[Cẩm nang Cloud] Top 5 nhà cung cấp dịch vụ Cloud trên thế giới

06/01/2022

Ngày nay, có rất nhiều công ty đang cung cấp dịch vụ đám mây và các dịch vụ này đang hoạt động tốt hơn từng ngày. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây này có cung cấp: SaaS, PaaS, IaaS. Trong bài này, chúng ta hãy bắt đầu khám phá những cái tên đứng đầu trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ đám mây tốt nhất trên thế giới nhé.

 

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây

Trước kia, thông tin dữ liệu được lưu trữ trong ổ cứng không đáng tin cậy và không hề an toàn, vì ổ này có thể bị truy cập bởi bất kỳ ai.

 

Ngày nay các dịch vụ điện toán đám mây đã thay thế công nghệ ổ cứng truyền thống và cho ra đời một khái niệm mới gọi là công nghệ đám mây, giúp người dùng có thể lưu trữ dữ liệu trên đám mây. Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đáng tin cậy.

Các dịch vụ đám mây mà những đơn vị này cung cấp

Dưới đây là các dịch vụ mà các nhà cung cấp điện toán đám mây cung cấp:

I. Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)

Phần mềm dạng dịch vụ (Software as a service - SaaS) là một dịch vụ đám mây do công ty điện toán đám mây cung cấp. Trong SaaS, khách hàng có thể sử dụng phần mềm trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc trọn đời. SaaS sử dụng Internet và cung cấp ứng dụng cho khách hàng.

 

Hầu hết ứng dụng SaaS không yêu cầu bạn cần phải tải xuống vì chúng có thể sử dụng trực tiếp thông qua trình duyệt web.

II. Nền tảng dạng dịch vụ (PaaS)

Nền tảng dạng dịch vụ (Platform as a service) là một khung cấu trúc cho phép nhà phát triển có thể tạo một ứng dụng để tùy chỉnh các ứng dụng đã xây dựng trước đó. Dịch vụ này cũng được cung cấp thông qua các phương tiện Internet và tất cả việc quản lý được thực hiện bởi doanh nghiệp hoặc bất kỳ nhà cung cấp bên thứ ba nào.

III. Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ (IaaS)

Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ (Infrastructure as a service) được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, giúp khách hàng truy cập và giám sát những thứ như máy tính, mạng và các dịch vụ khác. Trong IaaS, khách hàng có thể mua tài nguyên theo yêu cầu thay vì mua toàn bộ phần cứng - rất tốn kém và khó bảo trì.

Danh sách các nhà cung cấp dịch vụ đám mây

Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây trên thị trường:

    1. Amazon Web Service (AWS)

    2. ServerSpace

    3. Microsoft Azure

    4. Google Cloud Platform

    5. IBM Cloud Services

    6. Adobe Creative Cloud

    7. Kamatera

    8. VMware

    9. Rackspace

    10. Red Hat

    11. Salesforce

    12. Oracle Cloud

    13. SAP

    14. Verizon Cloud

    15. Navisite

    16. Dropbox

 

Và bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường nhé!

I. Amazon Web Services (AWS)

Amazon Web Services là một nền tảng điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ như tính toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phân phối nội dung và nhiều chức năng khác có thể tích hợp vào một doanh nghiệp.

 

Amazon Web Services rất linh hoạt, có thể mở rộng và đáng tin cậy. Do đó, nhiều công ty đang triển khai và ứng dụng nó trong công việc của họ. Dịch vụ này không có chi phí trả trước, khách hàng chỉ phải trả cho những gì họ đã sử dụng. Đây là một trong những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu.

 

Với sự trợ giúp của Internet, khách hàng có thể truy cập vào bộ lưu trữ có độ bền cao như Amazon Glacier, Amazon S3 và Amazon EBS. Nó cũng có cơ sở dữ liệu mang lại hiệu suất cao như Amazon Redshift, Amazon Dynamo DB, Amazon ElastiCache và  Amazon RDS.

II. ServerSpace Cloud Servers

Đây là Cloud Server cho hệ điều hành Windows & Linux. Tại ServerSpace Cloud Servers, bạn có thể chọn cấu hình tùy chỉnh của riêng mình, khởi động máy ảo trong 40 giây, thay đổi cấu hình bất kỳ lúc nào và thanh toán khi bạn bắt đầu. Dịch vụ có lưu lượng không giới hạn, hiệu suất cao và có dịch vụ hỗ trợ 24/7.

 

Máy ảo được xây dựng dựa trên CPU Intel thế hệ thứ 2 mới nhất, với tần số 3,1 GHz và mang đến một cấp độ điện toán đám mây mới mang tính cách mạng. Ổ cứng thể rắn mang lại tốc độ nhanh với tỷ lệ IOPS tuyệt vời. Dữ liệu được lưu trữ gấp 3 lần và luôn có sẵn mà không bị trễ, giật lag.

 

Đám mây hoạt động trên nền tảng vStack siêu hội tụ (hyperconverged vStack platform), được sáng tạo dựa trên các công nghệ mã nguồn mở vượt trội.

III. Microsoft Azure

Microsoft Azure là một dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng xây dựng thử nghiệm triển khai và quản lý ứng dụng. Quá trình này được thực hiện trong mạng toàn cầu của trung tâm dữ liệu do Microsoft quản lý. Chúng có tính riêng tư như một nền tảng đám mây công cộng (Public Cloud Platform)

 

 

Chúng sử dụng ảo hóa để phân biệt sự kết hợp giữa hệ điều hành và CPU, với sự trợ giúp của một lớp trung gian được gọi là siêu giám sát (Hypervisor)

 

Các Hypervisor này mô phỏng tất cả các chức năng của máy vật lý như phần cứng và máy chủ như một máy ảo. Có rất nhiều máy ảo có sẵn và mỗi máy ảo có thể chạy nhiều hệ điều hành.

 

Trong trung tâm dữ liệu của Microsoft có rất nhiều máy chủ và mỗi máy chủ bao gồm một Hypervisor. Qua đó, nhiều máy ảo có thể hoạt động. Với sự trợ giúp của Azure, các nhà phát triển và chuyên gia CNTT có thể dễ dàng quản lý và triển khai các ứng dụng và dịch vụ của họ.

IV. Google Cloud Platform

Nền tảng đám mây của Google là một trong những dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu do Google cung cấp và nó chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google sử dụng cho các sản phẩm cho người dùng cuối của mình.

 

Nền tảng đám mây của Google về cơ bản được sử dụng cho các công việc tìm kiếm của Google và YouTube. Có nhiều dịch vụ khác nhau do Google Cloud cung cấp, chẳng hạn như phân tích dữ liệu, máy học và lưu trữ dữ liệu.

 

Dữ liệu được lưu trữ trong Google Cloud được bảo mật và có thể truy cập dễ dàng. Chúng cung cấp nhiều loại dịch vụ từ IaaS (cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ) đến PaaS (nền tảng dạng dịch vụ). Google cũng cam kết mạnh mẽ về tính bảo mật và ổn định cho người dùng.

 

Với sự trợ giúp của nền tảng đám mây Google, người dùng có thể thoải mái tập trung về việc viết mã và tính năng cần thiết để phát triển mà không cần lo lắng về các thao tác khác.

 

Tại đây, hầu hết các dịch vụ đều được quản lý đầy đủ, tạo điều kiện để khách hàng tập trung vào công việc của mình. Trong đó, về máy học và sử dụng API rất dễ dàng. API cũng giúp dịch ngôn ngữ phát hiện giọng nói một cách nhanh chóng và đơn giản. Vì vậy, chúng rất được lòng các khách hàng sử dụng.

V. IBM Cloud Services

Đám mây của IBM cung cấp các dịch vụ như PaaS (nền tảng dạng dịch vụ) và IaaS (cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ). Tổ chức đám mây này có thể triển khai và truy cập các tài nguyên của nó như mạng lưu trữ với sự trợ giúp của Internet. Chúng có một số công cụ giúp khách hàng rút ra được kiến ​​thức chuyên môn sâu về ngành.

 

Tốc độ và sự linh hoạt của dịch vụ đám mây này đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và khiến người dùng cảm thấy hài lòng. Khách hàng sử dụng IBM Cloud Services có thể dễ dàng tập trung vào tìm kiếm các cơ hội phát triển, tạo ra các kế hoạch về doanh thu mới và cải thiện hiệu quả hoạt động.

 

Việc sử dụng IBM Cloud Services không có nhiều rào cản so với các công nghệ truyền thống.

 

IBM Cloud Services loại bỏ các vấn đề phức tạp và các vấn đề mà các công ty lớn phải đối mặt. Các dịch vụ về điện toán đám mây của IBM cũng đang hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ, cung cấp thiết bị gia dụng. Nhiều người lựa chọn sử dụng dịch vụ này vì chúng cung cấp các dịch vụ tốt nhất với giá cả thấp nhất có thể.

VI. Adobe Creative Cloud

Adobe Creative Cloud cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ứng dụng về thiết kế nhiếp ảnh và web. Các dịch vụ đám mây của Adobe cung cấp các hướng dẫn và mẫu có sẵn, dù là người mới bắt đầu thì bạn cũng có thể dễ dàng truy cập vào đám mây và có thể bắt đầu sử dụng nó.

 

Dịch vụ này cung cấp nhiều tiện ích cho người mới bắt đầu và cho cả các chuyên gia, giúp dễ dàng truy cập vào đám mây.

 

Adobe Creative Cloud bao gồm nhiều ứng dụng và dịch vụ cung cấp quyền truy cập vào bộ sưu tập gồm các phần mềm dùng để chỉnh sửa video, phát triển web, nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa. Dịch vụ này có các ứng dụng di động cũng như ứng dụng máy tính mà khách hàng có thể sử dụng.

 

Creative Cloud cho phép bạn làm việc từ bất kỳ đâu và từ bất kỳ thiết bị nào, vì các tệp có thể được lưu vào đám mây, bạn có thể truy cập vào chúng mọi lúc mọi nơi.

 

Creative Cloud là máy chủ lưu trữ đầu tiên trên Amazon Web Services. Nhưng theo thỏa thuận mới với Microsoft, Adobe Creative Cloud hiện được lưu trữ trên Microsoft Azure.

Dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp đám mây

Tên công ty

  IaaS

Paas

SaaS

        AWS

  Amazon EC2

  Dịch vụ web của Amazon

  Dịch vụ web của Amazon

        Microsoft

  Microsoft Private Cloud

  Microsoft Azure

  Microsoft Office 365

        Google

  Google App Engine

(Python, Java và nhiều loại khác)

  Ứng dụng Google (Google Applications)

        IBM

Smart Cloud Enterprise

Smart Cloud Application Services

  SaaS Product

        Adobe

Adobe Creative Cloud

  Acrobat, Flashplayer, v.v.

 

Trên đây là tất cả các thông tin mà Viettel IDC chia sẻ về nhà cung cấp Cloud.

Kết luận

Điện toán đám mây đang giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh, dù là đối với công ty quy mô nhỏ hay lớn. Các công ty cung cấp dịch vụ đám mây này cung cấp mạng máy chủ cơ sở dữ liệu lưu trữ và phần mềm mà thông qua đó, hoạt động kinh doanh có thể phát triển.

 

Vì vậy, khách hàng có thể chọn công ty phù hợp nhất với nhu cầu doanh nghiệp của mình.

 

 

>> Xem tiếp: Bài 30: Tìm hiểu về Cloud Cube Model

<< Xem lại: Bài 28: Ảo hoá, SOA, Điện toán lưới và Điện toán tiện ích
 

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

25/04/2022

[Cẩm nang AI] TOP 6 phần mềm AI 2022 cần tìm hiểu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phần mềm, nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi tắt là phần mềm AI. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các phần mềm AI như TensorFlow, Azure Machine Learning, Salesforce Einstein, Ayasdi, Playment và Cloud Machine Learning - cả những ưu điểm và nhược điểm riêng của từng phần mềm.

DMCA.com Protection Status
// doi link