Cloud Computing là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về Cloud Computing

08/10/2023

Cloud Computing được xem như là cuộc cách mạng hoá trong thế giới Internet hiện nay. Với những lợi ích mà nó mang lại, Cloud Computing đang ngày càng được sử dụng bởi nhiều tổ chức và doanh nghiệp.

Cloud Computing là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về Cloud ComputingCloud Computing là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về Cloud ComputingLợi ích về Cloud computing là rất lớn

Hiểu đúng Cloud Computing là gì?

Cloud Computing hay còn gọi là điện toán đám mây. Trước khi bắt đầu với khái niệm Cloud Computing là gì chúng ta sẽ cùng nhìn lại cách vận hành của cơ sở hạ tầng Internet trước đây nhé.

Cách vận hành của thế giới trước khi có Cloud Computing

Trước khi khái niệm Cloud Computing xuất hiện, theo thói quen và cơ sở hạ tầng tại thời điểm đó thì khi cần một dịch vụ gì bạn đều phải tự làm và tự đầu tư. Lấy ví dụ bạn dự định tự lập một website giới thiệu sản phẩm thì bạn sẽ phải mua một web server riêng cho website đó. Hoặc bạn cần lưu trữ hay sao lưu (backup) dữ liệu thì sẽ phải sắm thêm cho mình một vài chiếc ổ cứng …

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn lớn. Chưa kể đến việc nó cũng khá rườm rà và phức tạp. Có lẽ nó chỉ phù hợp với những người có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin mà thôi. Và trong một số trường hợp bạn không sử dụng hết các nguồn tài nguyên đó gây ra thất thoát lãng phí nữa. Lúc này Cloud Computing được hình thành để giải quyết các vấn đề nhức nhối trên.

Vậy Cloud Computing là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Cloud Computing là việc cung cấp các dịch vụ điện toán hoàn toàn qua Internet. Hay nói đúng hơn là việc cung cấp tài nguyên phù hợp với nhu cầu người dùng hoàn toàn thông qua Internet. Các dịch vụ ở đây có thể bao gồm máy chủ, lưu trữ, phần mềm …

Lúc này bạn có thể lưu trữ tài liệu của mình đâu đó “lở lửng trên những đám mây” bằng một vài giải pháp nào đó uy tín như Google Drive hay OneDrive. Và chỉ cần có kết nối Internet, bạn có thể truy cập vào những dữ liệu đó ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.

Cloud Computing là việc cung cấp các dịch vụ điện toán qua InternetCloud computing là gì?

Lợi ích của Cloud Computing là gì?

Chúng ta sẽ cùng xem một số lợi ích của Cloud Computing là gì nhé.

Chi phí

Tiết kiệm chi phí chính là lợi ích đầu tiên mà Cloud Computing mang lại cho người dùng. Thay vì phải bỏ chi phí đầu tư cả một hệ thống máy chủ để lưu trữ dữ liệu, chịu các chi phi vận hành hay bảo dưỡng hàng năm thì bạn chỉ cần phải dành một khoản tiền nhỏ để duy trì chúng. Bạn sẽ tập trung hơn vào công việc cuả mình thay vì phải lo lắng đến những việc như bảo dưỡng hay vận hành hệ thống. 

Tính mở rộng

Lợi ích thứ hai của điện toán đám mây đó là khả năng mở rộng linh hoạt về quy mô của nó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được phân phối đúng lượng tài nguyên cần thiết với nhu cầu sử dụng của mình. Bạn có thể bổ sung tài nguyên bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu và tại đúng vị trí địa lý mà bạn mong muốn.

Hiệu năng

Lợi ích thứ ba là vấn đề hiệu năng. Các dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất chạy trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới. Và đương nhiên chúng được nâng cấp thường xuyên để tăng hiệu quả và mức độ bảo mật. So với mô hình trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ như một công ty thì điều này mang lại những lợi ích tích cực hơn như giảm độ trễ mạng và tăng tính kinh tế khi áp dụng theo quy mô lớn hơn.

Bảo mật

Lợi ích thứ tư là tính bảo mật. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp một loạt các chính sách, công nghệ và kiểm soát nhằm củng cố tính bảo mật của bạn. Qua đó nó giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của bạn khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn hay các cuộc tấn công mạng vẫn thường xuyên xảy ra.

Tốc độ

Lợi ích thứ năm là tốc độ. Hầu hết các dịch vụ Cloud Computing hiện nay đều được cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Nghĩa là bạn cần bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Thậm chí ngay cả một lượng lớn tài nguyên máy tính cũng có thể được cung cấp chỉ trong vài phút. Như vậy bạn sẽ không cần phải quá áp lực trong việc lên kế hoạch tính toán công suất cho phù hợp nữa. Thay vào đó bạn có thể sử dụng bình thường, khi cần có thể bổ sung ngay tức thì chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Năng suất

Lợi ích thứ sáu là vấn đề về năng suất. Đối với Cloud Computing, bạn sẽ không phải dành chi phí cũng như cắt cử nhân viên cho các tác vụ quản lý, bảo dưỡng và duy trì hệ thống công nghệ thông tin. Như vậy bạn có thể tập trung đội ngũ cho những việc chuyên môn phục vụ cho kinh doanh của mình nhiều hơn. 

Độ tin cậy

Lợi ích cuối cùng là tính tin cậy của hệ thống. Các đơn vị trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ về Cloud, Máy chủ, … như Viettel IDC luôn có các biện pháp giúp người dùng sao lưu và bảo vệ dữ liệu. Thậm chí họ còn có các trung tâm DC/DR giúp khôi phục dữ liệu khi bị tấn công mạng và duy trì hoạt động liên tục của hệ thống. Đây là những thứ mà trong phạm vi nhỏ như một công ty đơn lẻ sẽ khó có thể đáp ứng được.

Các dạng Cloud Computing

 

Không phải tất cả các hệ thống Cloud Computing đều giống nhau. Và đương nhiên cũng không phải có một loại điện toán đám mây có thể phù hợp với tất cả mọi người, mọi nhu cầu. Dựa trên nhu cầu của người sử dụng các nhà phát triển Cloud Computing đã đưa ra một số mô hình, loại và dịch vụ khác nhau.

Để giải quyết được nhu cầu của bạn, trước tiên bạn cần xác định kiểu triển khai hoặc kiến trúc mà các dịch vụ của bạn sẽ được triển khai trên đó. Dưới đây là ba cách khác nhau để triển khai các dịch vụ đám mây. Cụ thể:

Public Cloud

Public Cloud là loại hình được sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Họ cung cấp tài nguyên điện toán của họ, như máy chủ và bộ nhớ hoàn toàn thông qua Internet. Viettel IDC là một ví dụ về loại hình Public Cloud này. 

Với Public Cloud, tất cả phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác đều do nhà cung cấp như Viettel IDC sở hữu và quản lý. Bạn sẽ có thể truy cập các dịch vụ này và quản lý tài khoản của mình thông qua các trình duyệt web.

>> Xem thêm: Dự báo TOP các xu hướng công nghệ hàng đầu trong năm 2023

Private Cloud

Private Cloud là một dạng tài nguyên được sử dụng riêng cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Lúc này các tài nguyên của hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đều được chia sẻ về hệ thống máy chủ tính toán, giúp doanh nghiệp tận dụng được các tài nguyên này một cách hiệu quả và bảo mật nhất, cũng như tối ưu được nguồn tài chính, giảm thiểu rủi ro đầu tư cho chi phí cố định. 

Ngoài ra, đối với hình thức Private Cloud này doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các hạ tầng có sẵn của các đơn vị thứ ba như Viettel IDC để triển khai các dịch vụ của riêng mình. Lúc này thì Viettel IDC sẽ cung cấp không gian hạ tầng chỗ đặt, hệ thống điện, điều hòa và các thiết bị liên quan khác để triển khai hệ thống CNTT. Bản chất lúc này doanh nghiệp vẫn sử dụng hạ tầng trên một mạng riêng. Nhưng thú vị ở chỗ là họ lại không cần phải quá lo lắng về các vấn đề liên quan đến vận hành của hệ thống nữa.

Hybrid Cloud

Hiểu đơn giản đây là sự kết hợp giữa giữa cả hai hình thức trên. Đương nhiên chúng sẽ được rằng buộc với nhau bằng công nghệ để đảm bảo sự riêng tư giữa chúng. Lựa chọn này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có nhiều lựa chọn hơn, giúp tối ưu hoá cơ sở hạ tầng hiện tại của bạn.
 

hybrid-cloudTiện ích của Hybrid Cloud

Kết luận

Cloud Computing dường như là một bước tiến mới của công nghệ thông tin và Internet. Nó biến những thứ phức tạp mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày trở nên đơn giản và dễ vận hành hơn bao giờ hết. 

Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, Cloud Computing cũng có những nhược điểm nhất định của nó. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào một hay nhiều hạ tầng nào đó sẽ khiến bạn trở nên thụ động hơn trước các tình huống xấu có thể xảy ra. Do đó tuỳ vào nhu cầu của mình bạn có thể lên một kế hoạch sử dụng cho hợp lý và hiệu quả.

Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến Cloud như Cloud Server; Private Cloud,… Viettel IDC tự tin về việc chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của bạn. Tại Viettel IDC, chúng tôi áp dụng chuẩn An toàn thông tin ISO 27017:2015 trong việc bảo vệ ứng dụng và dữ liệu của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng. 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn


 Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam


 

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link