Công nghệ ảo hóa là gì? Mục đích và lợi ích của mô hình này với doanh nghiệp
04/05/2022Với những ai thường xuyên tiếp xúc với máy tính và làm những công việc liên quan đến công nghệ thì khái niệm công nghệ ảo hoá là gì có lẽ không quá khó để giải thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm này, cũng như hiểu rõ về các lợi ích của công nghệ ảo hoá là gì. Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, cùng với các lợi ích mà công nghệ này mang lại cho doanh nghiệp.
Công nghệ ảo hóa là gì? Lợi ích với doanh nghiệp
Công nghệ ảo hoá là gì?
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm công nghệ ảo hoá là gì. Trên thực tế, đây là một quá trình tạo ra một bản sao ảo của một thực thể vật lý nào đó, ví dụ như máy chủ ảo. Bạn có thể hiểu rằng, công nghệ ảo hóa sẽ tạo ra một lớp trung gian ở giữa phần cứng và phần mềm, cho phép người dùng có thể dễ dàng quản lý hoặc phân phối tài nguyên phần cứng cho các lớp OS ảo đã được tạo ra từ nó. Nhờ vào đó, chúng ta có thể sử dụng nhiều máy chủ ảo khác nhau, chạy nhiều hệ điều hành và lưu trữ dữ liệu khác nhau, chỉ với một máy chủ vật lý duy nhất.
Vậy, các thành phần của công nghệ ảo hoá là gì? Hay nói cách khác, môi trường ảo hóa bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua phần nội dung bên dưới nhé!
>> Xem thêm: Bạn đã từng nghe nói về Hostinger là gì hay chưa?
Tìm hiểu về môi trường ảo hoá
Bên trong môi trường ảo hóa thông thường sẽ gồm có 4 thành phần chính:
- Tài nguyên vật lý chính như máy chủ vật lý, RAM, ổ đĩa card mạng,... Đây được xem là “tế bào gốc” giúp phân chia để tạo ra các tài nguyên ảo tương ứng
- Phần mềm ảo hóa: Đây là công cụ cho phép các máy chủ ảo có thể truy cập đến tài nguyên nằm trên máy chủ vật lý. Ngoài ra, chúng còn cung cấp giao diện và hỗ trợ phân chia tài nguyên từ máy chủ vật lý đến máy chủ ảo
- Hệ điều hành khách (tên tiếng Anh là Guest): Đây là hệ điều hành được cài đặt và thiết lập trên máy chủ ảo, phục vụ cho hoạt động của người dùng. Về điểm khác biệt giữa hệ điều hành khách này trên công nghệ ảo hoá là gì? Thực ra, chúng không có quá nhiều khác biệt so với các hệ điều hành hoạt động trên máy tính vật lý bình thường.
- Máy chủ ảo: Đây là một máy chủ có phương thức hoạt động tương tự như các máy chủ vật lý thông thường, với hệ điều hành và các thông số tài nguyên RAM, dung lượng lưu trữ riêng.
Trên đây là một số thành phần của môi trường ảo hóa. Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mục đích của công nghệ ảo hóa nhé!
Mục đích của công nghệ ảo hoá là gì?
Mục đích của công nghệ ảo hóa là gì?
Vậy, mục đích của công nghệ ảo hoá là gì? Tại sao chúng ta không sử dụng máy tính vật lý thực mà phải dùng đến ảo hóa để tạo ra các máy chủ ảo? Có rất nhiều lý do khiến chúng ta lựa chọn như vậy, điển hình như:
- Optimization: Giúp người dùng có thể sử dụng triệt để các tài nguyên phần cứng trên máy, hạn chế tối đa sự lãng phí bằng cách giảm tối đa các số lượng vật lý cần thiết. Với những ai chưa hiểu về công nghệ ảo hoá là gì và lợi ích của chúng, đây là đặc điểm đầu tiên bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm này.
- Availability: Giúp cho các ứng dụng đang hoạt động có thể được hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn hoặc ngắt quãng, trong trường hợp máy tính vật lý gặp phải sự cố ngoài ý muốn hoặc trong trường hợp cần phải di chuyển máy tính vật lý
- Scalability: Cho phép người dùng có thể tùy biến như mở rộng hoặc thu hẹp các mô hình Server của mình một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
- Management: Lợi ích cuối cùng của việc sử dụng công nghệ ảo hoá là gì? Đó là giúp cho người dùng có thể quản lý các công cụ của mình một cách tập trung và đơn giản hơn, nhờ vào việc sử dụng nhiều bản sao của tài nguyên.
>> Xem thêm: Với 32.6% thị phần, liệu rằng Amazon Web Services có chiếm lĩnh toàn bộ thị trường?
Lợi ích của công nghệ ảo hoá là gì?
Lợi ích của công nghệ ảo hóa là gì?
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua chủ đề cuối cùng của bài viết: công nghệ ảo hoá là gì? Chúng giúp cho doanh nghiệp cũng như các tổ chức có lợi ích gì? Đó là:
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể dễ dàng bảo trì hoặc duy trì chúng hơn, các nhà cung cấp bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm trong việc duy trì thiết bị phần cứng
- Cho phép chạy nhiều hệ điều hành, chỉ với 1 máy chủ vật lý duy nhất - phù hợp cho những ai phát triển Web hoặc phát triển phần mềm, có nhu cầu chạy thử ứng dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Giảm số lượng các thiết bị vật lý cần dùng, từ đó tiết kiệm diện tích cho doanh nghiệp, đơn vị
Tổng kết
Qua các phần nội dung trên đây, có lẽ bạn đã hiểu hơn đôi phần về khái niệm công nghệ ảo hoá là gì. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ chúng với nhiều người khác nhé!
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ sử dụng công nghệ ảo hóa VMware như dịch vụ VPS, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
07/09/2024Tin liên quan
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.
Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin trong thời đại số?
Trong thời đại số ngày nay, chuyển đổi số là một xu hướng quan trọng và tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này đang tạo ra một “con dao hai lưỡi” cho các doanh nghiệp. Một mặt, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý, tăng hiệu quả, năng suất và tận dụng được dữ liệu thông tin. Mặt khác, xu hướng này lại vô hình trung kéo theo một rủi ro tiềm tàng cho các doanh nghiệp, đó là mất an toàn thông tin.
GPU là gì? Chức năng và cách phân biệt GPU và CPU
GPU là một thành phần quan trọng trong mảng thiết kế, được coi là "trái tim" của mọi tác vụ đồ họa. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao GPU lại quan trọng đến vậy và khác gì so với CPU - "bộ não" trung tâm của máy tính?
Công nghệ Container là gì? Lợi ích và hạn chế khi sử dụng
Công nghệ Container phương pháp ảo hóa cấp cao cho phép đóng gói các ứng dụng và thành phần phụ thuộc trong một môi trường tách biệt, độc lập với các chương trình khác
Bảng giá Viettel Cloud Camera cập nhật mới nhất 2024
Bảng giá Viettel Cloud Camera cập nhật mới nhất 2024: gói lưu trữ 3 ngày có giá 35.000 đồng/camera, gói lưu trữ 7 ngày có giá 45.000đ/camera, gói lưu trữ 14 ngày có giá 65.000đ/camera
Bảng giá thuê Server Website chất lượng cao, cập nhất mới nhất
Trong thời đại công nghệ số, thuê Server Website là giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nguồn lực. Thay vì phải đầu tư hạ tầng máy chủ, doanh nghiệp có thể thuê ngoài với tính bảo mật cao và đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7.
Gia hạn tên miền là gì? Chi phí và cách gia hạn
Tên miền (domain) là yếu tố cốt lõi để website hoạt động ổn định và an toàn. Tuy nhiên, tên miền không được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn mà chỉ được đăng ký sử dụng trong một thời gian nhất định. Chính vì vậy, để duy trì sự ổn định của website cũng như hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải gia hạn tên miền kịp thời.
Sao lưu là gì? Tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu
Sao lưu dữ liệu là quá trình tạo ra một bản sao của hệ thống dữ liệu, cấu hình, ứng dụng,... sau đó lưu trữ tách biệt với bản gốc giúp bảo vệ và khôi phục dữ liệu kịp thời.
So sánh VPS và Hosting khác nhau như thế nào?
VPS (Virtual Private Server) và Hosting là hai giải pháp lưu trữ web phổ biến hiện nay. Mặc dù cùng phục vụ mục đích lưu trữ website, nhưng cả hai lại có những đặc điểm riêng biệt. Trong bài viết sau, hãy cùng Viettel IDC so sánh chi tiết về VPS và Hosting để tìm ra điểm khác biệt.
An ninh mạng là gì? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
rong thời đại số hóa hiện nay, an ninh mạng trở thành một yếu tố quan trọng đối với mọi cá nhân và tổ chức. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn.