Công nghệ CDN là gì? Tuyệt đối đừng nhầm lẫn CDN với máy chủ Web
18/10/2020Bạn có biết hoặc đã từng nghe tới khái niệm công nghệ CDN là gì hay chưa? CDN liệu có giúp cải thiện thời gian tải trang web như thế nào? Nếu bạn vẫn đang mập mờ và vướng mắc về công nghệ CDN là gì thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cũng Viettel IDC khám phá về một khái niệm “tưởng là mới nhưng lại cũ” này nhé.
Công nghệ CDN là gì? Đừng nhầm lẫn CDN với máy chủ Web
Khái niệm công nghệ CDN là gì?
Việc hiệu được khái niệm công nghệ CDN là gì sẽ giúp cho bạn có cái nhìn đúng hơn về nó và áp dụng triệt để những ưu điểm mà CDN mang lại cho doanh nghiệp mình. Vậy cụ thể thì công nghệ CDN là gì? Viettel IDC cũng có bài viết giải thích khá rõ về khái niệm công nghệ CDN là gì rồi. Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bài viết chi tiết đó để hiểu rõ hơn nhé. Chúng tôi sẽ tóm gọn lại một vài ý cơ bản để giải thích về công nghệ CDN là gì trong một vài ý sau đây.
CDN hay còn gọi là Mạng phân phối nội dung (CDN). Nó đề cập đến một nhóm máy chủ được phân phối theo địa lý. Chúng hoạt động cùng nhau để cung cấp nội dung trên Internet một cách nhanh chóng.
Có thể bạn sẽ cảm thấy khái niệm công nghệ CDN là gì nó gần giống với một hệ thống máy chủ web. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Nó khác gì với máy chủ web thì ở phần sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Sử dụng công nghệ CDN cho phép chuyển nhanh các nội dung cần thiết bao gồm các trang HTML, tệp javascript, hình ảnh và video,... Để hiểu rõ hơn về công nghệ CDN là gì, bạn hãy thử hình dung đến cách thức hoạt động hàng ngày của Internet. Giả sử khi chưa biết công nghệ CDN là gì, bạn xem một video trực tuyến trên máy tính của mình. Trong một số trường hợp khi lượng truy cập quá lớn, hoặc sự cố đường truyền mạng xảy ra thì bạn sẽ gặp tình trạng “nghẽn mạng”.
CDN sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Khi hệ thống của bạn có một lượng truy cập đủ lớn hoặc hệ thống chuyên về truyền tải các định dạng video,... CDN lúc này sẽ giúp điều phối lượng truy cập cho hệ thống. Thay vì tất cả truy cập đều tập trung vào chỉ một hoặc một cụm máy chủ thì nó sẽ phân tải ra cho nhiều cụm máy chủ khác.
Điều này sẽ giảm tải cho cụm máy chủ gốc để tránh việc nghẽn mạng. Và ngày nay phần lớn lưu lượng truy cập web được phục vụ thông qua CDN. Trong đó có thể kể đến lưu lượng truy cập từ các trang web lớn như Facebook, Netflix và Amazon,...
Hiểu được công nghệ CDN là gì nên ông lớn như Netflix cũng đã ứng dụng CDN
CDN có giống như một máy chủ web hay không?
Đến đây thì hi vọng là các bạn đã hiểu được công nghệ CDN là gì rồi. Nhưng mặc dù hiểu công nghệ CDN là gì nhưng có lẽ các bạn vẫn thắc mắc về câu hỏi CDN khác gì máy chủ web? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Máy chủ web là một hệ thống giúp bạn lưu trữ nội dụng của Website trên đó. Tuy nhiên, CDN thì lại không lưu trữ nội dung. Và đương nhiên, mục đích tạo ra CDN cũng không phải là để nó thay thế nhu cầu lưu trữ web. Mục đích của CDN là giúp cải thiện hiệu suất trang web của chúng ta.
Để làm được điều đó thì CDN lưu trữ nội dung ở biên mạng. Ngoài ra, công nghệ CDN còn sử dụng bộ nhớ đệm để giảm băng thông lưu trữ. Điều này giúp tránh gián đoạn dịch vụ và cải thiện bảo mật. Đó là lý do tại sao CDN là một lựa chọn phổ biến để giảm bớt một số vấn đề vẫn còn tồn tại với việc sử dụng các hệ thống máy chủ web truyền thống.
Với cách giải thích như vậy, có lẽ các bạn đã hiểu rõ công nghệ CDN là gì rồi đúng không? Ở các phần tiếp theo trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động và làm thế nào để CDN cải thiện thời gian tải trang nhé.
Công nghệ CDN hoạt động như thế nào?
Hiểu được khái niệm công nghệ CDN là gì rồi thì chúng tôi tin bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được cách thức hoạt động của CDN thôi. Như phần mô tả khái niệm công nghệ CDN là gì chúng tôi có nói đây là một mạng lưới các máy chủ được liên kết với nhau. Để cải thiện tốc độ và kết nối, CDN sẽ đặt các máy chủ tại các điểm trao đổi giữa các mạng khác nhau.
Các điểm trao đổi Internet (IXP) này chính là các địa điểm giao nhau mà các nhà cung cấp Internet kết nối để cung cấp cho nhau quyền truy cập bắt nguồn từ các mạng khác nhau của họ. Bằng cách có kết nối đến các địa điểm có tốc độ cao và có tính kết nối cao này, nhà cung cấp CDN có thể giảm chi phí và thời gian chuyển dữ liệu trong việc phân phối dữ liệu tốc độ cao.
Công nghệ CDN là gì? Nó hoạt động như thế nào?
Công nghệ CDN cải thiện thời gian tải trang như thế nào?
Các dịch vụ CDN có thể giúp giảm thời gian tải theo những cách sau:
+ Quay lại khái niệm công nghệ CDN là gì? Bản chất của CDN có nghĩa là giảm khoảng cách giữa người dùng và tài nguyên trang web. Thay vì phải kết nối với bất kỳ nơi nào mà máy chủ gốc của trang web có thể hoạt động, CDN cho phép người dùng kết nối với trung tâm dữ liệu gần hơn về mặt địa lý. Thời gian di chuyển ít hơn có nghĩa là dịch vụ nhanh hơn.
+ Thông qua công nghệ CDN, nó giúp tối ưu hóa phần cứng và phần mềm. Từ đó có thể giúp dữ liệu đến tay người dùng nhanh hơn.
+ CDN có thể giảm lượng dữ liệu được truyền đi bằng cách giảm kích thước tệp. Kích thước tệp nhỏ hơn có nghĩa là thời gian tải nhanh hơn và ngược lại.
+ CDN cũng có thể tăng tốc các trang web sử dụng chứng chỉ TLS/SSL bằng cách tối ưu hóa việc tái sử dụng kết nối này. Điều này cũng góp phần cải thiện đáng kể thời gian tải trang của Website.
>> Xem thêm: Triển khai dịch vụ CDN đâu là thời điểm thích hợp?
Kết luận
Việc hiểu được công nghệ CDN là gì sẽ giúp bạn có những chiến lược đúng đắn cho Website của mình. Có thể coi công nghệ CDN như là một sự gia cố để nâng cao hiệu suất cho Website của bạn. Lưu ý rằng CDN sẽ không thay thế cho các hình thức máy chủ web truyền thống hiện nay.
Hiểu công nghệ CDN là gì, nắm được cách thức vận hành cũng như hiệu quả của nó nhưng không có nghĩa là CDN phù hợp với mọi nhóm người dùng. Hãy chỉ nên sử dụng CDN khi bạn có một Website với một lượng truy cập lớn. Hoặc khi bạn cần phải chú trọng nhiều đến tốc độ của trang web.
Hi vọng bài viết này chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ và chi tiết về công nghệ CDN là gì rồi. Tin vui là Viettel IDC với thế mạnh về hạ tầng của mình cũng cho ra mắt dịch vụ mạng phân phối nội dung CDN.
Để tìm hiểu thêm về công nghệ CDN là gì và dịch vụ mạng phân phối nội dung (CDN) tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin liên quan
Viettel IDC đáp ứng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Với gần 78 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 79% dân số), Việt Nam hiện đang xếp thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hạ tầng không gian mạng, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Quản lý quy trình đa chiều an toàn, hiệu quả cùng Viettel CyberWork
Trong xu hướng chuyển đối số hiện nay, quản lý quy trình đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc của nhân viên. Với sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng dữ liệu và thông tin, việc duy trì quy trình truyền thống, thủ công không còn đủ để đảm bảo tính thích nghi linh hoạt.
Viettel IDC đồng hành cùng Viettel Telecom xây dựng giải pháp hệ thống mail server trên AWS
Để đáp ứng về mặt hạ tầng cho các dịch vụ, Viettel Telecom đã tin tưởng triển khai giải pháp do Viettel IDC xây dựng, sử dụng Amazon Simple Email Service – Amazon (SES) tích hợp với hệ thống mail server và hệ thống phần mềm hiện tại của Viettel Telecom để gửi email tới khách hàng đầu cuối một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Dịch vụ cho thuê chỗ đặt thiết bị chuyên nghiệp cùng Viettel Colocation
Giải pháp thuê chỗ đặt thiết bị chuyên nghiệp là sự lựa chọn thông minh, mang tính tối ưu cho các doanh nghiệp và tổ chức cần không gian vật lý để triển khai, quản lý máy chủ hệ thống công nghệ thông tin.
Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý server chất lượng giá hợp lý - Viettel Server Leasing
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng các hệ thống server vật lý riêng đáp đáp ứng các nhu cầu đặc thù, trong khi lại không có bộ máy để triển khai hoặc quản trị các hệ thống server vật lý này hoặc chi phí đầu tư, quản trị hệ thống cao, nhiều rủi ro phát sinh.
Lưu trữ đám mây là gì? Ưu điểm và lợi ích khi ứng dụng
Một thực tế không thể phủ nhận là dù bạn có quen thuộc với các thuật ngữ như "Cloud Storage", "Lưu trữ đám mây", hay "Điện toán đám mây" hay không thì hàng ngày, khi tiếp xúc với công nghệ, chúng ta đều đã có sự tương tác liên tục với các nền tảng này.
Viettel Drive - Giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến tốt nhất năm 2023
Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về yếu tố kỹ thuật, tài chính và phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Sự đa dạng của các nhà cung cấp và dịch vụ lớn nhỏ có thể gây nhầm lẫn, khiến người dùng phải đối mặt với vô số lựa chọn phức tạp.
Viettel CyberWork - Phần mềm giao việc tốt nhất cho doanh nghiệp 2023
Để đảm bảo hiệu quả tổ chức tối đa, phần mềm giao việc và quản lý hồ sơ dự án Viettel CyberWork đã được ra đời và phát triển mạnh mẽ như những "người bạn đồng hành" đáng tin cậy của các doanh nghiệp và cá nhân.
Dịch vụ điện toán đám mây - Giải pháp cung cấp tài nguyên dùng chung tốt nhất hiện nay
Mặc dù dịch vụ điện toán đám mây là thuật ngữ đã xuất hiện trong vài năm gần đây, song những thông tin về chúng vẫn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp quản lý toàn diện.
Quản lý doanh nghiệp trong kỷ nguyên số cùng Viettel CyberWork
Viettel CyberWork được phát triển nhằm cung cấp nền tảng cần thiết, mang đến lộ trình chuyển đổi số tối ưu nhất cho các doanh nghiệp.