Chi tiêu cho Công nghệ thông tin đã thay đổi như thế nào trong đại dịch Covid-19?

05/09/2020
Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm 5,2% trong năm 2020, làm gián đoạn đời sống của hàng triệu công dân toàn cầu. Tuy nhiên, đại dịch cũng đã mang lại những thay đổi sâu sắc cho đội ngũ công nghệ thông tin (CNTT).

Từ lâu đã được xem như là đội ngũ hậu cần, các bộ phận CNTT đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức nắm bắt các đầu việc được phân phối, tung ra các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mới, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường trong bối cảnh bị toàn cầu thực hiện giãn cách xã hội.

Với việc Gartner dự đoán chi tiêu cho công nghệ năm 2020 sẽ giảm 7,3%, làm thế nào để các nhà lãnh đạo CNTT có những khoản đầu tư đúng đắn, mang lại doanh thu trong thời đại làm việc từ xa, đồng thời chuẩn bị cho sự phục hồi và tăng trưởng sau cùng?


Dưới đây, Viettel IDC điểm lại ba ý chính được rút ra từ các cuộc khảo sát gần đây về chi tiêu cho CNTT của doanh nghiệp trong Covid-19:

 
 

Tự động hóa, cộng tác và an ninh mạng vẫn là những ưu tiên chính

Tổ chức Sapphire Ventures đã khảo sát 110 CIO và kỹ sư CNTT để hiểu các ưu tiên về chi tiêu hiện tại của họ. Báo cáo cho thấy 86% CIO mong đợi tăng hoặc duy trì mức chi tiêu CNTT hiện tại của họ.

Các khoản đầu tư vào công nghệ trong thời kỳ đại dịch đã tập trung vào tự động hóa để có thể giảm bớt công việc lặp đi lặp lại và chuyển trọng tâm sang các sáng kiến về chiến lược, các công cụ cộng tác có thể giúp những nhân viên làm việc từ xa duy trì năng suất và an ninh mạng giúp thúc đẩy khả năng phục hồi của doanh nghiệp và giảm thiểu nguy cơ vi phạm an toàn dữ liệu quy mô lớn.

Chuyển đổi kỹ thuật số là một ưu tiên cấp hội đồng quản trị, với 64% giám đốc điều hành CNTT có kế hoạch tăng trưởng hoặc duy trì mức đầu tư vào việc số hóa.

Điện toán đám mây lên ngôi

Khảo sát về Điện toán đám mây năm 2020 của IDG với 550 người ra quyết định về CNTT cho thấy các doanh nghiệp sẽ đầu tư 32% tổng ngân sách CNTT của họ vào cơ sở hạ tầng và ứng dụng đám mây trong năm tới.
 
Trong năm 2020, các nhóm CNTT sẽ chi trung bình 74 triệu đô la cho điện toán đám mây, tăng trưởng 59% so với năm 2018. Trọng tâm của các ứng dụng doanh nghiệp lưu trữ không còn là trung tâm dữ liệu.

Các nhóm CNTT đang triển khai hoặc đang trong quá trình di chuyển một loạt các ứng dụng như trang web (53%), giải pháp cộng tác (52%), lưu trữ và sao lưu (42%) và dòng dịch vụ kinh doanh (41%) như CRM và ERP đến cơ sở hạ tầng đám mây công cộng (Public Cloud).
 

Nhu cầu về công nghệ mới

Cuộc khảo sát gần đây của Apptio cho thấy đang có một áp lực đáng kể đối với các bộ phận CNTT trong việc giảm ngân sách công nghệ tổng thể. Các nhà lãnh đạo CNTT đang cắt giảm chi phí đi lại (82%), trì hoãn các dự án (72%) và đóng băng tuyển dụng (66%) để tối ưu hóa chi tiêu. Trong khi các CIO sẽ cần tiết chế chi phí và đảm bảo giá trị rõ ràng từ các khoản đầu tư công nghệ, thì cũng có nhu cầu mạnh mẽ về các năng lực CNTT mới.

Đa số (63%) người được hỏi đang có nhu cầu ứng dụng các công nghệ mới - một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tư duy đúng đắn về việc sử dụng công nghệ mới trong kinh doanh vẫn còn tồn tại để giải quyết được các nhu cầu khác nhau của khách hàng trong một nền kinh tế đầy biến động.
 
Các nhà điều hành doanh nghiệp đang tìm kiếm câu trả lời và cần hướng đi đúng đắn từ CNTT hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo CNTT sẽ cần phải trở thành những người tham gia tích cực vào phản ứng của tổ chức họ đối với Covid-19.

Điều này sẽ liên quan đến việc hợp tác với các bên khác để tạo ra các mô hình kinh doanh mới, làm việc với các nhóm nhân sự để hình dung lại cách thức thực hiện công việc và đảm bảo khả năng phục hồi của tổ chức với những công nghệ mới phù hợp.

Các nhà lãnh đạo CNTT cần đầu tư chiến lược vào công nghệ kỹ thuật số, đào tạo kỹ năng cho nhân viên và thiết lập quy trình làm việc nhanh nhẹn để giúp tổ chức hoạt động hiệu quả nhất trong và sau đại dịch Covid-19.

 

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud - Nền tảng đám mây hỗ trợ tốt nhất cho tổ chức trong và sau đại dịch Covid-19, vui lòng liên hệ Viettel IDC:


      - Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
      - Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
      - Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

19/07/2024

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa

Ngày nay, dữ liệu được xem là nguồn tài sản quý giá, các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là "Kỷ nguyên dữ liệu". Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu được coi là một thành phần căn bản, nếu không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số.

16/07/2024

Viettel IDC được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Mới đây, Viettel IDC đã được trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" và là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động chăm lo đời sống cho CBNV.

01/07/2024

Cùng nhìn lại dấu ấn Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024

Vào ngày 26.06.2024 vừa qua, DCCI Summit được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Phát triển tương lai số bền vững" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

07/03/2024

Khám phá 3 ứng dụng nổi bật của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo nên những đột phá mới, mở ra cánh cửa cho vô số ứng dụng sáng tạo. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 ví dụ điển hình về cách thức các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang được ứng dụng, giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI này.

07/03/2024

SSL miễn phí và trả phí - Đâu là lựa chọn thông minh?

Với sự xuất hiện của nhiều loại SSL khác nhau, không ít người băn khoăn có nên lựa chọn SSL miễn phí hay không. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ điểm qua các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ lợi ích và hạn chế khi đăng ký SSL miễn phí.

20/05/2024

NPU là gì? Khám phá lợi ích nổi bật của NPU có thể bạn chưa biết

Ứng dụng NPU được xem là công cụ giúp người dùng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về NPU là gì, bao gồm cách thức hoạt động, lợi ích cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụ AI trong đời sống.

11/04/2024

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Cyber attack được xem là vấn đề an ninh mạng mà không một cá nhân, tổ chức nào có thể xem nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu tổng quan Cyber Attack là gì cũng như giải pháp phòng chống đáng cân nhắc nhé.

18/04/2024

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé.

16/04/2024

Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero Day Attack có thể bạn chưa biết

Một trong những nguy hiểm tiềm ẩn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý là lỗ hổng Zero Day Attack. Vậy Zero Day Attack là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng có gì đáng lưu tâm? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau, giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn này nhé.

15/04/2024

Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn những bí quyết giúp tăng tốc website nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hiệu suất, tốc độ website của mình, hãy cùng điểm qua nhé.

// doi link