Có gì bên trong Trung tâm dữ liệu Bình Dương của Viettel IDC?
06/05/2020Data Center Bình Dương là 1 trong 5 Trung tâm dữ liệu lớn của Viettel với diện tích phòng máy là 10 000 m2, cung cấp 1600 rack, phục vụ cho hơn 2000 khách hàng trong và ngoài nước.
Về Trung tâm dữ liệu Bình Dương
Trung tâm Dữ liệu Bình Dương của Viettel IDC là 01 trong 05 Trung tâm dữ liệu lớn của Viettel IDC, được xây dựng trong Khu công nghệ cao Hồ Chí Minh, được đưa vào khai thác dịch vụ chính thức từ 24/5/2011.
Trung tâm dữ liệu này tọa lạc tại Khu CNC Bình Dương, tỉnh Bình Dương cách trung tâm thành phố HCM khoảng 25km với diện tích mặt sàn lên đến 10.000 m², đạt tiêu chuẩn quốc tế ANSI/TIA-942
Kết cấu Trung tâm dữ liệu Bình Dương
1. Máy phát điện
Hệ thống PDU bao gồm 16 chiếc được chia đều ra 4 tầng phòng máy. Mỗi PDU có công suất 400A. Toàn bộ hệ thống PDU đều do hãng Emerson cung cấp.

2. Biến áp
TTDL Bình Dương sử dụng 2 trạm biến áp lấy nguồn điện từ 2 tỉnh Bình Dương và TP.HCM đảm bảo cho việc dự phòng nguồn điện, hạn chế tối đa việc mất điện.
3. STS
STS (Static Transfer Switch) – Hãng Chloride: thiết bị chuyển mạch điện đảm bảo chuyển đổi nguồn cung cấp điện mà không làm gián đoạn dòng điện. Thời gian chuyển mạch 2-4ms, đảm bảo dưới ngưỡng 20 ms, các thiết bị tải hoạt động bình thường mà không nhận biết được sự thay đổi này.
4. UPS
Tại Bình Dương được đầu tư hệ thống 4 UPS do hãng Chloride sản xuất, công suất 600KVA/1 UPS. Được dự phòng (N+1). Khả năng chịu tải khi toàn bộ trung tâm Bình Dương hoạt động hết công suất là trên 15 phút.
5. Phòng nguồn
Phòng nguồn và hệ thống máy nổ luôn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hệ thống IDC. Toàn bộ các hệ thống điện đều do các hãng lớn có uy tín cung cấp như: Tủ phân phối điện PDU của Schneider, Hệ thống lưu trữ điện UPS của Chloride, hệ thống điều hòa Emerson.Phòng nguồn của Viettel IDC được xây dựng cách biệt với phòng máy với điều kiện đảm bảo lý tưởng như trong phòng máy về nhiệt độ, độ ẩm, và được trang bị hệ thống chữa cháy FM200, cảnh báo khói sớm HSSD.

6. Busway
Busway - Hãng Schneider: Chức năng truyền dòng điện cường độ cao từ phòng nguồn tại tầng 1 lên các phòng máy, đây là linh kiện đặc chủng, thường chỉ dùng trong các nhà máy điện. Busway này giúp truyền tải được dòng điện cường độ lớn, ít tiêu hao và rất an toàn.
7. Hệ thống PCCC
7.1. HSSD
HSSD (High Sensitive Smoke Detector) là hệ thống cảnh báo khói độ nhạy cao cho phép NOC phát hiện nồng độ khói rất nhỏ trong phòng máy nhằm phát hiện nguy cơ cháy sớm trước khi có cháy xảy ra.
Nguyên lý hoạt động của HSSD: các ống dẫn được bố trí đều khắp phòng máy liên tục thu nhận các mẫu không khí chuyển đến bộ cảm biến khói độ nhạy cao. Khi phát hiện nồng độ khói cao hơn ngưỡng cho phép, cảm biến truyền thông tin cảnh báo về tủ điều khiển đặt tại phòng NOC, nhân viên NOC có thể dễ dàng phát hiện tọa độ cảnh báo nồng độ khói bất thường để kiểm tra và xử lý.
Hệ thống HSSD là giải pháp an toàn, tiết kiệm cho việc báo và chữa cháy, với độ nhạy phát hiện khói ở nồng độ 0,00015% đến 0.03%/foot cho phép nhân viên NOC giải quyết nguy cơ cháy bằng tay trước khi hệ thống chữa cháy FM200 phát hiện nguy cơ cháy và kích hoạt chế độ chữa cháy tự động.
7.2. Water Leak
Hệ thống cảnh báo nước (Water Leak) là hệ thống cảm biến phát hiện rò nước trên và dưới sàn nâng của phòng máy.
Đối với trung tâm dữ liệu dùng điều hòa bằng nước như Viettel IDC, việc dùng hệ thống water leak là bắt buộc để phòng rủi ro rò rỉ nước khỏi đường ống dẫn nước điều hòa.
Hệ thống cảnh báo nước được theo dõi tại NOC cho phép phát hiện vị trí rò nước chính xác ngay khi có dấu hiệu cảnh báo.
Hệ thống Water Leak của Viettel IDC Bình Dương của hãng Aqualarm.
7.3. FM200
Hệ thống chữa cháy FM200 là hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp dành cho các phòng máy. Khi xảy ra cháy hệ thống FM200 sẽ phun ra chất khí chữa cháy sạch có tên FM200 (tên thương mại của HFC, chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp.Ngoài ra, với chất khí chữa cháy sạch này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu quả tai hại nào với vật dụng, máy móc trong khu vực được chữa cháy.
Hệ thống FM200 hoạt động trên cả cơ chế tự động và vận hành tay. FM200 có hệ thống cảm biến báo cháy (nhiệt, khói) riêng, khi hệ thống cảnh báo phát hiện cháy, tín hiệu cảnh báo trong NOC cho phép nhân viên NOC xác định chính xác hơn cảnh báo đám cháy là thật hay lỗi hệ thống, nhân viên NOC có thể để hệ thống tự động kích hoạt chế độ chữa cháy hoặc ngắt bằng tay.
Hệ thống FM200 tại Bình Dương được đặt trong phòng riêng biệt kết nối đến các đầu phun bọt khí bố trí trải khắp các phòng máy chủ, phòng nguồn, phòng mạng, phòng kết nối truyền dẫn.

8. Hệ thống điều hòa
8.1. Chiller
8.2. Tháp tản nhiệt
Trung tâm cơ sở dữ liệu Viettel IDC Bình Dương sử dụng hệ thống tháp nước tản nhiệt , hoạt động dự phòng 2+4.
Ưu điểm của hệ thống này là giúp cho hệ thống điều hòa giải nhiệt cực nhanh. Thông thường, nhiệt độ trung bình của nước nóng dẫn lên tháp khoảng 35-36 độ C. Sau khi qua xử lý, hệ thống tháp tản nhiệt sẽ giúp nước giảm xuống khoảng 5 đến 10 độ C.
Hệ thống điều hòa sử dụng tháp nước tản nhiệt giúp tiết kiệm chi phí điện năng vận hành, góp phần giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng.
Hiện tại, Viettel IDC là một trong những IDC đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hệ thống này vốn đã phát triển từ lâu tại các IDC lớn trên thế giới.
8.3. Tủ điều hoà
Toàn bộ trung tâm dữ liệu Bình Dương được trang bị 72 tủ điều hòa dùng nước của 2 hãng Emerson và Stulz, công suất 20RT/1 tủ.Hệ thống điều hòa được bố trí được bố trí tại hầu hết các khu vực phòng máy, phòng nguồn, phòng mạng. đảm bảo độ ổn định nhiệt độ và độ ẩm đồng đều trong phòng máy tuân theo tiêu chuẩn Tier 3:
Nhiệt độ: trong phạm vi 20->25 độ C, các điểm chuẩn đạt 22 độ C
Độ ẩm: được điều chỉnh trong phạm vi 40->55%, điểm chuẩn đạt 45%.

9. Hệ thống an ninh
9.1. Camera giám sát bên ngoài
Từ trung tâm điều hành - NOC, nhân viên kỹ thuật, an ninh có thể quan sát cả các khu vực bên ngoài tòa nhà dữ liệu. Đảm bảo an ninh tuyệt đối cho trung tâm dữ liệu.
9.2. Đầu đọc vân tay
Mỗi khách hàng đến trung tâm dữ liệu đều được phát thẻ từ và quản lý bằng phần mềm kiểm soát cho phép vào ra ở khu vực nhất định theo thời gian.
Riêng phòng máy được trang bị đầu đọc thẻ kết hợp vân tay, gắn với khóa từ lực giữ 250 Kg.
9.3. Camera cho khu vực thuê theo khu riêng
9.4. Camera cho khu thuê dạng chia sẻ

10. Trung tâm điều hành NOC
Chức năng của NOC:
- Thực hiện giám sát và điều khiển hoạt động của các hệ thống mạng, hệ thống điện, điều hòa, phòng cháy chữa cháy và an ninh vào ra.
- Hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ IDC.

Để thực hiện chức năng giám sát hoạt động phòng máy, NOC kết nối với các máy chủ quản lý các hệ thống:
- NMS (Network Management System), MRTG (Multi Router Traffic Grapher) giám sát trạng thái hoạt động của các thiết bị mạng, máy chủ, thông số trạng thái mỗi đường truyền.
- Theo dõi thông số về môi trường phòng máy: nhiệt độ, độ ẩm tại từng vị trí trên sơ đồ phòng máy, từ đó kỹ thuật viên có thể thao tác điều chỉnh điều hòa hoạt động phù hợp hơn.
- Theo dõi thông số trạng thái từ tháp tản nhiệt, hệ thống cảnh báo khói sớm HSSD và hệ thống phòng chữa cháy FM200.
- Kết nối với máy chủ Syslog (system log) để kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.
- Kết nối với đầu ghi hình DVR theo dõi hình ảnh bên trong và bên ngoài phòng máy.
- Kết nối với bộ điều khiển hệ thống kiểm soát vào ra (ACS) để kiểm soát dữ liệu vào ra tại từng cửa.
Nhân viên NOC tại Viettel IDC làm việc theo ca để đảm bảo hệ thống hoạt động 24/7. Tại NOC, luôn có tối thiểu 3 nhân viên trực điều hành.
Nhân viên NOC thực hiện giám sát hệ thống, khi có các sự cố kỹ thuật cơ bản, nhân viên NOC có thể trực tiếp quản lý, khi có sự cố sâu hơn, nhân viên NOC có trách nhiệm báo cho cấp trên hoặc bộ phận kỹ thuật liên quan để xử lý.
Ngoài công tác đảm bảo an ninh, an toàn, vận hành liên tục của phòng máy, nhân viên NOC thực hiện công tác đảm bảo vấn đề vào ra của khách hàng đúng quy trình, an toàn và thuận tiện.
11. Hệ thống tủ Rack
Mỗi tủ rack được trang bị 2 PDU cung cấp điện từ 2 UPS khác nhau, hệ thống cáp đồng và cáp quang cung cấp đến tủ cũng theo nguyên tắc dự phòng N+1.

Xem thêm video mô phỏng 3D về hệ thống Trung tâm dữ liệu của Viettel IDC tại đây
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Colocation (Thuê chỗ đặt thiết bị) tại Trung tâm dữ liệu Bình Dương, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 18008088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.