dụng của mô hình này

Trong phần hướng dẫn về ANN (Artificial Neural Network) này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mạng nơ ron nhân tạo. Cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu qua cách làm việc và các loại cấu trúc, phân loại cũng như ứng dụng của ANN. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về mạng Bayesian (Bayesian Network) trong trí tuệ nhân tạo AI.

18/05/2022

[Cẩm nang AI] Thành phần và ứng dụng của Robot AI

Trong bài viết này của cẩm nang AI tại Viettel IDC, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm robot AI. Ngoài việc tìm hiểu về các thành phần cũng như cách chuyển động của robot, chúng ta sẽ cùng đi qua những ứng dụng của robot trong thực tế nhé!

// doi link