SSL là gì? Tổng hợp kiến thức về chứng chỉ số SSL

03/09/2024

SSL viết tắt của từ Secure Sockets Layer là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Để tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ bảo mật SSL, cùng Viettel IDC khám phá ngay trong bài viết sau đây.

Chứng chỉ số SSL là gì?

SSL là chứng chỉ kỹ thuật số đảm bảo tính bảo mật, an toàn trong quá trình truyền dữ liệu giữa trình duyệt web và máy chủ. Những website có biểu tượng ổ khóa và địa chỉ website bắt đầu bằng "https://" trên thanh địa chỉ trình duyệt là website được bảo vệ bằng SSL.

SSL bảo vệ giao dịch trực tuyến thông qua các bước cơ bản sau:

- Mã hóa thông tin nhạy cảm trong giao dịch trực tuyến.

- Mỗi chứng chỉ SSL được tạo riêng cho một website duy nhất.

- Cơ quan uy tín (Certification Authority - CA) xác thực danh tính chủ nhân của website và xác nhận cấp chứng chỉ SSL cho website đó.

Certificate Authority (CA) là tổ chức phát hành chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ (server), mã nguồn, phần mềm. Nhà cung cấp chứng thực số đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên tin tưởng) để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.

chứng chỉ bảo mật số SSL

Tại sao nên sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL?

SSL mã hóa thông tin

Khi thông tin được gửi qua internet, SSL sẽ tiến hành mã hóa những thông tin này và chỉ duy nhất người nhận đích thực mới có thể đọc. Ví dụ với số thẻ tín dụng, tên tài khoản, mật khẩu,... nếu thông tin chưa được SSL mã hóa, bất kỳ người dùng nào giữa bạn mà máy chủ đều có thể thấy những thông tin này. Lợi dụng lỗ hổng này, tin tặc có thể đọc trộm và lấy cắp thông tin.

Các bước kết nối an toàn SSL được thực hiện như sau:

Bước 1: Người dùng truy cập một website bất kì hoặc https://viettelidc.com.vn/

Bước 2: Máy chủ của trang web sẽ nhận yêu cầu và gửi phản hồi đang thiết lập kết nối đáng tin cậy giữa trình duyệt web và máy chủ (SSL handshake).

Bước 3: SSL Certificate xác nhận thông qua SSL handshake, sau đó dữ liệu được truyền giữa máy chủ và trình duyệt web sẽ được mã hóa để đảm bảo tính an toàn và bảo mật.

SSL cung cấp tính xác thực

Để được cung cấp chứng chỉ SSL, trang web cần phải đảm bảo một số tiêu chí kiểm tra danh tính của nhà cung cấp SSL đáng tin cậy. Do đó, khi truy cập vào website có SSL, người dùng có thể yên tâm rằng mình đã gửi thông tin đến đúng máy chủ mà không phải một trang web mạo danh. Đây cũng là một sự xác thực đối với website đó.

SSL mang đến sự tin cậy

Trang web có SSL được thể hiện bằng biểu tượng khóa màu xanh trên trình duyệt, điều này mang đến sự tin cậy cho người dùng đối với website đang truy cập. Từ đó, tăng khả năng mua hàng của người dùng trên website.

SSL được yêu cầu cho PCI Compliance

Để đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng khi thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng trên website, các doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo mật do ngành công nghiệp thẻ thanh toán (PCI) đặt ra. Một trong những yêu cầu không thể thiếu là cài đặt chứng chỉ SSL. SSL Certificate đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ, mã hóa thông tin nhạy cảm như số thẻ và mã xác thực, ngăn chặn những kẻ gian lận có thể đánh cắp dữ liệu.

SSL giúp cải thiện cho SEO wesite

Theo thông báo từ Google, https (website được cấp SSL) sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp hạng website trên trang công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là website có SSL được ưu tiên xếp hạng website không có SSL.

chứng chỉ số SSL

Phân loại chứng chỉ SSL

- DV-SSL: Chứng chỉ xác thưc tên miền (Domain Validated SSL): DV SSL dành cho các khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản với giá rẻ. SSL DV chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền.Thời gian đăng ký và xác minh rất nhanh.

- OV-SSL: Chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation SSL): OV SSL dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao.Ngoài việc xác minh quyền sở hữu tên miền còn phải xác minh doanh nghiệp đăng ký đang tồn tại và hoạt động bình thường. Tên doanh nghiệp cũng sẽ được hiển thị chi tiết trên chứng chỉ OV được cấp.

- EV-SSL: Chứng chỉ xác thực mở rộng (Exented Validation SSL): EV SSL có độ tin cậy cao nhất chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động.Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp.Khi người dùng Internet truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số EV, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu website đó. Điều này gia tăng độ tin cậy của website đó đối với người dùng.

- Wildcard SSL: Wildcard SSL dành cho các website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau.Wildcard SSL khác với các loại SSL bình thường là có thể chạy cho không giới hạn tên miền phụ với một chứng chỉ ssl duy nhất.

- UC/SAN SSL: Chứng chỉ UC/SAN SSL được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server,Microsoft Office Communications,Lync và cũng là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.

Hướng dẫn cài đặt SSL cho website

Tùy vào hệ điều hành và máy chủ, bạn có thể tham khảo các chỉ dẫn cài đặt SSL thông qua những bài viết sau đây:

Hướng dẫn cài đặt SSL trên DirectAdmin

Hướng dẫn cài đặt SSL cho Apache trên Windows

Hướng dẫn cài đặt SSL trên IBM WEBSPHERE

Hướng dẫn cài đặt SSL cho Postfix

Hướng dẫn cài đặt SSL cho F5 BIG-IPS

Hướng dẫn cài đặt SSL cho Tomcat trên Windows

Hướng dẫn cài đặt SSL cho Odin Plesk Panel 12

Hướng dẫn cài đặt SSL cho Oracle iPlanet Web Server

Hướng dẫn cài đặt SSL cho JBOSS trên LINUX

Hướng dẫn cài đặt SSL cho Node.js

Cách kiểm tra SSL đã cài đặt đúng chưa

Về mặt trực quan, khi đường link website đã hiển thị giao thức https và ổ khóa. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra SSL đã cài đặt đúng chưa qua các công cụ như sslshopper.com, ssllabs.com, sslchecker.com. Các công cụ này sẽ cung cấp thông tin về tên miền sử dụng SSL, thời hạn còn lại của SSL, SSL đã cài đặt đầy đủ các mã CA chưa,...

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin về chứng chỉ bảo mật số SSL. Nếu bạn đọc có nhu cầu cấp chứng chỉ SSL, hãy liên hệ ngay với Viettel IDC. Với 16 năm trong lĩnh vực điện toán đám mây và lưu trữ dữ liệu, Viettel IDC tự hào là đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL uy tín hiện nay được rất nhiều đối tác lớn tin tưởng lựa chọn. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ Viettel SSL, hãy để lại thông tin tại Liên hệ Viettel IDC.

Tin liên quan

21/08/2024

Virtual Private Cloud (VPC) là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp

VPC (Virtual Private Cloud) là một đám mây riêng ảo biệt lập, hoạt động dựa trên cơ sở hạ tầng của Public Cloud với nhiều ưu điểm nổi bật. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm VPC là gì cùng những lợi ích của VPC đối với doanh nghiệp.

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

// doi link