[Cẩm nang Cloud] Tổng hợp kiến thức về Đám mây cộng đồng (Community Cloud)

20/12/2021

Community Cloud (Đám mây Cộng đồng) là mô hình điện toán đám mây cuối cùng mà chúng tôi đề cập đến trong cẩm nang Cloud này, đằng sau Private Cloud (máy chủ ảo riêng tư). Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức quan trọng về Community Cloud và các ví dụ thực tế nhé!

 

I. Community Cloud là gì?

Community Cloud là một dịch vụ đám mây được chia sẻ giữa nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong cùng một cộng đồng hoặc có chung một mối quan tâm nào đó. Dịch vụ này được quản lý bởi một bên thứ ba hoặc quản lý nội bộ giữa các tổ chức này.

 

Các tổ chức có chung mối quan tâm về máy tính và có những mối quan tâm chung có thể sử dụng dịch vụ này. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các công ty liên doanh, các đơn vị kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và đấu thầu.

 

Community Cloud sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng, giúp họ có thể nhận biết và phân tích được nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp trước tiên. Community có thể hiện diện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

 

Dịch vụ Community Cloud sẽ giảm bớt đáng kể các áp lực về chi phí, tính bảo mật, sự phức tạp công nghệ cũng như đáp ứng đủ các nhu cầu về các dịch vụ đặc biệt mà những mô hình Cloud khác không có.

 

Community Cloud là mô hình có tính thích nghi cao

 

Với đặc tính thích nghi cao của mình, dịch vụ Community Cloud dần dần được cải tiến, hoàn thiện theo thời gian. Hơn nữa, hiện tại có ngày càng nhiều các tài nguyên có sẵn bên trong các trung tâm dữ liệu, việc hoàn thiện này có thể được thực hiện trên nhiều cấp độ khác nhau.

II. Ví dụ về Community Cloud

Để hiểu hơn về Community Cloud, bạn có thể xem qua ví dụ cụ thể sau đây. Nhiều tổ chức thường có nhu cầu về một ứng dụng có sẵn, tại một tập hợp các Cloud Servers. Do đó, nếu công ty nào có nhiều Servers (máy chủ) thì sẽ không thể cung cấp một Server cụ thể trên nền tảng đám mây.

 

Nhưng, chúng có thể cho phép nhiều khách hàng kết nối vào Cloud và phân khúc các phiên sử dụng của họ. Tại đó, khách hàng có thể sử dụng cùng một phần cứng với các khách hàng khác. Điều này được hiểu đơn giản là Server sẽ sử dụng cùng một ứng dụng để tạo ra một Community Cloud.

III. Lợi ích của Community Cloud

1. Linh hoạt và có khả năng mở rộng cao

Dịch vụ Community Cloud rất linh hoạt và độ mở rộng cao, phù hợp với hầu hết nhu cầu của người dùng và họ có thể sửa đổi lại để phù hợp với nhu cầu của riêng mình. Nền tảng đám mây sẽ hỗ trợ người dùng có thể mua lại, cắt giảm chi phí về nguồn lực vận hành như chi nhánh hoặc nhân viên.

 

Ngoài ra, mô hình Cloud này cũng hỗ trợ các người dùng từ xa, cho phép nhân viên tìm kiếm và truy cập vào sử dụng bất kể họ đang ở đâu. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác, bạn có thể dễ dàng sử dụng mô hình Cloud này. Community Cloud đảm bảo về tính bảo mật của các thông tin dữ liệu trên những thiết bị này.

2. Sẵn có và đáng tin cậy

Mô hình Cloud sẽ sao lưu dữ liệu nhằm mục đích bảo mật, né tránh các rủi ro, sự cố không mong muốn. Community Cloud sẽ sao lưu hệ thống, ứng dụng và các dữ liệu của bạn vào một hệ thống thay thế, và chúng sẽ là phiên bản dự phòng cho bạn trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

 

Do các Servers, ứng dụng và dữ liệu của bạn không còn được lưu trữ trong các phần cứng thực tế nữa, do đó, việc xuất hiện sự cố tại các chi nhánh hoặc trong khu vực đều sẽ không ảnh hưởng đến trải nghiệm từ người dùng của bạn.

 

Dịch vụ đám mây bao gồm các tài sản dự phòng, networking, không gian lưu trữ, phần cứng, nguồn cấp điện liên tục, máy phát điện, bộ nhớ dự phòng,... Hơn nữa, việc sao lưu dữ liệu vào một Website thay thể khác có thể đảm bảo rằng hệ thống của bạn sẽ cung cấp đủ bất kỳ thông tin nào bạn cần.

3. Bảo mật

Dữ liệu của khách hàng trên mô hình Community Cloud sẽ được bảo mật và quản lý đúng cách. Khi bạn truy cập vào ứng dụng hoặc dữ liệu trên Cloud bằng bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ thời gian và địa điểm nào, thông tin cũng sẽ cố định và không bị di chuyển. Trên thực tế, với Cloud, bạn có thể chặn người dùng tải xuống tài nguyên dễ dàng.

 

Các thông tin nhạy cảm cần phải được bảo mật kỹ càng trên Servers. Các dữ liệu này không nên được lưu trữ tại những nơi khác. Một nghiên cứu chuyên sâu về bảo mật đã cho thấy rằng các thông tin nhạy cảm có thể xuất hiện trong máy tính bàn, laptop, thiết bị sao lưu, cáp USB, điện thoại thông minh, tablets hoặc thậm chí là máy tính cá nhân của nhân viên.

4. Cải tiến dịch vụ

Community Cloud bao gồm tất cả các hệ thống, ứng dụng và thông tin dữ liệu bên trong Cloud - nơi mà có thể xóa bỏ các yêu cầu sở hữu của nhân viên IT nhằm phục vụ và hỗ trợ hệ thống.

 

Thêm vào đó, các nhà cung cấp mô hình Community Cloud sẽ có trách nhiệm nâng cấp các bản cập nhập mới trên máy tính của bạn. Nhờ đó, bạn có thể tập trung hoàn toàn vào các mục tiêu chính của mình như phát triển công ty hoặc dịch vụ.

IV. Kết luận

Các nền công nghệ về đám mây (Cloud) đang ngày càng phát triển và chúng sẽ tiếp tục mở rộng hơn trong tương lai. Dịch vụ này cũng sẽ cho phép truyền tải thông tin kể cả khi phần cứng có gặp sự cố bất ngờ. Hơn nữa, nếu khách hàng có ý định di chuyển, các mô hình Cloud này sẽ không có downtime, giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc này.

 

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Cloud đã thể hiện sự quan tâm của họ về Community Cloud và đã tạo ra các mô hình này, cung cấp các tính năng cơ bản dựa trên sự giúp đỡ của nền tảng điện toán đám mây. Các công ty này đã thu về cho mình rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của mình.

 

Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Viettel IDC để được hỗ trợ nhé.

 

>> Xem tiếp: Bài 17: Tổng quan về ảo hoá trong Điện toán đám mây

<< Xem lại: Bài 15: Tổng hợp kiến thức về Đám mây lai (Hybrid Cloud)

 

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link