[Cẩm nang Cloud] Cloud Management - Phân loại, lợi ích và các công cụ cần dùng

04/01/2022

Trong bài trước, chúng ta đã thảo luận về Cloud Storage . Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một chủ đề mới - Quản lý đám mây (Cloud Management).

 

Cloud Management có nghĩa là việc quản lý dữ liệu với sự trợ giúp của các công nghệ phần mềm - những bộ phận được sử dụng để thiết kế và giám sát ứng dụng. Trong bài viết về Cloud Management này, chúng ta sẽ nghiên cứu các lợi ích, phân loại, công cụ, thành phần và tính bảo mật của chúng.

 

Cloud Management là gì?

Cloud Management là việc quản lý dữ liệu dưới sự trợ giúp của công nghệ phần mềm - các bộ phận được sử dụng để thiết kế và giám sát ứng dụng.

 

Có một số công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý tài nguyên dựa trên điện toán đám mây. Các tài nguyên này vẫn đang hoạt động bình thường với người dùng và các dịch vụ khác.

 

Có một số chiến lược quản lý đám mây liên quan đến nhiều nhiệm vụ như giám sát hiệu suất, bảo mật và tuân thủ.

 

Dịch vụ CNTT bao gồm các nhiệm vụ quản lý phức tạp như duy trì sự sẵn có của tài nguyên, cung cấp các phần mềm hoàn chỉnh. Ngoài ra, nó cũng giúp thực hiện các thủ tục và kiểm soát bảo mật . Đối với các tính năng bảo mật cao hơn, công ty cung cấp một số công cụ cụ thể giúp quản lý đám mây.

Các loại đám mây Provisioning (Cloud Provisioning)

Có 3 loại điện toán đám mây Provisioning:

    - User self-Provisioning (người dùng tự cấp phép)

    - Dynamic Provisioning (Cấp phép động)

    - Advanced Provisioning (Cấp phép nâng cao)

I. User self-Provisioning (Người dùng tự cấp phép)

Đây là việc mua dịch vụ đám mây từ các nhà cung cấp khác. Chúng có thể được tạo từ giao diện Web, giao diện điều khiển.

II. Dynamic Provisioning (Cấp phép động)

Khi khách hàng đang cần tài nguyên thì nhà cung cấp sẽ phân bổ cho khách hàng. Nhà cung cấp có quyền ngưng cung cấp khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng tiếp, và họ phải trả phí trên lượng sử dụng.

III. Advanced Provisioning (Cấp phép nâng cao)

Số lượng hợp đồng tài nguyên được khách hàng xác định trước. Ở đây khách hàng trả một khoản phí cố định hoặc một khoản phí nâng cao.

 

Có rất nhiều công cụ có thể sử dụng để quản lý các dịch vụ đám mây. Những công cụ này giúp tạo ra một nhóm tài nguyên ảo. Hơn nữa, nó cung cấp một cổng thông tin sẽ giúp tăng cường các dịch vụ bảo mật.

 

Có một số lợi ích khác của nó như phân bổ tài nguyên, theo dõi và thanh toán. Môi trường đám mây được ảo hóa và có tổ chức cao vì các đám mây riêng được điều khiển bằng nguồn.

Lợi ích của Cloud Provisioning

Sau đây là những ưu điểm của quản lý điện toán đám mây (Cloud Computing Management)

I. Tốc độ nhanh chóng

Ngày nay, khách hàng đang cần khả năng chuyển giao nhanh chóng với sự trợ giúp của việc quản lý phù hợp. Khách hàng sẽ chỉ chọn dịch vụ nếu nó có tốc độ nhanh chóng và dễ sử dụng.

 

Nhóm điện toán đám mây cung cấp khả năng phân phối tài nguyên ngay lập tức để khách hàng của họ hài lòng. Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của các quản lý phù hợp.

II. Linh hoạt

Khách hàng yêu cầu nhiều tiện nghi khác nhau và cần các tài nguyên như cấu hình CPU, bộ nhớ, dung lượng đĩa hoặc mạng. Các tính năng này phải thân thiện với khách hàng và mang lại sự linh hoạt tối đa cho khách hàng. Khách hàng có thể tùy chỉnh những tài nguyên họ cần để tự chọn dịch vụ và loại bỏ các phần cứng đắt tiền.

 

 

Quản lý đám mây cũng cung cấp tính linh hoạt để khách hàng chỉ phải trả tiền cho những gì họ đã sử dụng.

III. Tính bảo mật

Để quản lý tốt, cần có tính bảo mật thích hợp. Nếu không, việc quản lý sẽ không hoàn chỉnh. Do đó, các công ty đám mây sẽ cung cấp tính năng bảo mật, tường lửa thích hợp. Điều này làm cho tất cả các tệp, chương trình và dữ liệu khác được bảo mật trên trang web.

 

Nếu khách hàng đang truy cập dữ liệu từ xa thì có khả năng bị các tội phạm mạng tấn công. Do đó, các công ty cũng đang thực hiện các hành động liên quan đến điều này.

IV. Tiết kiệm

Với sự trợ giúp của dịch vụ Cloud Management, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang cố gắng tối ưu hóa chi phí cho khách hàng càng nhiều càng tốt. Vì điện toán đám mây là dịch vụ phù hợp cho các tổ chức quy mô nhỏ cũng như quy mô lớn, nên chi phí sử dụng và triển khai máy chủ dựa trên đám mây khá thấp.

Công cụ quản lý đám mây

Để quản lý tổ chức đám mây, có các công cụ chuyên biệt hữu ích cho khách hàng cũng như cho các nhà cung cấp dịch vụ. Các công cụ này giúp giám sát, quản lý chi phí, cung cấp tính năng bảo mật và cải thiện hiệu suất của nền tảng đám mây. Nhiều công ty sử dụng nhiều công cụ khác nhau để quản lý.

 

Có một số công ty và công cụ của họ được dùng để quản lý đám mây mang lại hiệu quả tốt, gồm:

    - AWS

    - Google

    - Microsoft Azure

I. Amazon Web Services (AWS)

Amazon Web Services cung cấp phương tiện để người dùng truy cập và sửa đổi các phiên bản của đám mây với sự trợ giúp của giao diện dòng lệnh.

II. Google

Gã khổng lồ này cung cấp Google Cloud Platform (GCP), một công cụ giám sát và ghi nhật ký. Ngoài ra, Google Stackdriver cung cấp dữ liệu về hiệu suất cho các máy ảo và ứng dụng.

III. Microsoft Azure

Microsoft có công cụ khôi phục trang Azure, giúp quản trị viên tự động sao chép các máy ảo.

 

Có một số công cụ quản lý đám mây riêng cũng mang lại lợi ích cho bạn. Các công ty sử dụng các công cụ quản lý đám mây riêng này, bao gồm phần mềm quản lý cụ thể.

 

Phần mềm này có thể là VM Turbo Operations Managers Embotics VCommander. Những công cụ này cung cấp khung phần mềm tinh vi để quản lý các đám mây riêng tư (Private Cloud) và đám mây lai (Hybrid Cloud)

Các thành phần của Cloud Computing Management

Có một số thành phần được sử dụng để quản lý đám mây nhằm mục đích tự động hóa và điều phối, chẳng hạn như di chuyển ứng dụng, thay đổi phiên bản và quản lý cấu hình. Các thành phần được sử dụng để theo dõi hiệu suất là bộ nhớ, mạng, ứng dụng và máy tính.

 

Các thành phần sử dụng để chi phối và cung cấp tính đảm bảo cho điều này là kiểm toán, quản trị dịch vụ và nguồn lực, v.v.

Tính bảo mật của Cloud Management

 

Bảo mật là một trong những khía cạnh quan trọng trong quản lý đám mây. Khách hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể phải đối mặt vấn đề về bảo mật. Cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng đều có trách nhiệm như nhau trong việc bảo mật dữ liệu và quản lý đám mây thích hợp.

 

Người dùng có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách đặt mật khẩu mạnh và cung cấp các biện pháp xác thực. Trong khi nhà cung cấp đám mây có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách ngăn chặn các truy cập trái phép.

Các thách thức khi quản lý đám mây

Có một số công ty không có các thiết bị để quản lý đám mây. Điều này dẫn đến việc họ không có toàn quyền kiểm soát thiết bị. Họ cần có một kiến ​​trúc phù hợp của đám mây để tất cả các thông số của nó hoạt động.

 

Để giảm thiểu những thách thức, đơn vị quản lý đám mây nên cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý  thích hợp.

 

Trên đây là tất cả các thông tin về Cloud Computing Management. Hy vọng bạn thích nội dung này.

Kết luận

Cách thức quản lý đám mây phù hợp là phân bổ công việc và sự bảo trì, duy trì dịch vụ thích hợp. 

 

Hiện nay, có thể sẽ xuất hiện một số mối đe dọa về bảo mật. Các mối đe dọa này có thể là sự xâm nhập bất hợp pháp và tấn công dịch vụ, nhưng cũng có thể là các mối đe dọa điện toán đám mây cụ thể, chẳng hạn như các cuộc tấn công kênh bên (Side-Channel Attack). Các vấn đề này có thể giải quyết với sự trợ giúp của các công cụ quản lý và giám sát thích hợp.

 

 

>> Xem tiếp: Bài 28: Ảo hoá, SOA, Điện toán lưới và Điện toán tiện ích

<< Xem lại:  Bài 26: Cloud Storage - Cơ sở hạ tầng, mã hoá và quy trình bảo vệ dữ liệu
 

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link