Cùng Viettel IDC tìm hiểu sự khác nhau giữa Ubuntu Server và Ubuntu Desktop
14/10/2020Ubuntu Server & Ubuntu Desktop là hai trong nhiều phiên bản mà Ubuntu đã và đang cung cấp tới người dùng. Sự khác biệt trong cách thức sử dụng của hai phiên bản này là gì? Bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu về nó nhé.
Phân biệt Ubuntu Server & Ubuntu Desktop
Ubuntu Server là gì?
Có thể với nhiều người, Ubuntu Server vẫn còn là một cái gì đó khá xa lạ. Mọi người thường nghe nhiều đến Windows Server nhiều hơn bởi sự phổ biến của nó. Nhưng nếu bạn là một quản trị viên hệ thống thì Ubuntu Server có lẽ cũng thân thuộc hơn bao giờ hết. Về bản chất Ubuntu Server cũng tương tự như Windows Server mà thôi.
Nghĩa là Ubuntu Server cũng là một dạng hệ điều hành dành cho máy chủ. Khác với Ubuntu Desktop, với Ubuntu Server, mọi thao tác của người dùng với máy chủ đều thông qua các câu lệnh SSH. Sẽ không có một giao diện trực quan với đồ hoạ đầy đủ trên Ubuntu Server. Do đó thường thì trừ khi bạn là quản trị viên hệ thống thì sẽ cần đến Ubuntu Server. Còn chỉ là một lập trình viên bình thường thì bạn dùng bản Ubuntu Desktop là được rồi.
Vậy Ubuntu Server và Ubuntu Desktop giống và khác nhau những gì? Ở những phần tiếp theo của bài viết này, mình sẽ nói chi tiết hơn nhé.
Những điểm khác nhau giữa Ubuntu Server v& Ubuntu Desktop
GUI
Như chúng tôi có chia sẻ ở trên, GUI là yếu tố đầu tiên để phân biệt Ubuntu Server. Ubuntu Server sử dụng hoàn toàn bằng câu lệnh SSH. Đó là lý do tại sao khi dùng Ubuntu Server bạn sẽ thấy có một màn hình đen với những dòng lệnh chạy trên đó vậy. Còn Ubuntu Desktop nó có giao diện để người dùng tương tác giống như cách bạn đang sử dụng một máy tính thông thường vậy.
Đây là một đặc điểm của các loại hệ điều hành máy chủ chứ không chỉ riêng gì Ubuntu Server. Nó giúp máy chủ có thể chạy mà không cần đến chuột và màn hình để hiển thị. Mọi thứ đều được thao tác và quản lý từ xa.
Ứng dụng
Ở Ubuntu Server chúng chỉ bao gồm các gói tiêu chuẩn ví dụ như Bind9 hay Apache2. Chúng tập trung chủ yếu vào yêu cầu máy chủ. Ubuntu Server có thể sử dụng như một máy chủ mail, máy chủ web,...
Trong khi đó, khác với Ubuntu Server, Ubuntu Desktop chứa các ứng dụng phù hợp với đa phần người dùng phổ thông. Trong đó bạn có thể cài đặt các bộ phần mềm văn phòng như office, trình duyệt web,...
Cài đặt
Vì lý do Ubuntu Server không có GUI nên việc cài đặt Ubuntu Server chủ yếu sử dụng các menu điều hướng. Nó giống với việc khi bạn cài các bản Ghost của Windows vậy. Một giao diện không màu mè và trực quan như chúng ta vẫn thấy.
Trong khi đó việc cài Ubuntu Desktop lại khá đơn giản. Nó dùng bộ cài giống như các nền tảng khác. Cho dù bạn là một người không chuyên nhưng chỉ cần làm theo hướng dẫn của Ubuntu là bạn cũng có thể tự cài cho mình hệ điều hành Ubuntu Desktop được rồi.
Như vậy chúng ta có thể thấy, cả Ubuntu Server & Ubuntu Desktop là hai trong nhiều phiên bản được phát hành bởi Ubuntu. Nó hướng đến hai nhóm người dùng khác nhau. Ubuntu Server sẽ được dùng nhiều khi bạn là một quản trị viên hệ thống. Trong khi với Ubuntu Desktop, sẽ phù hợp hơn cho công việc của một lập trình viên.
Giao diện Ubuntu Server
Những điểm giống nhau giữa Ubuntu Server v& Ubuntu Desktop
Sử dụng Ubuntu Server thay cho phiên bản Desktop cũng không có gì là xa lạ cả. Đương nhiên, bạn phải biết sử dụng các dòng lệnh và SSH. Ubuntu Server & Desktop cũng có một số điểm tương đồng như sau:
Kernel
Từ sau phiên bản Ubuntu 12.04, cả hai hình thức Ubuntu Server & Ubuntu Desktop đều sử dụng chung một nhân. Trước đây, Ubuntu Server sử dụng nhân khác. Bằng việc dùng chung một nhân như vậy, bạn có thể thêm bất kỳ gói cài đặt nào vào một trong hai hình thức này.
Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc cài đặt Ubuntu Server và lựa chọn môi trường Desktop để sử dụng. Ngược lại, bạn cũng có thể bắt đầu với Ubuntu Desktop và thêm các gói cần thiết để tạo nó thành server. Như vậy, về cơ bản nó khá tiện lợi cho những người dùng của Ubuntu.
Hỗ trợ
Vấn đề hỗ trợ cũng đã có những thay đổi kể từ phiên bản 12.04. Trước đó, các phiên bản Ubuntu Desktop có chu kỳ hỗ trợ giới hạn là ba năm. Trong khi chu kỳ hỗ trợ đối với Ubuntu Server đang dừng lại lâu hơn là năm năm.
Nhưng sau phiên bản 12.04 cả Ubuntu Server & Ubuntu Desktop đều chuyển sang chu kỳ hỗ trợ chung là năm năm giống nhau. Như vậy, sẽ không có sự phân biệt gì giữa hai hình thức này nữa.
Giao diện Ubuntu Desktop
Nên chọn Ubuntu Server hay Ubuntu Desktop?
Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là khi nào thì nên sử dụng Ubuntu Server? Khi nào nên sử dụng Ubuntu Desktop? Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn định hướng và đưa ra quyết định cho riêng mình nhé.
+ Đối với Ubuntu Desktop: Bạn nên sử dụng trong trường hợp máy tính của bạn dùng để làm các thao tác điều khiển hàng ngày. Lý do vì so với Ubuntu Desktop có một GUI và cài đặt khá đơn giản. Hơn nữa, bạn có thể cài đặt phần mềm máy chủ để sử dụng và chuyển đổi bất kỳ máy tính nào thành máy chủ khi cần.
+ Đối với Ubuntu Server: Ubuntu Server được sử dụng tốt nhất cho các máy chủ. Điều đó chắc không có gì phải tranh cãi nhiều nữa rồi. Bạn nên chọn Ubuntu Server trên nền Ubuntu Desktop nếu bạn định chạy máy chủ của mình. Vì hai phiên bản Ubuntu dùng chung một nhân lõi, bạn luôn có thể thêm GUI sau này. Ngoài ra, Ubuntu Server là tốt nhất cho các loại máy chủ cụ thể có các gói. Ví dụ trường hợp bạn có thể xem xét sử dụng Ubuntu Server khi tạo máy chủ email hoặc máy chủ web,...
Kết luận
Việc sử dụng Ubuntu Server hay Ubuntu Desktop phải dựa trên nhu cầu thực sự của bạn và công việc bạn đang thực hiện. Giả sử bạn đang dự kiến chạy một máy chủ đa chức năng, Ubuntu Server sẽ có vẻ như không phù hợp. Trong khi máy tính để bàn dành cho mục đích sử dụng chung nên chạy Ubuntu Desktop.
Hi vọng rằng với những thông tin như vừa rồi đã giúp bạn hiểu thêm về hai loại hình này của Ubuntu. Nếu như bạn có bất kỳ băn khoăn hay vướng mắc nào khác, hãy để Viettel IDC tư vấn và giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.
Chúng tôi là một trong những nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Với đội ngũ tư vấn viên nhiều kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nhu cầu và lựa chọn giải pháp để giải quyết được nhu cầu đó. Hãy liên hệ với Viettel IDC để được hỗ trợ về vấn đề này nhé.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Server, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin liên quan
Tham khảo ngay phần mềm có thể giúp quản lý công việc hiệu quả
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, quản lý công việc hiệu quả trở thành vấn đề quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh không chỉ là lựa chọn mà còn là bước đi quan trọng đối với sự linh hoạt và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Viettel IDC hợp tác cùng SSI Solutions mang tới hệ sinh thái chuyển đổi số thông minh đa ngành
Vào ngày 25/09/2023, Viettel IDC đã đặt bút ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược cùng SSI Solutions. Sự kết hợp này được kì vọng mang tới cho doanh nghiệp Việt một hệ sinh thái chuyển đổi số thông minh đa ngành, trong đó ngành điện là lĩnh vực mà cả hai nhà cung cấp đặc biệt quan tâm.
Lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp Viettel CyberWork
Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp là một giải pháp vô cùng thiết yếu. Phần mềm quản lý kinh doanh tích hợp các chức năng quan trọng như quản lý nhân sự, tài nguyên, công việc và chuỗi quy trình, giúp tạo ra sự liên kết thông tin mạch lạc.
Viettel IDC đáp ứng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Với gần 78 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 79% dân số), Việt Nam hiện đang xếp thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hạ tầng không gian mạng, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Quản lý quy trình đa chiều an toàn, hiệu quả cùng Viettel CyberWork
Trong xu hướng chuyển đối số hiện nay, quản lý quy trình đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc của nhân viên. Với sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng dữ liệu và thông tin, việc duy trì quy trình truyền thống, thủ công không còn đủ để đảm bảo tính thích nghi linh hoạt.
Viettel IDC đồng hành cùng Viettel Telecom xây dựng giải pháp hệ thống mail server trên AWS
Để đáp ứng về mặt hạ tầng cho các dịch vụ, Viettel Telecom đã tin tưởng triển khai giải pháp do Viettel IDC xây dựng, sử dụng Amazon Simple Email Service – Amazon (SES) tích hợp với hệ thống mail server và hệ thống phần mềm hiện tại của Viettel Telecom để gửi email tới khách hàng đầu cuối một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Dịch vụ cho thuê chỗ đặt thiết bị chuyên nghiệp cùng Viettel Colocation
Giải pháp thuê chỗ đặt thiết bị chuyên nghiệp là sự lựa chọn thông minh, mang tính tối ưu cho các doanh nghiệp và tổ chức cần không gian vật lý để triển khai, quản lý máy chủ hệ thống công nghệ thông tin.
Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý server chất lượng giá hợp lý - Viettel Server Leasing
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng các hệ thống server vật lý riêng đáp đáp ứng các nhu cầu đặc thù, trong khi lại không có bộ máy để triển khai hoặc quản trị các hệ thống server vật lý này hoặc chi phí đầu tư, quản trị hệ thống cao, nhiều rủi ro phát sinh.
Lưu trữ đám mây là gì? Ưu điểm và lợi ích khi ứng dụng
Một thực tế không thể phủ nhận là dù bạn có quen thuộc với các thuật ngữ như "Cloud Storage", "Lưu trữ đám mây", hay "Điện toán đám mây" hay không thì hàng ngày, khi tiếp xúc với công nghệ, chúng ta đều đã có sự tương tác liên tục với các nền tảng này.
Viettel Drive - Giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến tốt nhất năm 2023
Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về yếu tố kỹ thuật, tài chính và phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Sự đa dạng của các nhà cung cấp và dịch vụ lớn nhỏ có thể gây nhầm lẫn, khiến người dùng phải đối mặt với vô số lựa chọn phức tạp.