[Cẩm nang AI] Trí tuệ nhân tạo AI có nguy hiểm không?
09/05/2022Tại sao AI là thứ nguy hiểm nhất mà bạn có thể tưởng tượng?
“Hầu như bất kỳ công nghệ nào cũng có khả năng gây hại cho chúng ta khi nó vào tay kẻ xấu, nhưng với trí tuệ siêu việt (superintelligence), chúng ta gặp phải vấn đề mới là kẻ xấu đó có thể thuộc về chính công nghệ”.
Hiện nay, nhiều người đang trở thành “fan” nghiện trí tuệ nhân tạo. Bạn có nhận ra được điều gì bất thường về tốc độ phát triển cũng như bản chất của sự thay đổi công nghệ trong thời đại hiện nay?
Các cải tiến mới ngày càng được xuất hiện nhiều hơn, mọi thứ đều có thể được thực hiện chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản. Và điều này khiến chúng ta cần phải suy ngẫm về một vấn đề lớn hơn: Liệu rằng chúng ta có nên lo lắng về những thứ mà chúng ta đã tạo ra cho thế giới không? AI có nguy hiểm không?
Hãy đọc bài viết này và tự tìm ra câu trả lời cho mình nhé, vì về bản chất thì trí tuệ nhân tạo AI cũng chỉ là sự bắt chước trí thông minh của chúng ta.
Chắc hẳn bạn đã từng xem những bộ phim như Machine, Avengers, Star Wars, Interstellar, The Matrix hay Terminator,… Tất cả đều có điểm chung. Chúng tôi hy vọng bạn phải phát hiện ra điểm chung đó - Trí tuệ nhân tạo.
Từ không có World Wide Web thành World Wide Web toàn diện, rất nhiều điều đã thay đổi. Để một hệ thống AI trở nên hoàn toàn an toàn, nó không những phải “không có lỗi” mà chúng còn phải có khả năng thiết kế các hệ thống kế nhiệm cũng “không có lỗi”.
AI có nguy hiểm không?
Tại sao AI lại nguy hiểm?
Hãy bắt đầu với những tác hại mà AI mang lại mà chúng ta có thể phải đối mặt trong tương lai:
I. Vũ khí tự trị
AI được lập trình sẵn, chúng là một thiết bị tự động, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào ai. Hãy tưởng tượng nếu nó được sử dụng sai mục đích và được lập trình để làm điều gì đó nguy hiểm, như trường hợp chúng là một vũ khí tự động được lập trình để giết người. Đây là một ví dụ về việc hệ thống AI có thể gây ra rủi ro và thiệt hại cho con người.
Không chỉ có những cá nhân muốn sử dụng AI để phục vụ bản thân, mà còn để phục vụ cho các quốc gia. Thậm chí, trong tương lai, có thể chúng ta sẽ thay thế những cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân bằng cuộc chạy đua về vũ khí tự trị sử dụng AI trên toàn cầu.
Tổng thống Nga - ông V.ladimir Putin cho biết: “Trí tuệ nhân tạo là tương lai, không chỉ cho Nga mà cho tất cả nhân loại. Nó đi kèm với những cơ hội to lớn, nhưng cũng có những mối đe dọa khó lường trước được. Ai trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực này sẽ trở thành kẻ thống trị thế giới”.
II. Thao túng xã hội
Chúng ta đã biết rằng các phương tiện truyền thông xã hội sử dụng các thuật toán tự động, giúp hỗ trợ tốt hơn các công việc liên quan đến tiếp thị đúng mục tiêu khách hàng. Thuật toán này giúp hệ thống AI biết chúng ta là ai, chúng ta thích gì và giúp đưa ra các thông tin chi tiết mà chúng ta cần từ đó.
Mọi người đều sử dụng Facebook, nhưng có thể không phải ai cũng biết rằng Facebook đang sử dụng thông tin của người dùng. Đây là ví dụ lớn nhất về thao túng xã hội. Đã có một vài cuộc điều tra được thực hiện để xác định lỗi của Cambridge Analytica và những người khác có liên quan.
50 triệu dữ liệu của người dùng Facebook đã bị thao túng, nhưng mọi người vẫn chia sẻ cuộc sống cá nhân của họ trên nền tảng này.
Dữ liệu này trên Facebook đã bị thao túng, nó cũng được thực hiện bằng cách tuyên truyền các thông tin nhất định đến các cá nhân đã được xác định thông qua các thuật toán và dữ liệu cá nhân. Đây là một nhược điểm lớn của AI.
Các hệ thống AI này có thể nhắm mục tiêu người dùng và phát tán bất kỳ thông tin nào họ (người đằng sau điều khiển hệ thống AI) thích, ở bất kỳ định dạng nào họ muốn và đưa ra những gì thuyết phục nhất - dù chúng là sự thật hay hư cấu.
III. Xâm phạm quyền riêng tư và cấp độ xã hội
Đây là một điều rất nguy hiểm mà AI cho phép các nhà tiếp thị làm. Cuộc sống cá nhân của một cá nhân có thể được theo dõi một cách dễ dàng. Mọi hành tung của người dùng đều có thể được phát hiện, cũng như các thói quen hàng ngày của anh ta sẽ được lưu lại.
AI và sự xâm phạm quyền riêng tư
Trong thời đại ngày nay, bạn sẽ tìm thấy máy ảnh ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, với các thuật toán nhận dạng khuôn mặt, họ có thể dễ dàng biết được bạn là ai.
Ví dụ cụ thể: Không lâu nữa, Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng hệ thống tín dụng xã hội (Social Credit System). Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống sẽ thu thập thông tin của khoảng 1,4 tỷ công dân. Sau đó, dựa trên thông tin cá nhân cũng như cách một cá nhân cư xử, hệ thống có thể giải mã tính cách của họ.
Những thông tin về cách họ đi bộ trong một quãng đường dài, họ có hút thuốc ở những khu vực cấm hút thuốc không và họ dành bao nhiêu thời gian để chơi trò chơi điện tử,... hệ thống có thể dễ dàng biết hết những thông tin này.
Nhưng chưa đâu, vẫn còn một điều đáng sợ hơn xảy ra phía sau việc xâm phạm riêng tư này - Ai đó liên tục kiểm tra các động thái của bạn sẽ tương tự như việc áp bức xã hội.
Nhưng, những gì tôi tin rằng nó còn tồi tệ hơn một sự xâm phạm quyền riêng tư. Ai đó kiểm tra các động thái của bạn giống như sự áp bức xã hội.
IV. Sai lệch giữa mục tiêu và máy móc
Con người đánh giá cao những cỗ máy được hỗ trợ bởi AI vì tính hiệu quả và năng suất của chúng. Nhưng, nếu các mục tiêu được đặt ra không rõ ràng thì các cỗ máy này có thể sẽ rất nguy hiểm. Giả sử nếu một cỗ máy không được trang bị các mục tiêu mà chúng nên có, thì có thể có sự sai lệch xảy ra.
Ví dụ: Nếu lệnh đưa tôi đến sân bay được đưa ra, hệ thống máy móc sẽ tìm đường nhanh nhất có thể. Nhưng, vì nó không có cảm xúc hoặc cảm giác nên nó sẽ không nhận thức được các quy tắc khác về đường bộ hoặc an toàn đường bộ, đường 1 chiều,...
Nó không biết giá trị thật của cuộc sống con người. Vì vậy, cỗ máy này có thể đưa bạn đến sân bay nhanh nhất có thể, nhưng có thể sẽ dẫn bạn đi vào các con đường 1 chiều hoặc những tuyến đường mà bạn không được phép đi, gây vi phạm luật giao thông hoặc thậm chí là tệ hơn thế nữa.
V. Theo dõi thông tin mà không có sự đồng ý của người dùng
Máy móc sẽ thu thập, theo dõi và phân tích rất nhiều thông tin liên quan đến một người. Vì vậy, các hệ thống này có thể theo dõi bạn dưới tư cách cá nhân và chúng nắm bắt được tất cả các thông tin cần thiết. Các hệ thống cũng có thể được sử dụng để nắm bắt những thông tin nhằm chống lại người đó.
Tóm lược
Đồng xu nào cũng có hai mặt và AI cũng vậy. Bất kỳ nền tảng công nghệ mạnh mẽ nào cũng có thể bị sử dụng sai mục đích và gây thiệt hại đến con người. Trong thời đại ngày nay, trí tuệ nhân tạo AI được sử dụng vì nhiều lý do chính đáng, ví dụ như trong trường hợp chỉ cần nêu một vài cái tên, nó có thể hỗ rtowj đưa ra những chẩn đoán y tế tốt hơn, tìm ra những phương pháp mới để chữa bệnh ung thư và làm cho ô tô của chúng ta an toàn hơn.
Nhưng, thật không may, khi khả năng của AI được mở rộng, nó cũng sẽ bị lạm dụng theo. Hệ thống này được một số người sử dụng cho các mục đích nguy hiểm hoặc độc hại.
Vì công nghệ AI đang phát triển rất nhanh, nên điều quan trọng là chúng ta phải đảm bảo rằng công nghệ này được nằm trong vùng kiểm soát và chúng được đảm bảo an toàn cho chúng ta. Điều cực kỳ quan trọng hiện nay là chúng ta phải phát triển nó theo một hướng tích cực, đồng thời giảm thiểu khả năng gây ra thiệt hại của nó.
Bây giờ, Viettel IDC nghĩ bạn chắc hẳn đã có câu trả lời cho các câu hỏi - AI có nguy hiểm không và nếu có, thì nó gây nguy hiểm cho nhân loại như thế nào? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Viettel IDC để được hỗ trợ nhé!
>> Xem tiếp: Bài 10: Cẩn thận với sự thao túng AI của tội phạm mạng
>> Xem lại: Bài 8: Tương lai của AI - Đã đến lúc phải đầu tư vào Trí tuệ nhân tạo
Để tìm hiểu thêm về giải pháp Giám sát & Ứng dụng AI, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
07/09/2024Tin liên quan
Viettel IDC tổ chức hội thảo Nâng cao nhận thức An Toàn Thông Tin cho khách hàng
Viettel IDC với mục tiêu cam kết đồng hành cùng khách hàng, vừa qua vào ngày 25/04/2024 đã phối hợp cùng Viettel Cyber Security, Coteccons, Unicons tổ chức buổi hội thảo Nâng cao nhận thức An Toàn Thông Tin dành cho toàn thể CBNV của Coteccons và Unicons tại trụ sở và các đầu cầu công trường.
[Cẩm nang AI] TOP 7 ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong các dự án AI/Machine Learning
Trong bài viết thuộc Cẩm nang AI cuối cùng này, chúng ta sẽ khám phá các ngôn ngữ lập trình khác nhau đang được sử dụng trong các dự án AI / Machine Learning. Bên cạnh đó, bạn cũng được tìm hiểu về cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình này.
[Cẩm nang AI] Tìm hiểu về bộ tứ Artificial intelligence (AI), Machine Learning (ML), Deep Learning (DL) và Data Science (DS)
Vào thế kỷ 21 hiện nay, công nghệ đã và đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Do đó, để đáp ứng và hòa nhập với các cơ hội hiện tại của thị trường, chúng ta nên tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning, Deep Learning và Data Science.
[Cẩm nang AI] AI và Machine Learning - Các khía cạnh cốt lõi của bộ đôi xu hướng tương lai
Đã bao giờ bạn xem những bộ phim khoa học viễn tưởng về AI nhưng theo chiều hướng xấu chưa? Và bạn tự đặt câu hỏi: liệu rằng máy móc có thể thực sự tiếp quản thế giới? Liệu rằng AI sau này sẽ thành công trong việc cướp quyền thống trị thế giới? Ắt hẳn bạn cũng đã nghe tin về việc các chatbot AI của facebook bị mất kiểm soát và cần phải đóng cửa 2 năm trước.
[Cẩm nang AI] TOP những cuốn sách AI từ cơ bản đến nâng cao hay nhất
Thông qua cẩm nang AI này, bạn sẽ tìm hiểu về những cuốn sách hay nhất về trí tuệ nhân tạo (bằng tiếng Anh) dành cho cả người mới bắt đầu tìm hiểu cho đến cả các chuyên gia về AI. Nào, bây giờ hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu nhé! Dưới đây là danh sách những cuốn sách về trí tuệ nhân tạo được đề xuất bởi các chuyên gia AI hàng đầu trên thế giới.
[Cẩm nang AI] Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) trong AI là gì?
Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Những thông tin chúng ta sẽ tìm hiểu bao gồm khái niệm, thành phần cũng như quy trình, các ví dụ của Natural Language Processing (NLP).
[Cẩm nang AI] Hệ thống chuyên gia (Expert System) là gì? Cách hệ thống ES giải quyết vấn đề
Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống chuyên gia (tên tiếng Anh là Expert System) là gì, cũng như các đặc điểm về thành phần, phân loại của hệ thống này. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi sơ lược qua các ưu nhược điểm của hệ thống này. Viettel IDC sẽ sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trong bài viết để có thể thể hiện nó một cách đơn giản và giúp bạn hiểu nó dễ hơn.
[Cẩm nang AI] Hệ thống Logic mờ (Fuzzy Logic) là gì?
Trong cẩm nang AI này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống Logic mờ (tên tiếng Anh là Fuzzy Logic). Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đi qua các kiến thức về ứng dụng và kiến trúc của Fuzzy Logic trong AI, cũng như các ưu nhược điểm của hệ thống này nhé!
[Cẩm nang AI] Artificial Neural Network là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và ứng dụng của mô hình này
Trong phần hướng dẫn về ANN (Artificial Neural Network) này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mạng nơ ron nhân tạo. Cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu qua cách làm việc và các loại cấu trúc, phân loại cũng như ứng dụng của ANN. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu về mạng Bayesian (Bayesian Network) trong trí tuệ nhân tạo AI.
[Cẩm nang AI] Thành phần và ứng dụng của Robot AI
Trong bài viết này của cẩm nang AI tại Viettel IDC, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm robot AI. Ngoài việc tìm hiểu về các thành phần cũng như cách chuyển động của robot, chúng ta sẽ cùng đi qua những ứng dụng của robot trong thực tế nhé!