[Cẩm nang Cloud] Hướng dẫn về Điện toán đám mây cho người mới bắt đầu

29/11/2021
Để khởi động chuyên mục này, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về Điện toán đám mây – Cloud Computing thông qua Chuyên mục “Cẩm nang Cloud”. Ở bài viết này, Viettel IDC sẽ đề cập đến tất cả các thông tin như lịch sử hình thành, đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và các loại hình Điện toán đám mây. Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu các mô hình triển khai Điện toán đám mây và các công ty đang sử dụng nó.
 

I. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là một dịch vụ cung cấp cho khách hàng làm việc qua internet. Có thể hiểu đơn giản, điện toán đám mây cung cấp khả năng lưu trữ, truy cập dữ liệu và phần mềm qua internet chứ không phải thông qua đĩa cứng của máy tính. Dữ liệu có thể là bất kỳ thứ gì như nhạc, tệp, hình ảnh, tài liệu,…

Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ mọi nơi chỉ với kết nối internet. Để truy cập điện toán đám mây, người dùng cần đăng ký và đăng nhập bằng ID và mật khẩu vì lý do bảo mật. Tốc độ đường truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tốc độ internet, dung lượng của máy chủ và nhiều yếu tố khác.

Việc quản lý Điện toán đám mây được thực hiện bởi chính máy chủ lưu trữ. Máy chủ có nhiều dung lượng lưu trữ và có khả năng xử lý nhanh, qua đó dữ liệu được truy cập rất nhanh. Ưu điểm chính của Cloud Computing là người dùng có thể tập trung vào công việc chuyên môn cần thiết trong khi có thể bỏ qua các vấn đề rườm rà, tốn thời gian.

 

II. Lịch sử của Điện toán đám mây

Trước khi điện toán đám mây xuất hiện, đã có điện toán máy khách/máy chủ, lưu trữ tập trung, trong đó tất cả dữ liệu, ứng dụng phần mềm và tất cả các trình điều khiển nằm ở phía máy chủ.

Nếu người dùng muốn chạy một chương trình hoặc truy cập vào một dữ liệu cụ thể thì phải kết nối với máy chủ và có được quyền truy cập thích hợp để có thể thực hiện công việc của mình. Khái niệm điện toán phân tán ra đời sau đó, nơi tất cả các máy tính được nối mạng với nhau và tài nguyên được chia sẻ khi cần thiết.

Khái niệm Điện toán đám mây xuất hiện vào năm 1950 với khả năng truy cập thông qua các máy khách thin/static và việc triển khai các máy tính lớn. Sau đó, vào năm 1961, John McCarthy có một bài phát biểu tại MIT, trong đó, ông gợi ý rằng máy tính có thể được bán như một tiện ích tương tự điện năng và thực phẩm.

Đây là ý tưởng tuyệt vời nhưng nó đã đi trước thời đại rất nhiều và mặc dù nhiều chuyên gia có hứng thú với mô hình này nhưng công nghệ lúc đó vẫn chưa sẵn sàng để đáp ứng.

Năm 1999, Salesforce.com trở thành công ty đầu tiên tham gia vào lĩnh vực đám mây, xuất sắc trong việc cung cấp các ứng dụng cấp doanh nghiệp cho người dùng cuối thông qua Internet.

Sau đó vào năm 2002, Amazon thành lập Amazon Web Services, cung cấp các dịch vụ như tính toán, lưu trữ và thậm chí cả trí thông minh nhân tạo. Năm 2009, Google Apps và Windows Azure của Microsoft cũng bắt đầu cung cấp các ứng dụng doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây.

Các công ty khác như HP và Oracle cũng tham gia vào thị trường điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn của khách hàng.

 

III. Các loại điện toán đám mây

Trong phần này của Cẩm nang Cloud, chúng ta sẽ khám phá 3 loại Điện toán Đám mây:

1. SaaS

SaaS là ​​viết tắt của Software as a Service, cung cấp một phương tiện để người dùng sử dụng phần mềm từ mọi nơi với sự trợ giúp của kết nối internet. Nó còn được gọi là phần mềm theo yêu cầu. Người dùng có thể truy cập từ xa thông qua các nhà cung cấp dịch vụ, ứng dụng lưu trữ và dữ liệu liên quan.

Có nhiều lợi ích khác nhau của SaaS vì nó rất tiết kiệm và người dùng chỉ phải trả một số chi phí cơ bản như phí cấp phép, chi phí cài đặt, phí bảo trì và phí hỗ trợ. Một số ví dụ về SaaS là ​​Yahoo! Mail, Hotmail và Gmail.

2. PaaS

PaaS là ​​viết tắt của Platform as a Service. Nó cung cấp nền tảng để khởi tạo, xuất bản và tùy chỉnh phần mềm trong môi trường được lưu trữ. Kết nối internet sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Nó cũng có một số lợi ích như có chi phí thấp hơn và người dùng chỉ phải trả tiền cho những dịch vụ và tài nguyên thiết yếu.

Máy chủ của PaaS có phần cứng và phần mềm của riêng nó. Điều này giải phóng người dùng khỏi việc phải cài đặt phần cứng và phần mềm để thực thi một ứng dụng mới.

3. IaaS

IaaS là ​​viết tắt của Infrastructure as a Service (Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ). Với sự trợ giúp của IaaS, người dùng có thể sử dụng phần cứng và phần mềm CNTT chỉ bằng cách trả các mức phí cơ bản. Các công ty sử dụng IaaS là ​​IBM, Google và Amazon.

Với IaaS, máy chủ có thể quản lý và khởi tạo các tài nguyên cơ sở hạ tầng trên đám mây. Đối với các công ty mới thành lập và các công ty nhỏ, IaaS có lợi thế lớn vì nó mang lại lợi ích cho họ với cơ sở hạ tầng như một dịch vụ, thay vì chi một số tiền lớn cho phần cứng và cơ sở hạ tầng vật lý tự xây dựng.

Lý do nên chọn IaaS là ​​vì nó sử dụng dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, giảm gánh nặng cho tổ chức.

 

IV. Ưu điểm của Điện toán đám mây

1. Tiết kiệm chi phí

Điện toán đám mây tiết kiệm chi phí vì người dùng đạt được nhiều hiệu quả tối ưu khi họ bắt đầu sử dụng và sau đó, họ chỉ phải trả tiền cho các dịch vụ cơ bản. Có rất nhiều dịch vụ đáng tin cậy có sẵn với chi phí thấp hoặc miễn phí cho việc sử dụng của người dùng.

2. Tính khả dụng

Dịch vụ đám mây luôn có sẵn khi tất cả các truy vấn và vấn đề được giải quyết với sự trợ giúp của bộ phận hỗ trợ kỹ thuật 24/7, được cung cấp thông qua các cuộc gọi điện thoại. Người dùng có thể nhận được sự trợ giúp từ bất cứ đâu.

3. Bảo mật

Vì dữ liệu đã được lưu ở nhiều nơi nên không bị mất dữ liệu. Điện toán đám mây cung cấp mức độ bảo mật cao vì dữ liệu được lưu trữ và sao lưu để tránh bị mất. Dữ liệu có thể sửa đổi hoặc xóa từ bất kỳ đâu, miễn là người dùng được cấp quyền truy cập từ xa. Ngay cả khi thiết bị bị mất, dữ liệu có thể sửa đổi hoặc xóa từ bất kỳ đâu với sự trợ giúp của kết nối internet.
 

V. Nhược điểm của Điện toán đám mây

1. Thời gian ngừng hoạt động

Một trong những nhược điểm lớn của điện toán đám mây là thời gian chết. Nếu máy chủ của các công ty không hoạt động ổn định, điều này sẽ dẫn đến thời gian ngừng hoạt động vì nó sẽ không thể hoạt động bình thường và cơ sở dữ liệu có thể bị từ chối truy cập.

2. Rủi ro bị tấn công

Vì bạn truy cập đám mây thông qua Internet, có xác suất nhất định bạn phải chịu các cuộc tấn công mạng vì bạn đang tiếp xúc với các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. Điều này hiếm khi xảy ra nhưng trên mạng Internet rộng lớn có nhiều nguy cơ thì điều gì cũng có thể xảy ra.
 

VI. Phương pháp triển khai điện toán đám mây

Có 4 phương pháp triển khai điện toán đám mây khác nhau, tùy theo nhu cầu. Khách hàng có thể chọn phương pháp nào phù hợp nhất trong số đó. Trong cẩm nang Cloud này, chúng tôi sẽ đề cập đến tất cả các phương pháp triển khai.

1. Đám mây riêng (Private Cloud)

Khi lựa chọn loại hình này, một Công ty Đám mây cụ thể sẽ duy trì việc quản lý, triển khai và vận hành đám mây. Hoạt động này có thể là nội bộ hoặc liên kết với bên thứ ba.

2. Đám mây cộng đồng (Community Cloud)

Các công ty có thể chọn chia sẻ và dùng chung cùng một môi trường đám mây và điều này hoàn toàn có thể được thực hiện với sự trợ giúp của Community Cloud. Khoản đầu tư ban đầu được tiết kiệm hơn vì chi phí Cloud được chia sẻ và phân bổ giữa các công ty.

3. Đám mây công cộng (Public Cloud)

Trong Public Cloud, công ty cung cấp dịch vụ đám mây phục vụ cơ sở hạ tầng cho khách hàng trên cơ sở thương mại. Điều này giúp khách hàng phát triển và triển khai ứng dụng với chi phí tài chính tối thiểu, chỉ phải chi trả cho những gì công ty sử dụng.

4. Đám mây lai (Hybrid Cloud)

Trong một đám mây lai, có thể dễ dàng di chuyển ứng dụng từ đám mây này sang đám mây khác. Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud, hỗ trợ việc tối ưu chi phí nhưng vẫn xử lý được dữ liệu trong môi trường đám mây bảo mật cao.
Một số công ty điện toán đám mây

Trong thời đại số ngày nay, đa số các công ty đều đã, đang và sẽ sử dụng Điện toán đám mây! Điện toán đám mây là một trong những phần quan trọng cần hoạch định trong doanh nghiệp và có thể mang lại lợi ích theo nhiều cách.

Có một lượng lớn dữ liệu được tạo ra hàng ngày và dữ liệu cần được lưu trữ. Do đó, hầu hết các công ty đều cần sử dụng Cloud. Một số công ty sử dụng Điện toán đám mây nổi tiếng hiện nay có thể kể đến như:
- Netflix
- Pinterest
- Xerox
- Instagram
- Apple
- Google
- Facebook

 

Kết luận

Điện toán đám mây là trọng tâm chính cần quan tâm hiện nay vì các công ty đang tạo ra rất nhiều dữ liệu để lưu trữ và phân tích. Với sự trợ giúp của Điện toán đám mây, người dùng có thể yên tâm tập trung vào các khía cạnh khác của công ty và giúp tăng trưởng bền vững cho tổ chức.
 
>> Xem tiếp: Bài 2: 10 tính năng chính của Điện toán đám mây

   

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link