Công nghệ chuỗi khối Blockchain là gì? Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain?

13/10/2022

Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) đang dần trở thành xu hướng mới trên thị trường đầu tư và công nghệ toàn cầu. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng to lớn trong các ngành từ dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công cho đến chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về Blockchain ngay từ bây giờ là rất cần thiết đối với các bạn trẻ.

Chuỗi khối Blockchain là gì?

Hiểu theo ngữ nghĩa của từng từ thì Block nghĩa là “khối”, chain nghĩa là “chuỗi”.  Chuỗi khối Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu, thông tin được lưu trữ trong các khối và liên kết với nhau. Thông tin trong khối, các liên kết sẽ được mã hóa đồng thời có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới. Có thể ví chuỗi khối Blockchain như một cuốn sổ cái ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hệ thống. Blockchain khác với các dữ liệu thông thường ở cấu trúc lưu trữ dữ liệu. Blockchain sẽ thu thập thông tin dữ liệu và nhóm chúng thành các khối chứa tập hợp nhiều thông tin.
  
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tới thời điểm hiện tại, Blockchain đã có 04 phiên bản khác nhau, bao gồm:
- Blockchain 1.0: Dùng cho các thuật toán về tiền tệ (ví blockchain)
Công nghệ này hỗ trợ mọi giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số trong phạm vi tiền điện tử bằng cách sử dụng các thuật toán về tiền tệ.
 
- Blockchain 2.0: Dùng trong ngành tài chính và ngân hàng
Công nghệ này được ứng dụng và xử lý các tài sản của ngành Tài chính – Ngân hàng. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng một cách minh bạch, rõ ràng nhất.
 
- Blockchain 3.0: Kế thừa ưu điểm của tất cả phiên bản Blockchain trước đó đồng thời có thể tích hợp được trong nhiều ngành nghề
Công nghệ Blockchain được mở rộng và hội nhập vào đa lĩnh vực trong đời sống như y tế, giáo dục, chính phủ hay nghệ thuật.
 
- Blockchain 4.0: Doanh nghiệp và ứng dụng giao dịch
Đây là công nghệ mới nhất, được tạo ra để tối ưu hoá ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các công nghệ trước. Công nghệ này nhắm đến các doanh nghiệp với mục đích tạo ra các ứng dụng giao dịch nhanh chóng và hoàn thiện hơn.
Blockchain được xem là công nghệ của tương lai. Các tập đoàn lớn như IBM, Citi Bank, JP Morgan… cũng đặt niềm tin lớn vào Công nghệ này.

Tìm hiểu thêm: 
Hạ tầng Blockchain là gì? Cách hoạt động của Blockchain
 
 

Những đặc điểm chính nổi bật của công nghệ chuỗi khối Blockchain

Chuỗi khối Blockchain ra đời để giải quyết những hạn chế, rủi ro phát sinh của hệ thống giao dịch thông thường
Chính vì vậy mà công nghệ Blockchain có những đặc điểm nổi bật sau:
- Phân quyền
Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.
 
- Phân tán
Các khối chứa cùng một dữ liệu, nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Vì vậy, nếu một nơi nào đó bị mất hoặc bị hỏng, dữ liệu vẫn nằm trên Blockchain.
 
- Bất biến
Một khi dữ liệu được ghi vào khối của chuỗi khối, nó không thể bị thay đổi hoặc sửa đổi do các đặc điểm của thuật toán đồng thuận và mã hash. Các dữ liệu được lưu trữ mãi mãi.
 
- Bảo mật
Chỉ người nắm giữ khóa riêng tư (private key) mới có thể truy cập vào dữ liệu bên trong Blockchain và truy xuất dữ liệu đó.
 
- Minh bạch
Các giao dịch trong chuỗi khối được ghi lại và mọi người đều có thể xem các giao dịch này. Dựa vào đó, có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch. Mọi người thậm chí có thể được phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.
 
- Tích hợp hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh là các kỹ thuật số được tạo bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT) trong hệ thống công nghệ. Hợp đồng này cho phép blockchain tự thực thi mọi thứ mà không cần bên thứ ba tham gia vào hệ thống. Các điều khoản được viết trong hợp đồng thông minh, nó được thực thi khi các điều kiện trước đó được đáp ứng và không ai có thể ngăn chặn hoặc hủy bỏ nó.
 
- Không thể phá hủy hoặc làm giả
Về lý thuyết, chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp và giải mã blockchain. Blockchain có thể bị phá hủy hoàn toàn khi không còn Internet trên thế giới, nhưng tất nhiên điều này là không thể xảy ra.

Xem thêm: Dịch vụ thuê Ethereum Blockchain Node uy tín chất lượng tại Việt Nam

Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Blockchain

Như đã chia sẻ ở trên, chuỗi khối Blockchain bao gồm 2 phần chính:
- Khối (Block): các khối này chứa dữ liệu
- Chuỗi (Chain): tức là các khối trên liên kết với nhau tạo thành chuỗi
Mỗi khối bao gồm 3 thành phần chính: Data (Dữ liệu), Mã Hash của khối hiện tại (Mã hàm băm) và Mã Previous Hash (mã Hash khối trước đó).
- Data (Dữ liệu): Các bản ghi dữ liệu đã xác minh của bạn được bảo vệ bằng các thuật toán mã hóa phụ thuộc vào mỗi chuỗi khối.
+ Mã Hash của khối hiện tại (Mã hàm băm): Đây là một chuỗi ký tự và số được tạo ngẫu nhiên không hoàn toàn giống nhau. Nó đại diện cụ thể cho khối và sử dụng một thuật toán mã hóa để mã hóa nó. Mã này được sử dụng để phát hiện các thay đổi trong khối. Mã này giống như dấu vân tay của chúng ta, là duy nhất, không trùng nhau.
+ Mã Previous Hash (mã Hash khối trước đó): Nó được sử dụng để cho các khối liền kề biết khối nào ở phía trước và khối nào ở sau, để liên kết đúng với nhau. Tuy nhiên khối đầu tiên, bởi vì không có khối nào trước nó nên mã Hash của nó là một chuỗi số 0. Khối đầu tiên này được gọi là Genesis block tức là “Khối nguyên thủy” hay khối gốc.
 
Hoạt động của chuỗi khối Blockchain được diễn ra như sau:
Đầu tiên, thông tin giao dịch của bạn sẽ được ghi lại trên hệ thống để tạo bản ghi hồ sơ.
Sau đó, các máy tính trong hệ thống (được gọi là Node) xác minh xem bản ghi của bạn có hợp lệ hay không theo thuật toán đồng thuận trên Blockchain.
Tiếp theo, các bản ghi đã được xác minh có giá trị của bạn và một loạt các bản ghi đã được xác minh từ các nhà giao dịch khác sẽ được nhóm lại thành một khối.
Cuối cùng, khối (Block) mới được tạo được sẽ kết nối khối trước đó bằng cách kết nối Previuos Hash của khối được thêm vào và kết quả là tạo thành một chuỗi khối (Blockchain)
 
Nếu kẻ trộm đột nhập muốn thay đổi bất kỳ thông tin nào trong chuỗi khối Blockchain, chúng phải thay đổi toàn bộ thông tin của khối và chuỗi. Điều đó gần như là bất khả thi và chỉ cần thay đổi nhỏ cũng khiến chúng ta phát hiện ra lỗ hổng. Vì vậy, chuỗi khối Blockchain gần như an toàn tuyệt đối.

 

Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ Viettel Blockchain Node, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

02/03/2023

Viettel Cyber Work - Hệ thống tự động hóa 4.0 mà doanh nghiệp nên trải nghiệm

Hiện nay, nhiều đơn vị đã dần áp dụng các dịch vụ tự động hóa doanh nghiệp như Viettel Cyber Work để mang lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng và giảm thiểu sai sót hơn. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ Viettel Cyber Work và lý do tại sao chúng ta nên thử trải nghiệm dịch vụ này nhé!

01/03/2023

Tự động hóa doanh nghiệp là gì? Có nhất thiết phải sử dụng dịch vụ này?

​Các dịch vụ tự động hoá doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mà còn giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong vận hành và quản lý nhân sự. Đây là một trong những dịch vụ đáng được doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư trong năm 2023 này.

28/02/2023

5 bước quản lý quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp

Việc ứng dụng các công việc tự động hóa vào thay thế nhân lực trong quản lý quy trình, có thể giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Trong quản lý quy trình doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng tự động hóa trong nhiều mảng như chăm sóc khách hàng, logistics, sản xuất,...

27/02/2023

Chuẩn hóa quy trình trong doanh nghiệp - Lợi ích chúng ta cần biết

​Sắp tới, tự động hóa doanh nghiệp sẽ là một xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng. Vậy, chuẩn hóa quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp sẽ có những lợi ích gì, tại sao chúng ta cần ứng dụng nó? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

24/02/2023

Có nên quản lý công việc trong doanh nghiệp bằng tự động hóa?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các công nghệ mới thời 4.0, quản lý công việc bằng tự động hóa không phải là một khái niệm quá mới đối với các doanh nghiệp nữa. Đây là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp có thể cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ vào chăm sóc khách hàng, vận hành doanh nghiệp,... để mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất với khách hàng.

23/02/2023

Quản lý kho tài liệu bằng tự động hóa, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

Theo sự phát triển của doanh nghiệp, số lượng thông tin dữ liệu cần lưu trữ và xử lý sẽ ngày càng tăng cao. Lúc này, việc quản lý kho tài liệu bằng tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn rất nhiều. Vậy, hệ thống quản lý kho tài liệu tự động là gì? Cụ thể thì chúng mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

22/02/2023

Có nên sử dụng dịch vụ thống kê báo cáo tự động cho doanh nghiệp?

Thống kê báo cáo tự động là một trong những công việc quan trọng giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên, đồng thời giúp quản lý doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tiến độ công việc để có thể đưa ra quyết sách trong các chiến lược Marketing, sản xuất,... sao cho phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ thống kê báo cáo tự động nhé!

21/02/2023

Chữ ký số là gì? Yếu tố quan trọng bắt buộc trong doanh nghiệp

Chữ ký số là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp bắt buộc cần phải có trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chưa hiểu rõ về chữ ký số là gì, mục đích của chúng là gì, và lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải có chữ ký số. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc này cho bạn nhé!

20/02/2023

Chuyển đổi số - Quá trình bắt buộc để thích ứng thời đại 4.0 cho doanh nghiệp

Hiện nay, chúng ta đều thấy được sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số. Cuộc cách mạng 4.0 đã ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống, và việc thích nghi, ứng dụng với chuyển đổi số là một trong những yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp có thể đứng vững và tăng tính cạnh tranh trong thời đại này.

17/02/2023

Số hoá hệ thống cho doanh nghiệp là gì? Lợi ích to lớn với doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, số hoá hệ thống là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để có thể tiếp tục phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. Vậy, số hoá hệ thống trong doanh nghiệp là gì? Chúng sẽ tạo ra những thay đổi nào cho doanh nghiệp?

// doi link