Cùng nhìn lại phiên bản SQL Server 2012 sau 8 năm phát hành
18/09/2020SQL Server 2012 được Microsoft phát hành tháng 3/2012. Phiên bản này được đánh giá cao về những thay đổi liên quan đến hiệu năng và bảo mật. Hãy cùng Viettel IDC nhìn lại những điểm đổi mới của phiên bản SQL Server 2012 này nhé.
SQL server là gì?
SQL Server là một trong nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng phổ biến hiện nay. Được phát triển bởi Microsoft, SQL server có đủ các phiên bản dành cho mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Phiên bản đầu tiên của SQL server được Microsoft phát hành vào năm 1989 với mã Filipi. Đây được xem như là phiên bản đầu tiên và là nền móng cơ bản cho các bản SQL server về sau này, trong đó có SQL Server 2012.
Tính đến thời điểm này, sau hơn 30 năm ra mắt thị trường Microsoft đã cho ra mắt hơn 20 phiên bản SQL server. Với mỗi phiên bản đều đánh dấu một cột mốc riêng. Trong đó SQL Server 2012 được đánh giá khá cao bởi người dùng. SQL Server 2012 đảm bảo cho các tác vụ quan trọng luôn được bảo mật, các tính năng bảo mật được tăng cường kèm khả năng đột phá trong cung cấp thông tin chuyên sâu. Sau hơn tám năm ra mắt, hôm nay chúng ta sẽ cùng xem lại phiên bản SQL Server 2012 có gì đặc biệt nhé.
Sau tám năm, cùng nhìn lại phiên bản SQL Server 2012 có gì nổi bật
SQL Server 2012 được Microsoft khai sinh vào tháng 3/2012. Nó được xem như là một bước tiến mới của gã khổng lồ công nghệ trong việc nâng cấp “đứa con cưng” của mình. Người dùng ghi nhận hiệu năng hoạt động được cải tiến đến không ngờ ở phiên bản Microsoft SQL Server 2012. Với SQL Server 2012 vấn đề gia tăng dữ liệu không còn là điểm nhức nhối của các doanh nghiệp nữa.
Một điểm nổi bật nữa là các cải tiến về bảo mật cũng được Microsoft ưu ái hơn cho phiên bản SQL Server 2012. Trong đó, có nhiều tính năng quản trị được các quản trị viên yêu thích.
Chúng ta sẽ cùng nhìn lại xem SQL Server 2012 có gì nổi bật nhé.
Hiệu năng và Private Cloud
Như chúng tôi có đề cập ở trên, hiệu năng là điểm đáng chú ý trong phiên bản SQL Server 2012. Microsoft đã bổ sung các kiểu chỉ mục mới nhằm tăng hiệu năng đáng kể, đặc biệt là với những cơ sở dữ liệu lớn. Tất cả điều này nhờ việc áp dụng công nghệ bộ nhớ trong xVelocity.
Ngoài ra, SQL Server 2012 cũng bổ sung các tính năng mã hóa dữ liệu với nhiều cải tiến hơn. Trong đó mã hóa dữ liệu đầu cuối (end-to-end) hoạt động cục bộ và trong SQL Azure. Kiểm soát quyền truy cập được gắn với Active Directory (AD). Nó có thể được sử dụng cùng với SharePoint để bảo mật các mô hình và dữ liệu phân tích. AES256 được sử dụng cho khóa, với SHA512 để băm mật khẩu.
SQL Server 2012 như một phần khác trong chiến lược đám mây (Cloud) của mình. Có rất nhiều thứ trong bản phát hành SQL Server 2012 dựa trên SQL Azure và được lưu trữ trên đám mây. Ví dụ, có công cụ để tổng hợp tài nguyên, để quản lý tự triển khai và cho các hoạt động tiện ích - tập trung vào hỗ trợ cho SQL Server trong môi trường ảo hóa.
Để hỗ trợ điều này, Microsoft phát hành một bộ Gói Quản lý Trung tâm Hệ thống cho SQL Server 2012. Chưa hết, còn có sự hỗ trợ tăng cường cho nền tảng ảo hóa Hyper-V của Microsoft, với hỗ trợ Di chuyển trực tiếp và sao chép máy chủ.
Default Schema dành cho Windows Group
Có thể bản đã biết, ở phiên bản SQl server 2008 R2, mỗi một user trong Windows Group có thể login chung vào một Instance thay vì login riêng rẽ từng user. Mỗi khi có môt user nào đó truy cập vào database để truy vấn dữ liệu, nó sẽ tạo thành một schema tương ứng. Điều này có nghĩa là có bao nhiêu user thì có từng ấy schema tương ứng với nó.
Về góc độ bảo mật thì điều này sẽ gây rủi ro cho hệ thống. Ở phiên bản SQL Server 2012, quản trị có quền gán một schema mặc định (Default Schema) cho cả nhóm. Khi đó tất cả các user bên trong đó đều dùng chung một schema duy nhất mà thôi. Nó an toàn và bảo mật hơn phiên bản trước rất nhiều.
User-Defined Server Roles
Nói nôm na tính năng này cho phép quản trị viên tuỳ biến vai trò của các thành viên bên trong hệ thống. Ở các phiên bản trước, để có thể gán được các quyền cấp cao cho một user nào đó thì đồng nghĩa với việc user đó sẽ được gán quyền cao nhất là Sysadmin. Đây là một nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào.
Với SQL Server 2012, quản trị viên có thể tuỳ biến được điều này. Sẽ chỉ có một tài khoản Sysadmin duy nhất. Và chỉ có tài khoản đó mới có toàn bộ các quyền trên hệ thống. Quản trị viên có thể tuỳ biến quyền cho phù hợp với từng người để làm một nhiệm vụ nào đó. Sau đó họ có thể thu lại quyền khi cần.
Contained Databases
Khác với các phiên bản năm 2008 trước đây, ở phiên bản SQL Server 2012 lần này Database cũng có những cải tiến nhất định. Nếu như trước đây thông tin chứng thực của user được lưu trữ trong master database thì ở phiên bản SQL Server 2012, nó chỉ được lưu trữ ở tầng database thông thường.
Điều này hạn chế sự phụ thuộc vào các database của hệ thống. Đồng thời, khi mà không phải user nào cũng có thể tác động được đến master database thì nó làm tăng vấn đề bảo mật trong database hơn.
Đa dạng thuật toán mã hoá
Nhiều thuật toán mã hoá mới được triển khai trong SQL Server 2012 như AES256, SHA2 (256 và 512),... Sự đa dạng này khiến cho dữ liệu được lưu trữ trong SQL Server 2012 an toàn và bảo mật hơn các phiên bản tiền nhiệm hơn bao giờ hết.
Các tính năng giám sát (Audit)
Trong SQL Server 2012, Microsoft cũng đã cập nhật và cải tièn một số tính năng chuyên về giám sát hệ thống. Các tính năng về giám sát này được Microsoft hỗ trợ trên tất cả các phiên bản SQL Server 2012 khác nhau. Cụ thể như:
+ User-defined Audit: Xây dựng cơ chế ghi chép lại log của ứng dụng dựa trên cơ chế giám sát của SQL Server.
+ Filtering Audit: Quản trị viên có thể thao tác lọc những thông tin mong muốn để ghi log. Không phải nhất thiết họ phải ghi log tất cả. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến phần tài nguyên của hệ thống. Họ có thể định nghĩa trước các trường cần ghi log, sau đó đưa nó vào các cơ chế filter (lọc).
Kết luận
SQL Server 2012 là một phiên bản có thể nói là đáng đồng tiền bát gạo mà Microsoft đã phát hành tại thời điểm đó. Ngày nay, một số phiên bản SQL Server cao cấp hơn cũng đã được ra mắt. Tuy nhiên nó vẫn thừa hưởng một số điểm tinh tuý từ phiên bản tiền nhiệm SQL Server 2012 này.
Trên đây là một số thông tin về phiên bản SQL Server 2012 đã được ra mắt cách đây 8 năm về trước. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, Microsoft đã cho ra mắt đến phiên bản 2019 nhưng phiên bản năm 2012 vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Hi vọng rằng những thông tin này phần nào mang lại những kiến thức hữu ích cho tất cả mọi người.
Dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp như là nguồn sống. Và việc quản trị database hiệu quả sẽ giúp họ tiết kiệm và tối ưu chi phí cho các mục đích dài hạn. Hiểu được điều đó nên Viettel IDC đã nghiên cứu và phát triển hoàn thiện dịch vụ Viettel StartDB, giúp các doanh nghiệp quản trị database một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Viettel StartDB vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website
HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.
Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS
Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.
Những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023
Để tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ cơ sở để thực hiện công cuộc số hóa nêu trên, ngày 22/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 kế thừa có sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005.
Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post
Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.
Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN
Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?
Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC
Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.
Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...
Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp
So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.
Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup
Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.
Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp
Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.