"Cuộc chiến ngầm" giữa các nhà cung cấp điện toán đám mây tại Việt Nam

25/07/2018

 

 

Hiện tại, các công ty trong nước vẫn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường điện toán đám mây, dù đây là lĩnh vực cạnh tranh không biên giới.


Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Viettel IDC - công ty có thị phần lớn nhất ở Việt Nam đã chia sẻ về lợi thế của các nhà cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam.

 

Doanh nghiệp Việt chần chừ với điện toán đám mây.


- Hạ tầng điện toán đám mây có những ưu thế rất rõ ràng so với cách thiết lập hạ tầng CNTT vật lý truyền thống. Nguyên nhân nào khiến nhiều công ty, tổ chức vẫn chậm trễ hoặc chần chừ trong chuyển dịch sang sử dụng “đám mây”?


- Thực tế trong vài năm gần đây, điện toán đám mây luôn được ưu tiên lựa chọn bởi các doanh nghiệp mới thành lập hoặc triển khai hệ thống phần mềm mới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một ứng dụng chạy trên server vật lý lên cloud vẫn còn chậm. Có 3 yếu tố chính chính dẫn đến vấn đề này.


Thứ nhất, hệ thống đang chạy ổn định trên một server vật lý chuyển lên cloud sẽ đòi hỏi quá trình di chuyển dữ liệu, tác động vào hệ thống… và khi thực hiện, không loại trừ khả năng xuất hiện rủi ro. Vì vậy, một số người phụ trách công nghệ thông tin (CNTT) của các công ty, tổ chức có tâm lý e ngại, không ủng hộ việc chuyển ứng dụng đang có sẵn trên hạ tầng vật lý lên “đám mây”.

 


 

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống server vật lý và tiếp tục sử dụng hệ thống này thay vì chuyển sang dùng cloud. Nếu chuyển đổi ngay, số máy móc vừa đầu tư sẽ làm việc gì, sắp xếp ở đâu… là những câu hỏi khó đối với doanh nghiệp.


Thứ ba, nhận thức và hiểu biết của một số lãnh đạo doanh nghiệp cũng như bộ phận IT về cloud còn hạn chế nên nhiều người còn lo lắng về việc sử dụng.


Vì 3 lý do trên mà hầu hết doanh nghiệp chỉ dùng cloud cho những ứng dụng mới. Việc chuyển các ứng dụng cũ sang cloud thì không nhiều doanh nghiệp làm, trừ khi server của họ đã sử dụng khoảng 3-4 năm và hết khấu hao, bắt đầu chạy ì ạch. Đây cũng chính là những lý do khiến việc chuyển đổi sang sử dụng cloud tại Việt Nam diễn ra chậm hơn so với các nước trên thế giới.


- Vì sao ngay cả doanh nghiệp lớn, thường xuyên đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động doanh nghiệp vẫn sử dụng máy chủ vật lý mà không chuyển sang dịch vụ điện toán đám mây?


Đúng là có một số doanh nghiệp lớn vẫn sử dụng máy chủ vật lý vì họ sử dụng các ứng dụng, phần mềm chuyên dụng yêu cầu đặc biệt về hạ tầng, do đó rất khó chuyển sang dùng các dịch vụ cloud.


Ví dụ như các ngân hàng, đây là đơn vị có lượng thông tin giao dịch lớn và liên tục. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50% ứng dụng của họ được vận hành trên cloud, còn giải pháp core banking rất đặc thù và đều phải đặt riêng từ nước ngoài.

Các giải pháp core banking này yêu cầu vận hành trên hạ tầng kỹ thuật cũng rất đặc thù, thậm chí khác biệt với những dòng máy chủ vật lý trên thị trường hiện nay. Vì vậy trong ngành này luôn phải duy trì hệ thống máy chủ vật lý không nhỏ.

 

Vì sao ít doanh nghiệp Việt cung cấp dịch vụ “ Đám mây”?


- Điện toán đám mây đã tạo ra sự thay đổi gì đối với chính Viettel?


- Việc ứng dụng cloud có nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng. Trước đây, việc sử dụng hạ tầng máy chủ vật lý sẽ khó tối ưu về mặt hiệu suất sử dụng hạ tầng. Nhiều hệ thống luôn ở trong tình trạng quá tải (100% công suất máy chủ), làm ảnh hưởng tới dịch vụ và khách hàng; nhưng cũng có nhiều hệ thống chỉ sử dụng 20-30% hiệu suất máy chủ.


Khi chuyển sang hạ tầng điện toán đám mây, Viettel chủ động trong quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Tài nguyên được cấp phát và nâng cấp theo nhu cầu sử dụng thực, tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng hạ tầng máy chủ vật lý.


Lợi ích quan trọng nhất của dịch vụ cloud chính là thời gian triển khai nhanh chóng. Nếu đầu tư máy chủ vật lý, thời gian mua sắm sẽ cần tới một tháng, thời gian vận chuyển máy từ nước ngoài về thông thường mất 4-6 tuần, chưa kể thời gian lắp đặt và triển khai ứng dụng. Như vậy doanh nghiệp phải chờ ít nhất 2 tháng mới có thể đưa hệ thống vào sử dụng.


Trong khi đó, hạ tầng cloud có thể triển khai tự động, thời gian tính theo đơn vị phút. Điều này giúp công ty có thêm doanh thu và nhiều cơ hội kinh doanh khác.


- Vì sao còn quá ít đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dù đã thấy rõ những lợi ích trên?


- Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ cloud ở Việt Nam không nhiều (chưa tới 10 doanh nghiệp). Để cung cấp dịch vụ cloud đúng nghĩa, chất lượng tốt, doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn và bài bản vào hạ tầng, nhân sự.

Về bản chất, dịch vụ cloud là tài nguyên máy chủ lớn được đầu tư rồi chia sẻ cho các khách hàng dùng chung nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng. Chỉ một số đơn vị lớn trong ngành như Viettel mới có đủ tiềm lực tài chính để có thể đầu tư hạ tầng lớn như vậy.


Ngoài ra, việc nghiên cứu, phát triển cũng như duy trì bộ máy nhân sự kỹ thuật chuyên nghiệp, vận hành dịch vụ 24/7 cho khách hàng là thách thức lớn đối với nhà cung cấp.


Hiện thị trường trong nước đã xuất hiện một số nhà cung cấp dịch vụ cloud nhỏ lẻ. Tuy nhiên, những rào cản về đầu tư và nhân sự khiến các nhà cung cấp này khó cạnh tranh lâu dài về khả năng cung cấp dịch vụ quy mô lớn, cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng.

 

 

 Viettel muốn làm “Đám mây” như đã làm với viễn thông.


- Nếu so sánh với các dự án đầu tư khác, dịch vụ điện toán đám mây không quá lớn so với tiềm năng của Viettel. Vì sao Chủ tịch tập đoàn Nguyễn Mạnh Hùng lại nhấn mạnh vai trò của điện toán đám mây với sự phát triển của toàn xã hội?


- Nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 phải nhắc tới cloud (điện toán đám mây), IoT (Internet vạn vật), Big Data (dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo). Trong đó, cloud là nền tảng dưới cùng, như móng nhà để các ứng dụng còn lại hoạt động. AI, IoT, Big Data muốn chạy được và thể hiện thế mạnh công nghệ đều phải có hạ tầng bên dưới là cloud.


Xu hướng của cách mạng công nghệ 4.0 là sản xuất số lượng lớn và cá thể hóa. Việc này đòi hỏi tính toán lớn, nhanh và kịp thời mà đây chính là ưu thế của cloud. Cũng vì vậy, Chủ tịch Viettel Nguyễn Mạnh Hùng định hướng đầu tư mạnh cho điện toán đám mây không chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 của mình, mà mong muốn tạo ra hạ tầng 4.0 cho xã hội nói chung.


Nền tảng điện toán đám mây vững mạnh sẽ là hạ tầng cơ bản cho sự phát triển cách mạng 4.0 ở Việt Nam. Vì thế mục tiêu và nhiệm vụ của chúng tôi là góp phần làm bùng nổ “đám mây” tại Việt Nam trong thời gian tới.


- Đối tượng Viettel hướng tới sự “bùng nổ” trên là ai?


- Viettel cung cấp cloud từ năm 2013, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, khách hàng mới bắt đầu chú trọng và đón nhận dịch vụ này.


Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện tại có quy mô vừa và nhỏ, khó có thể đầu tư hạ tầng bài bản. Đó là lý do Viettel hướng tới phục vụ tập khách hàng này, để có thể cung cấp hạ tầng tốt hơn, dịch vụ tốt hơn và cùng tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội.


Đến với Viettel, người dùng có thể sử dụng nhiều tiện ích, dịch vụ cloud khác nhau chứ không chỉ sử dụng hạ tầng máy chủ ảo đơn thuần. Bên cạnh đó, công ty cũng đặt mục tiêu mang tới cho khách hàng trải nghiệm tốt về chất lượng dịch vụ với mức chi phí hợp lý.


Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn và Chính phủ, chúng tôi hướng tới cung cấp dịch vụ Private Cloud với hạ tầng đầu tư riêng theo từng khách hàng. Đây là xu hướng các cơ quan chính phủ trên thế giới lựa chọn để vừa tối ưu hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn bảo mật.

 

 3 lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.


- Điện toán đám mây là một lĩnh vực cạnh tranh không có biên giới. Viettel cũng như các nhà cung cấp trong nước sẽ phải đấu với nhiều đơn vị quốc tế có thương hiệu mạnh. Trong cuộc cạnh tranh này, Viettel và nhà cung cấp trong nước có lợi thế gì?


- Với lĩnh vực điện toán đám mây, Viettel nói riêng và các nhà cung cấp cloud trong nước nói chung có 3 lợi thế.

Thứ nhất, nhà cung cấp quốc tế hiện tại không có hạ tầng tại Việt Nam mà đặt ở Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản… Khi khách hàng trong nước sử dụng dịch vụ cloud của các đơn vị này, thì bản chất ứng dụng chạy trên hạ tầng ở Singapore, Hồng Kong (Trung Quốc) hay Nhật Bản. Khi hạ tầng đặt ở nước ngoài thì tốc độ kết nối tới ứng dụng sẽ không thể nhanh như hạ tầng đặt ở trong nước.


Tại Việt Nam, hàng năm đều xảy ra 4-5 lần đứt cáp quang biển quốc tế, việc kết nối tới hạ tầng ngoài lãnh thổ không đảm bảo do mất kết nối, làm gián đoán dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng trong nước. Điều này được khắc phục nếu khách hàng sử dụng dịch vụ cloud của các nhà cung cấp trong nước với hạ tầng ngay tại Việt Nam.

 

 

 

Thứ hai là chi phí phù hợp. Mọi người thường nhìn vào mức giá dịch vụ cloud mà các nhà cung cấp nước ngoài giới thiệu và có cảm giác là mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, họ đều thu thêm phí sử dụng băng thông Internet và băng thông nội bộ hàng tháng (data tranfer). Vì vậy, tổng chi phí thuê dịch vụ hàng tháng cao hơn nhiều so với những nhà cung cấp trong nước như Viettel, không phát sinh phí dịch vụ khác. Khách hàng chỉ phải trả đúng mức phí đã niêm yết nên tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.


Ngoài lợi thế về tốc độ kết nối, chi phí sử dụng, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước còn có thể tư vấn, khảo sát trực tiếp, hỗ trợ sau bán cho khách hàng nhanh chóng và thuận lợi.


Trong khi đó, các nhà cung cấp quốc tế chỉ hỗ trợ mức cơ bản với tài liệu, hướng dẫn đóng gói sẵn, khách hàng phải tự mày mò tài liệu, cấu hình. Thực tế chỉ một số ít công ty công nghệ với nhân sự IT có khả năng tự đảm bảo vận hành hạ tầng mới lựa chọn thuê dịch vụ nước ngoài, còn không, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước vẫn là lựa chọn phù hợp hàng đầu.


news.zing

 

Tin liên quan

04/07/2023

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

17/03/2023

Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 thu hút hơn 1.900 người tham dự

Với hơn 1.900 người tham dự, hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 do Viettel IDC tổ chức đã cho thấy sức nóng của sự kiện công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

30/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022 của Viettel IDC.

22/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý thiết bị Tháng 11/2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thiết bị thanh lý Tháng 11/2022 của Viettel IDC.

08/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

14/10/2022

​Viettel ra mắt hệ sinh thái Cloud góp phần kiến tạo hạ tầng số Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/10/2022 - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Sự kiện này có ý nghĩa trong chiến lược chuyển đổi số quan trọng của Việt Nam.

01/11/2022

Viettel IDC đón nhận danh hiệu Top 5 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Thông tin Công nghiệp Châu Á (AIPA) đã trao danh hiệu Top 5 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho Viettel IDC và Top 5 Nhà lãnh đạo tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho ông Hoàng Văn Ngọc - CEO Viettel IDC.

DMCA.com Protection Status
// doi link