Cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng
27/08/2024Cơ sở dữ liệu thường được biết đến như một tập dữ liệu có hệ thống, được lưu trữ dưới hình thức điện tử theo các mô hình khác nhau. Vậy khái niệm chính xác của cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu có các loại mô hình nào và tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được tổ chức có hệ thống, lưu trữ dưới dạng tệp tin điện tử trên máy tính và có thể truy cập thông qua phần mềm quản lý. Tập hợp này bao gồm nhiều thông tin được sắp xếp theo một cấu trúc cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng hoặc nhiều ứng dụng cùng lúc.
Cơ sở dữ liệu là công cụ không thể thiếu trong việc lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ có cơ sở dữ liệu, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và truy xuất dữ liệu liên quan nhanh chóng, phục vụ hiệu quả cho các công việc hàng ngày. Đồng thời, đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu.
Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mọi hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Điều chỉnh quy mô hiệu quả: Các ứng dụng cơ sở dữ liệu cung cấp khả năng quản lý dữ liệu khổng lồ, có thể điều chỉnh quy mô lên đến hàng triệu bản hoặc hơn thế.
- Tính toàn vẹn dữ liệu: Cơ sở dữ liệu có thể đảm bảo được tính nhất quán của dữ liệu, duy trì sự chính xác và đồng bộ thông tin thông qua các quy tắc cũng như những điều kiện tiêu chuẩn cần thiết về tính vẹn toàn, khả dụng, bảo mật và linh hoạt được tích hợp.
- Bảo mật dữ liệu: Cơ sở dữ liệu cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu khi đăng nhập ở các mức độ khác nhau tùy theo quyền riêng tư được doanh nghiệp cài đặt. Ví dụ một số tài khoản chỉ có quyền đọc trong khi số khác có quyền chỉnh sửa dữ liệu.
- Phân tích dữ liệu: Cơ sở dữ liệu cung cấp khả năng phân tích dữ liệu bằng hệ thống phần mềm hiện đại, thông qua đó xác định được xu hướng và dự đoán tương lai để doanh nghiệp đưa ra được quyết định kinh doanh nhanh chóng.
Xem thêm: Điểm mặt nhanh 5 ưu điểm của việc sử dụng cơ sở dữ liệu mà người dùng nên biết
Phân loại cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu thông thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy mục đích sử dụng, loại dữ liệu và phương pháp lưu trữ dữ liệu. Dưới đây là 4 cách phân loại cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay:
Phân loại theo loại dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu có cấu trúc: Bao gồm các dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc cố định, thường là bảng với các hàng và cột.
- Cơ sở dữ liệu phi cấu trúc: Bao gồm các loại dữ liệu không được tổ chức theo một cấu trúc nhất định như văn bản tự do hay email.
- Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: Là các loại dữ liệu có tổ chức nhưng không hoàn toàn theo quy tắc nhất định. Ví dụ các loại dữ liệu được định dạng bằng JSON, XML,...
Phân loại theo mô hình tổ chức và lưu trữ
- Cơ sở dữ liệu quan hệ: Bao gồm các dữ được được lưu trữ trong các bảng và có khả năng liên kết với nhau thông qua các khoá.
- Cơ sở dữ liệu phân cấp: Là những dữ liệu được sắp xếp theo cấu trúc cây với các mối quan hệ cha - con.
- Cơ sở dữ liệu mạng: Là tập hợp các dữ liệu được tổ chức theo dạng mạng lưới với các mối quan hệ linh hoạt giữa các bản ghi.
- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Bao gồm những dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các đối tượng tương tự như nguyên lý lập trình hình đối tượng.
- Cơ sở dữ liệu NoSQL: Dữ liệu được lưu trữ theo nhiều mô hình khác nhau ví dụ như MongoDB (dữ liệu tài liệu), Cassandra (dữ liệu cột),...
Phân loại theo mục đích sử dụng
- Cơ sở dữ liệu hoạt động: Được sử dụng để xử lý và lưu trữ những dữ liệu giao dịch hàng ngày trong doanh nghiệp.
- Cơ sở dữ liệu kho: Lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ quá trình phân tích và báo cáo.
- Cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa: Lưu trữ những dữ liệu mang ý nghĩa ngữ nghĩa để hỗ trợ tìm kiếm và truy vấn thông minh như cơ sở dữ liệu RDF, OWL.
Phân loại theo mô hình triển khai
- Cơ sở dữ liệu tập trung: Dữ liệu được lưu trữ và quản lý tại một địa điểm duy nhất, chẳng hạn như lưu trữ trên máy chủ trung tâm.
- Cơ sở dữ liệu phân tán: Dữ liệu được lưu trữ, xử lý ở nhiều vị trí khác nhau và kết nối qua mạng.
- Cơ sở dữ liệu tập trung có bản sao: Kết hợp giữa cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán, gồm một cơ sở dữ liệu chính cùng các bản sao tại những địa điểm khác nhau.
Các mô hình cơ sở dữ liệu
Mô hình cơ sở dữ liệu là sự biểu thị cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu, thông qua đó xác định được các mối quan hệ và quy tắc quyết định cách lưu trữ, tổ chức cũng như khai thác dữ liệu. Mỗi cơ sở dữ liệu đều dựa trên một mô hình cụ thể, bao gồm 3 mô hình sau đây:
Cơ sở dữ liệu phân cấp
Mô hình cơ sở dữ liệu phân cấp thiết lập mối quan hệ cha-con giữa các tệp để lưu trữ dữ liệu, giúp người dùng dễ dàng xây dựng và thao tác. Loại mô hình này phù hợp với các hệ thống tổ chức phân cấp nhưng thường xảy ra vấn đề lặp lại các bản ghi dư thừa và thiếu tính nhất quán.
Cơ sở dữ liệu quan hệ
Cơ sở dữ liệu quan hệ là mô hình phổ biến nhất hiện nay nhờ vào hiệu suất, tính linh hoạt và khả năng tương thích với phần cứng nhanh chóng. Mô hình này tổ chức dữ liệu thành các bảng thay vì danh sách liên kết, mỗi danh mục được biểu diễn bởi một bảng, các thuộc tính danh mục được đặt ở dạng cột và bảng ghi dữ liệu sắp xếp theo hàng.
Cơ sở dữ liệu mạng
Mô hình cơ sở dữ liệu mạng tổ chức dữ liệu dưới dạng một đồ thị hướng, trong đó các đỉnh đại diện cho các thực thể, các cung biểu thị mối quan hệ giữa hai đỉnh và có thể liên kết với các kiểu bản ghi khác nhau. Ngoài ra, một thực thể con cũng có thể có nhiều thực thể cha cũng như có nhiều đường dẫn để truy cập một dữ liệu theo cấu trúc đã được thiết lập sẵn của mô hình cơ sở dữ liệu mạng.
Xem thêm: So sánh 2 loại hình cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay: SQL và NoSQL
Ứng dụng cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu là công cụ thiết yếu để quản lý thông tin, mang lại nhiều ứng dụng trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng chính của cơ sở dữ liệu hiện nay:
- Lưu trữ và quản lý khách hàng: Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp lưu giữ thông tin khách hàng hiệu quả, từ đó hiểu rõ nhu cầu và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Quản lý hàng tồn kho: Hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép theo dõi hàng hóa tồn kho, đảm bảo cung cấp kịp thời và giảm thiểu lãng phí.
- Quản lý dự án: Cơ sở dữ liệu hỗ trợ rất tốt trong việc lưu trữ thông tin dự án như lịch trình, tài nguyên và tiến độ, thông qua đó giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn.
- Quản lý tài chính: Cơ sở dữ liệu cho phép doanh nghiệp lưu trữ các thông tin tài chính như thu chi, báo cáo tài chính, hóa đơn cùng các tài liệu liên quan để dễ dàng kiểm soát và phân tích hiệu suất tài chính tốt hơn nhằm đưa ra được các chiến lược phù hợp.
- Quản lý bộ máy nhân sự: Cơ sở dữ liệu có khả năng lưu trữ thông tin nhân viên bao gồm các hồ sơ cá nhân, thông tin liên lạc,... để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tối ưu hóa quy trình quản lý nhân sự. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào các dữ liệu thu thập để đánh giá năng suất làm việc của nhân viên.
- Quản lý khối lượng dữ liệu lớn: Cơ sở dữ liệu tiến hành phân tích khối lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn, giúp doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan về hoạt động và hiệu suất để dễ dàng đưa ra được quyết định chiến lược, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Xem thêm: Ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
Tổng kết
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, cơ sở dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề lưu trữ thông tin trong doanh nghiệp. Thông qua bài viết trên, Viettel IDC hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm cơ sở dữ liệu là gì, mô hình và tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu hiện nay.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu uy tín, Viettel StartDB (DBaaS) của Viettel IDC là sự lựa chọn phù hợp.
Với Viettel StartDB, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tự động nhanh chóng, được tối ưu hóa bởi các chuyên gia DBA có nhiều năm kinh nghiệm của Viettel IDC. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cũng không phải lo lắng về việc vận hành, sửa lỗi an toàn thông tin, sao lưu, dự phòng thảm họa hay khắc phục các lỗi gây treo server, ổ đĩa bị hỏng,... Ngay cả khi thiếu kinh nghiệm trong quản lý cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động với Viettel StartDB một cách an toàn, hiệu quả.
Đặc biệt, Viettel StartDB còn sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Cơ sở dữ liệu được triển khai tự động nhanh chóng, luôn tối ưu sẵn sàng để khách hàng sử dụng.
- Cung cấp nhiều tùy chọn dự phòng phù hợp với các nhu cầu sử dụng đa dạng như dự phòng Standalone (1 node), Active/Standby (Replication >= 2 nodes), Active/Active (Cluster >= 3 nodes).
- Dữ liệu luôn được sao lưu định kỳ tại một trung tâm dữ liệu khác, đảm bảo dữ liệu có thể phục hồi ngay khi gặp rủi ro.
- Cho phép mở rộng tài nguyên khi cần thiết, đặc biệt với loại hình cluster (active/active), không làm gián đoạn hoạt động của cơ sở dữ liệu.
Hãy để Viettel StartDB giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản trị cơ sở dữ liệu, nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thiểu rủi ro. Vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để nhận được tư vấn chi tiết về dịch vụ:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Tin nổi bật
Tin liên quan
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.
HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.
WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z
World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.