Cơ sở dữ liệu đám mây (Database cloud): Lợi ích và cách hoạt động

27/08/2024

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây. Database Cloud không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý dữ liệu mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu những thông tin nổi bật về cơ sở dữ liệu đám mây trong bài viết dưới đây.

Cơ sở dữ liệu đám mây (Database cloud)

Cơ sở dữ liệu đám mây (Database cloud) là gì?

Cơ sở dữ liệu đám mây (Database Cloud) là hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng, vận hành và quản lý trong hệ thống công nghệ thông tin nằm trên nền tảng điện toán đám mây công cộng hoặc riêng tư. Sự khác biệt lớn nhất giữa Database Cloud và cơ sở dữ liệu truyền thống nằm ở cách các dữ liệu được triển khai và quản lý.

Cơ sở dữ liệu đám mây được lưu trữ trên các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud Platform (GCP)Microsoft Azure. Do đó, doanh nghiệp có thể xây dựng cơ sở dữ liệu mà không cần mua phần cứng vật lý và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Dữ liệu trên Database Cloud được lưu trữ phân tán, cho phép các doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu mọi lúc, mọi nơi khi có kết nối internet. Tùy thuộc vào phần mềm cơ sở dữ liệu cụ thể được sử dụng, Database Cloud có thể lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc.

Xem thêm:

- 4 mô hình điện toán đám mây ứng dụng phổ biến cho doanh nghiệp

- Ưu nhược điểm của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp

- 8 Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Phân loại cơ sở dữ liệu đám mây

Phân loại cơ sở dữ liệu đám mây

Cơ sở dữ liệu đám mây có nhiều loại khác nhau với những đặc điểm riêng biệt giúp các doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn để áp dụng vào triển khai quản lý dữ liệu một cách hiệu quả nhất. Một số loại cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Cơ sở dữ liệu đám mây quan hệ

Đây là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) lưu trữ dữ liệu trong các mục liên quan với nhau thông qua các khóa chính và khóa ngoại để đảm bảo tính toàn vẹn và nhất quán. Dữ liệu được tổ chức trong các bảng với hàng và cột, có cấu trúc rõ ràng và cố định. Hệ thống này tuân theo mô hình quan hệ và sử dụng một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để truy vấn và quản lý dữ liệu có tên là ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc SQL (Structured Query Language).

Cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ

Cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ lưu trữ dữ liệu chủ yếu trong RAM (Random Access Memory) thay vì trên các ổ đĩa cứng. Vì vậy, thời gian truy xuất và xử lý dữ liệu rất nhanh, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp. Loại cơ sở dữ liệu này hỗ trợ các doanh nghiệp phân tích và xử lý dữ liệu ngay lập tức. Tuy nhiên, dữ liệu có thể bị mất khi tắt hệ thống, vì vậy cần kết hợp với các cơ chế sao lưu và khôi phục dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu đám mây NoSQL

Cơ sở dữ liệu đám mây NoSQL sử dụng các mô hình dữ liệu linh hoạt như tài liệu, cặp khóa - giá trị, cột rộng và đồ thị để lưu trữ, truy xuất dữ liệu; thường áp dụng với các dữ liệu trong lĩnh vực truyền thông xã hội, big data, phát triển ứng dụng và di động. Loại cơ sở dữ liệu này cho phép mở rộng dữ liệu theo chiều ngang, giúp xử lý lượng dữ liệu lớn và đa dạng. Bên cạnh đó, dữ liệu được lưu trữ có thể có cấu trúc không cố định, không đồng nhất, không cần tuân thủ theo một định dạng dữ liệu (schema) nhất định.

Xem thêm: So sánh 2 loại hình cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay: SQL và NoSQL

Lợi ích của Database Cloud

Không thể phủ nhận một điều rằng, với những lợi ích to lớn, cơ sở dữ liệu đám mây đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của Database Cloud đối với doanh nghiệp:

Khả năng mở rộng linh hoạt

Một trong những lợi thế chính của dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây là khả năng mở rộng tài nguyên theo nhu cầu. Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh dung lượng cơ sở dữ liệu của mình để thích ứng với các biến động về khối lượng công việc, đảm bảo hiệu suất tối ưu mà không cần đầu tư quá nhiều vào phần cứng. Điều này cho phép tăng hoặc giảm quy mô nhanh chóng dựa trên các mô hình sử dụng, đặc biệt có ích trong thời gian cao điểm với lượng dữ liệu lớn hoặc khi triển khai các dự án mới.

Tiết kiệm chi phí

Các doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho các tài nguyên mà họ sử dụng, không cần đầu tư quá nhiều vào phần cứng và phần mềm. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường cung cấp nhiều mô hình định giá khác nhau, bao gồm các phiên bản được đặt trước và phiên bản tại chỗ, cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách.

Khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi

Doanh nghiệp có thể truy cập cơ sở dữ liệu đám mây mọi lúc, mọi nơi có kết nối internet. Điều này rất phù hợp với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoạt động phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu đám mây cũng tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu và cộng tác theo thời gian thực giúp nâng cao năng suất hoạt động.

Tính năng bảo mật cao

Cơ sở dữ liệu đám mây được triển khai các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu như mã hóa, kiểm soát truy cập và kiểm tra bảo mật thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ này cũng phát triển các giải pháp sao lưu và phục hồi để đảm bảo tính toàn vẹn và khả dụng của dữ liệu.

Tích hợp và khả năng tương thích

Các dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây được thiết kế để tích hợp liền mạch với các dịch vụ và ứng dụng đám mây khác, hỗ trợ nhiều DBMS.

Cách thức hoạt động của Database cloud

Hiện nay, cơ sở dữ liệu đám mây được triển khai theo hai mô hình phổ biến, cụ thể như sau:

Cơ sở dữ liệu tự quản lý

Đây là môi trường cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) cho phép cơ sở dữ liệu hoạt động trên máy tính ảo trên hệ thống được điều hành bởi nhà cung cấp dịch vụ Database Cloud. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm về việc quản lý và hỗ trợ các thành phần như máy chủ, hệ điều hành và thiết bị lưu trữ. Phía doanh nghiệp chịu trách nhiệm triển khai, quản trị cơ sở dữ liệu.

Dịch vụ cơ sở dữ liệu được quản lý

Mô hình này là môi trường cơ sở dữ liệu dưới dạng dịch vụ (DBaaS) được quản lý hoàn toàn bởi nhà cung cấp như nhà cung cấp nền tảng cơ sở dữ liệu đám mây hoặc nhà cung cấp cơ sở dữ liệu khác chạy hệ quản trị cơ sở dữ liệu đám mây (DBMS Cloud) trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp nền tảng. Nhà cung cấp DBaaS đảm nhận việc cung cấp, sao lưu, thay đổi quy mô, vá lỗi và nâng cấp các chức năng quản trị cơ sở dữ liệu cơ bản.

Tiêu chí cần đánh giá khi chọn Database cloud

Tiêu chí cần đánh giá khi chọn Database cloud

Để lựa chọn được dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây phù hợp và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đến các tiêu chí sau đây:

Hiệu năng

Hiệu năng là yếu tố hàng đầu cần xem xét khi lựa chọn cơ sở dữ liệu, đặc biệt với các công việc hiệu suất cao. Khả năng mở rộng dung lượng hệ thống cũng là một yếu tố quan trọng không kém để đảm bảo các công việc được xử lý trong thời gian thực ngắn.

Tính khả dụng

Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ khả năng sao lưu dữ liệu, phục hồi và khắc phục sự cố khi lựa chọn cơ sở dữ liệu đám mây.

Hệ thống bảo mật

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về những thông tin mà cơ sở dữ liệu đám mây sẽ xử lý, cũng như các công cụ và biện pháp bảo mật được áp dụng để bảo vệ an toàn cho dữ liệu của mình.

Tổng kết

Các dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại số, giúp các doanh nghiệp dễ dàng thiết lập, triển khai và quản lý thông tin dữ liệu một cách hiệu quả nhất, với khả năng khôi phục dữ liệu toàn vẹn sau khi xảy ra sự cố.

Với sứ mệnh mang đến những giải pháp tối ưu, đáng tin cậy nhất cho khách hàng, Viettel IDC đã tiên phong phát triển nhiều giải pháp, dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề về lưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin và an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số.

Một số dịch vụ nổi bật của Viettel IDC có thể kể đến: Viettel Cloud Server, Viettel Virtual Private Cloud, Viettel Cloud Object Storage, Viettel Cloud Backup, Viettel Media CDN, Viettel Hybrid Connect, Viettel Cloud Desktop, Viettel Cloud File Storage,...

Nếu đang tìm kiếm các giải pháp đám mây hiệu quả và an toàn, Viettel IDC là lựa chọn hàng đầu dành cho doanh nghiệp của bạn. Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ, vui lòng liên hệ Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC - Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link