Cơ sở hạ tầng mạng là gì? Cấu tạo, hoạt động và vai trò
06/09/2024Trong kỷ nguyên số hiện nay, mọi hoạt động đều dựa trên nền tảng của hệ thống mạng. Từ các tác vụ đơn giản như truy cập thông tin trực tuyến đến các hoạt động phức tạp như phân tích dữ liệu lớn và quản lý doanh nghiệp, đều không thể thiếu sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng mạng. Vậy cơ sở hạ tầng mạng là gì? Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng.
Cơ sở hạ tầng mạng là gì?
Cơ sở hạ tầng mạng (hạ tầng viễn thông) là tập hợp các phần cứng, phần mềm và kết nối tạo nên một hệ thống mạng, được sử dụng để kết nối, truyền tải và quản lý thông tin giữa thiết bị và người dùng.
Xem thêm: Server Rack và những thông tin mà bạn cần biết
Cơ sở hạ tầng mạng gồm những gì?
Cơ sở hạ tầng mạng được cấu thành từ nhiều thiết bị và thành phần quan trọng, đảm nhận những nhiệm vụ và vai trò khác nhau, giúp việc giao tiếp và trao đổi dữ liệu giữa nhiều thiết bị, máy tính và các tài nguyên mạng khác diễn ra ổn định.
Phần cứng
Phần cứng trong cơ sở hạ tầng mạng là các thiết bị vật lý phục vụ việc truyền dẫn dữ liệu bao gồm:
- Thiết bị mạng cơ bản: Thiết bị mạng cơ bản trong cơ sở hạ tầng mạng bao gồm hệ thống các máy tính được kết nối với nhau qua mạng máy tính (LAN, MAN, WAN) dựa trên hệ thống cáp mạng và các thiết bị đầu nối.
- Hệ thống máy chủ, máy trạm rải rác: Hệ thống máy chủ, máy trạm được đặt ở nhiều nơi khác nhau, giúp đảm bảo an toàn cho thông tin, dữ liệu trong hệ thống, giảm thiểu những rủi ro khi có bất kỳ máy chủ nào xảy ra sự cố.
- Bộ định tuyến (router): Giúp chuyển dữ liệu giữa các mạng máy tính khác nhau.
- Bộ chuyển mạch: Giúp kết nối các đoạn mạng với nhau.
- Cáp: Các loại cáp như Ethernet, cáp quang, cáp đồng trục được sử dụng để kết nối các thiết bị.
- Modem: Chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại, cho phép các thiết bị kết nối với internet.
Xem thêm: Ảo hóa máy trạm - Giải pháp cho doanh nghiệp khi làm việc từ xa
Phần mềm
Phần mềm trong cơ sở hạ tầng mạng đóng vai trò rất quan trọng để vận hành, quản lý và bảo mật mạng.
- Hệ thống quản trị mạng: Có nhiệm vụ quản trị và kiểm soát hoạt động của toàn bộ thiết bị cũng như hoạt động của toàn hệ thống mạng. Ngoài ra, hệ thống quản trị mạng còn có chức năng quản trị toàn bộ phần cứng, phần mềm của cơ sở hạ tầng mạng.
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu: Lượng thông tin khổng lồ của hệ thống mạng sẽ được lưu trữ tại hệ thống lưu trữ dữ liệu với nhiều dạng lưu trữ như: DAS, NAS, SAN, iSCSI SAN. Hệ thống này có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của các máy tính, thiết bị của hạ tầng mạng và được ví như là kho dữ liệu của hệ thống mạng.
Ngoài ra, một số thành phần khác như công cụ giám sát, tường lửa và hệ thống phát hiện xâm nhập cũng được xây dựng trong cơ sở hạ tầng mạng, giúp theo dõi hiệu suất mạng và xác định sự cố, bảo vệ mạng khỏi truy cập trái phép, các cuộc tấn công độc hại cũng như giám sát lưu lượng mạng để phát hiện các hoạt động đáng ngờ.
Lợi ích khi xây dựng cơ sở hạ tầng mạng hiệu quả
Trong xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, khi mọi hoạt động của doanh nghiệp như quản trị, kinh doanh, giao dịch,... đều đang dần chuyển sang nền tảng số, việc xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng phù hợp sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho hoạt động của doanh nghiệp.
Xây dựng kết nối đa dạng
Cơ sở hạ tầng mạng cung cấp khả năng kết nối đa dạng và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng mạng. Sự ra đời của hệ thống mạng 5G cũng giúp thông tin được chia sẻ, truyền tải và truy cập một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, các ứng dụng số như email, tin nhắn sms, mạng xã hội hoạt động qua mạng máy tính cũng giúp thu gọn khoảng cách không gian và thời gian, tăng tính linh hoạt và tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp với các cá nhân, doanh nghiệp khác.
Hỗ trợ xây dựng trung tâm dữ liệu
Hệ thống lưu trữ dữ liệu trong các cơ sở hạ tầng mạng có khả năng chứa lượng thông tin, dữ liệu khổng lồ của các doanh nghiệp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp có được một trung tâm dữ liệu với chất lượng tốt và đáp ứng được sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp. Đây là một điều tiên quyết cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin
Trong thời đại số, doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh các hoạt động kinh tế trên nền tảng số. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải mở rộng hệ thống mạng và kết nối với hệ thống mạng của các bên khác, dẫn đến các nguy cơ về bảo mật thông tin. Vì vậy, xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro này.
Bên cạnh đó, virus máy tính cũng là một mối đe dọa nguy hiểm đối với hệ thống máy tính. Nếu một máy tính bị virus tấn công, toàn bộ các máy còn lại cũng có khả năng bị nhiễm theo. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hạ tầng mạng tốt, tăng cường các giải pháp diệt virus để hạn chế khả năng bị tấn công.
Mang đến hiệu quả đầu tư
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết. Lựa chọn các thiết bị phù hợp ngay từ đầu không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và linh hoạt. Một kế hoạch đầu tư bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng trong tương lai, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Các yếu tố khi xây dựng hệ thống mạng
Để xây dựng được một cơ sở hạ tầng mạng tối ưu và hiệu quả, các doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố quan trọng dưới đây:
Thiết kế hạ tầng mạng
Đầu tiên, bản thiết kế hạ tầng mạng phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhất để phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, giúp giảm thiểu các vấn đề của hệ thống về lâu dài. Thiết kế cần được xây dựng dựa trên các yếu tố như không gian, cơ sở vật chất, quy mô tổ chức doanh nghiệp, quy mô nhân sự, trình độ chuyên môn kỹ thuật,... Nếu không cẩn thận từ bước đầu tiên, doanh nghiệp có thể sẽ phải mất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục và bảo trì hệ thống trong tương lai.
Đường truyền mạng
Để xây dựng được một cơ sở hạ tầng mạng tốt, doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống đường truyền internet có băng thông lớn, đảm bảo việc kết nối mạng ổn định. Đồng thời, khi lựa chọn gói băng thông, doanh nghiệp cần cân nhắc đến nhu cầu sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Thiết bị vật tư
Để hệ thống mạng hoạt động trơn tru, doanh nghiệp nên đầu tư vào các thiết bị hạ tầng mạnh như wifi, switch hay router wifi, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Đối với cơ sở hạ tầng mạng có từ 10 người sử dụng trở lên, thay vì dùng router wifi do nhà mạng cung cấp sẵn, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng từ các hãng sản xuất lớn như Cisco, Draytek,...
Thi công mạng nội bộ
Khi xây dựng hạ tầng mạng nội bộ (mạng LAN), doanh nghiệp phải chú ý đến chất lượng và phương pháp lắp đặt, bảo quản dây tín hiệu. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và chia sẻ dữ liệu, bởi tín hiệu có thể bị giảm mạnh ngay cả khi dây chỉ xảy ra một sự cố nhỏ.
Nếu có các vật cản hoặc vật sắc nhọn xung quanh khu vực lắp đặt dây thì phải loại bỏ triệt để. Bên cạnh đó, dây tín hiệu cũng nên được lắp âm tường hoặc dưới sàn,...
Quản lý trung tâm
Dây tín hiệu sẽ tập trung tại 1 điểm cố định được gọi là tủ mạng quản lý trung tâm - nơi quản lý các thiết bị thuộc hạ tầng mạng chính như modem, switch, UPS,... Tủ quản lý trung tâm được ví như não bộ của cả hệ thống mạng, vì vậy, việc dọn dẹp và đấu nối các dây tín hiệu ở đây rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bảo quản tủ quản lý trung tâm:
- Dây cáp mạng phải được đánh dấu một cách dễ hiểu để thuận tiện cho việc bảo trì về sau.
- Sắp xếp dây cáp và các thiết bị bên trong tủ quản lý trung tâm gọn gàng và khoa học.
- Các thiết bị của hạ tầng mạng bên ngoài như wifi, camera, switch,... nên đi chung 1 đường dây điện và quy về cùng 1 trung tâm. Việc này sẽ giúp ngắt nguồn điện từ trung tâm mà không cần phải tới tận nơi lắp thiết bị để ngắt nếu như xảy ra những sự cố không mong muốn.
Các yếu tố khi quản lý cơ sở hạ tầng mạng cần đảm bảo
Khi đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cần có những phương pháp quản lý hiệu quả, đảm bảo các yếu tố sau:
Khả năng mở rộng
Ngay từ khi xây dựng bản thiết kế, các doanh nghiệp cần tính toán đến các phương án mở rộng cơ sở hạ tầng mạng trong tương lai. Bởi vì khi doanh nghiệp càng phát triển, lượng người sử dụng sẽ càng tăng. Do đó, cơ sở hạ tầng mạng phải có khả năng mở rộng để đáp ứng số lượng và nhu cầu của người dùng mới mà không làm gián đoạn các dịch vụ trước đó.
Khả năng hoạt động liên tục
Doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống mạng ổn định và đáng tin cậy, đồng thời phải có khả năng hoạt động toàn thời gian 24/7 để phục vụ người dùng bất kể không gian và thời gian.
Đảm bảo an ninh, bảo mật
Các thiết bị an ninh cần được lắp đặt ở các điểm then chốt của cơ sở hạ tầng mạng trong quá trình thiết kế hệ thống để bảo vệ an toàn cho nguồn tài nguyên mạng của doanh nghiệp.
Khả năng quản lý
Để xử lý và khắc phục nhanh chóng, kịp thời khi xảy ra sự cố, cơ sở hạ tầng mạng phải được thiết kế để đảm bảo khả năng quản lý dễ dàng và có thể hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Tổng kết
Hiểu rõ các thông tin về cơ sở hạ tầng mạng sẽ giúp doanh nghiệp có những phương án xây dựng được một hệ thống mạng tối ưu và hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội để tăng hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang các cơ sở hạ tầng số, các dịch vụ đám mây ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Chính vì thế, Viettel Cloud Server mang đến một giải pháp toàn diện cho nhu cầu xây dựng hạ tầng IT của doanh nghiệp.
Dịch vụ Viettel Cloud Server được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, giảm đáng kể chi phí doanh nghiệp cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng mạng. Với mức độ bảo mật, tin cậy đạt tiêu chuẩn ISO 27017 dành riêng cho dịch Cloud, Viettel Cloud Server giúp các doanh nghiệp xây dựng một hệ thống toàn diện, bảo vệ máy chủ khỏi các rủi ro an ninh mạng lớn.
Nếu đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ đám mây, Viettel Cloud Server chính là lựa chọn đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn. Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ, vui lòng liên hệ Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Tin nổi bật
Tin liên quan
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.
HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.
WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z
World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.