Cloud native là gì? Cloud Native - Cách hiện đại để phát triển phần mềm

15/12/2020

Cloud native tận dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, bao gồm PaaS, đa đám mây, dịch vụ vi mô, phương pháp linh hoạt, Container, CI/CD,... Thuật ngữ Cloud native được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Không chỉ vậy, nó thậm chí còn có tổ chức riêng của mình Cloud Native Computing Foundation (CNCF), được ra mắt vào năm 2015 bởi Linux Foundation. Bài viết này, các bạn hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu xem cụ thể Cloud native là gì nhé.

Khái niệm Cloud native là gì?

Khái niệm Cloud native là gì?

Khái niệm Cloud native là gì?

Về lý thuyết, Cloud native là một cách tiếp cận để xây dựng và chạy các ứng dụng khai thác các lợi thế của mô hình điện toán đám mây. Vậy cụ thể Cloud native là gì? Nó ngụ ý rằng các ứng dụng được xây dựng trong hạ tầng Public Cloud thay vì xây dựng trên các trung tâm dữ liệu truyền thống.

>> Xem thêm: Cơ bản về điện toán đám mây: Các khối, tầng và các mô hình Điện toán đám mây.

CNCF định nghĩa Cloud native là gì? Nó có nghĩa là sử dụng các phần mềm nguồn mở, trong đó mỗi phần của ứng dụng được đóng gói trong Container riêng. Nó được sắp xếp để mỗi phần được lập lịch và quản lý chủ động nhằm tối ưu hóa tài nguyên sử dụng và theo định hướng microservices. Qua đó giúp tăng tính linh hoạt và khả năng bảo trì tổng thể của các ứng dụng.

Phát triển ứng dụng dưới dạng Cloud native là gì? Hiểu nôm na nó thường bao gồm các nhà phát triển, phương pháp linh hoạt, dịch vụ vi mô, nền tảng đám mây, Container như KubernetesDocker,... Nói tóm lại, nó gần như bao gồm mọi phương pháp triển khai ứng dụng mới và hiện đại ngày nay.

Phát triển ứng dụng dưới dạng Cloud native là gì?

Phát triển ứng dụng dưới dạng Cloud native là gì?

>> Xem thêm: Dịch vụ Viettel Kubernetes Service của Viettel IDC.

Thách thức của Cloud native là gì?

Thách thức lớn nhất của Cloud native là gì? Một trong những sai lầm lớn mà khách hàng mắc phải là cố gắng nâng cấp và chuyển các ứng dụng cũ sang sử dụng nền tảng đám mây. Thay vào đó, khách hàng nên đưa các ứng dụng Cloud native vào cơ sở hạ tầng đám mây mới. Hoặc chia nhỏ các nguyên khối hiện có để cấu trúc lại chúng bằng cách sử dụng các nguyên tắc riêng của đám mây từ đầu.

Bạn cũng cần sắp xếp lại các phương pháp cũ dành cho nhà phát triển của mình. Mô hình thác nước (Waterfall) chắc chắn sẽ không làm được. Vì vậy, bạn phải áp dụng các phương pháp tiếp cận Cloud native mới như phát triển sản phẩm dạng MVP, thử nghiệm đa biến,... 

Sự khác biệt của các ứng dụng Cloud native là gì?

Phát triển ứng dụng Cloud native yêu cầu một kiến ​​trúc rất khác so với các ứng dụng doanh nghiệp truyền thống. Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu xem, sự khác biệt trong ứng dụng Cloud native là gì nhé.

Ngôn ngữ trong ứng dụng Cloud native là gì?

Các ứng dụng tại chỗ (On-premise) được viết để chạy trên máy chủ của công ty có xu hướng được viết bằng các ngôn ngữ truyền thống, như C/C++, C # hoặc ngôn ngữ Visual Studio khác nếu được triển khai trên nền tảng Windows Server và Java doanh nghiệp. Và nếu nó nằm trên một máy tính lớn, nó có thể nằm trong Cobol.

Khác biệt của các ứng dụng Cloud native là gì? Nó nhiều khả năng được viết bằng ngôn ngữ tập trung vào web, nghĩa là HTML, CSS, Java, JavaScript, .Net, Go, Node.js, PHP, Python và Ruby.

Khả năng cập nhật của các ứng dụng Cloud native là gì?

Các ứng dụng Cloud native luôn hiện tại và cập nhật. Trong khi các ứng dụng On-premise cần cập nhật và thường được nhà cung cấp phân phối trên cơ sở đăng ký và yêu cầu thời gian ngừng hoạt động trong khi cài đặt bản cập nhật.

Khả năng tuỳ biến của các ứng dụng Cloud native là gì?

Các ứng dụng Cloud native tận dụng khả năng tuỳ biến của đám mây bằng cách sử dụng tài nguyên gia tăng trong trường hợp thời gian sử dụng tăng đột biến. Hiểu đơn giản là việc tự động điều chỉnh tài nguyên khi có nhu cầu. Ứng dụng Cloud native có thể điều chỉnh để tăng quy mô và tài nguyên khi cần thiết.

Đa dạng môi trường

Khi tìm hiểu Cloud native là gì bạn sẽ thấy, các ứng dụng dạng này không có vấn đề gì khi hoạt động trong môi trương ảo hóa và chia sẻ tài nguyên với các ứng dụng khác. Trong khi đó, có nhiều ứng dụng On-premise không hoạt động tốt trong môi trường ảo hoặc hoàn toàn không hoạt động và yêu cầu không gian không được ảo hóa.

Kết luận

Đến đây thì hi vọng rằng độc giả khi đọc bài viết này đã phần nào hiểu rõ hơn về Cloud native là gì rồi. Tóm gọn lại là, Cloud native dường như đang là xu hướng hiện tại của thế giới. Dường như đang có một sự dịch chuyển theo xu hướng đó.

Đi cùng với xu hướng đó là các dịch vụ liên quan đến Cloud cũng dần ngôi. Và phần lớn trong chúng ta đều không thể phủ nhận những lợi ích tích cực của nó. Hiện tại Viettel IDC với thế mạnh về hạ tầng của mình cũng đã và đang cung cấp rất nhiều các dịch vụ trên nền điện toán đám mây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ này, vui lòng liên hệ với Viettel IDC để được tư vấn thêm nhé.

Để tìm hiểu thêm về Cloud native là gì cũng như các dịch vụ Cloud như Cloud Server, Cloud Storage, Cloud PC tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link