Deep Web là gì? Có nên truy cập vào Deep Web không?

25/01/2024

Trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay, Deep Web là gì đang là chủ đề gây tò mò với không ít người dùng. Đây là một phần khác của Internet, không được public rộng rãi và là nơi diễn ra nhiều hoạt động với độ bảo mật thông tin cao. Vậy, việc truy cập Deep Web có đáng tin cậy và an toàn hay không? Hãy cùng Viettel IDC khám phá chi tiết với bài viết sau nhé.

Deep Web là gì? Có nên truy cập vào Deep Web không?
Deep Web là gì? Có nên truy cập vào Deep Web không?​

Giải đáp - Deep Web là gì?

Internet vốn là một không gian rộng lớn với nhiều thông tin cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web trên Internet đều được công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... index (tức lập chỉ mục) và hiển thị đối với người dùng. Những trang web này được gọi là Deep Web.

Với câu hỏi Deep Web là gì thì có thể hiểu đơn giản, đây là một phần của Internet không được index hoặc truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường. Trong Deep Web, thông tin được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu không được index. Các trang web này thường yêu cầu thông tin đăng nhập hoặc kết nối đặc biệt để truy cập). 

Deep Web thực tế đang sở hữu quy mô rất rộng. Theo đánh giá, dù vẫn chưa thể tính toán một cách chính xác, nhưng ước tính, chúng đang chiếm khoảng 96% tổng lượng thông tin trên Internet, có thể chứa đến hơn 7.5 Petabyte nội dung.

Lợi ích của Deep Web là gì?

Deep Web có thể chứa nhiều thông tin hữu ích, chẳng hạn như:

- Thông tin cá nhân: hồ sơ bệnh án, thông tin tài chính,...

- Tài liệu học thuật: luận văn, sách báo, tạp chí,...

- Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Dịch vụ thương mại: mua bán hàng hóa, dịch vụ,...

- Cộng đồng trực tuyến: diễn đàn, mạng xã hội,...

Có thể thấy, đây không phải không gian hoàn toàn đen tối mà mọi người thường nghĩ, mà hiểu theo nghĩa tích cực, đây sẽ là không gian ẩn. Deep Web cũng mang lại những lợi ích quan trọng đối với một số người dùng và tổ chức. Chẳng hạn như:

Bảo mật quyền riêng tư

Deep Web cung cấp một môi trường an toàn hơn cho việc trao đổi thông tin của các đối tượng người dùng. Nhờ vậy, bạn có thể duyệt web mà không để lại dấu vết nào, đảm bảo việc bảo vệ quyền riêng tư tối đa. 

Ngoài ra, Deep Web cũng cung cấp cơ hội để người dùng tìm kiếm thông tin mà không bị theo dõi bởi các công cụ tìm kiếm lớn. Điều này giúp bạn truy cập vào nguồn thông tin mà không sợ bị theo dõi quảng cáo hay thu thập dữ liệu cá nhân.

An toàn đối với thông tin nhạy cảm

Đối với các tổ chức và cá nhân cần bảo vệ thông tin nhạy cảm, Deep Web là một nơi lưu trữ an toàn hơn, đặc biệt là khi thông tin được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu không công khai.

Cung cấp nguồn thông tin chuyên sâu

Deep Web chứa nhiều nguồn thông tin chuyên sâu, bao gồm các thư viện số, nghiên cứu học thuật và cơ sở dữ liệu chuyên ngành vốn không có trên nền tảng Internet công cộng.

Đảm bảo nguyên tắc tự do ngôn luận

Một số người xem Deep Web là một không gian tự do hơn, nơi mà họ có thể thảo luận và chia sẻ ý kiến mà không bị kiểm duyệt hay kiểm soát quá mức.

Deep Web có thể chứa nhiều thông tin hữu ích

Deep Web có thể chứa nhiều thông tin hữu ích

Các mặt tối của Deep Web là gì?

Deep Web không chỉ mang lại những lợi ích mà còn tồn tại những mặt tối đáng lưu ý. Điền hình như:

Là nơi diễn ra các hoạt động phi pháp

Deep Web thường được liên kết với các hoạt động phi pháp như thương mại ma túy, mua bán vũ khí, các giao dịch tội phạm khác,... Thậm chí, đây cũng có thể là nơi cho các hoạt động tội phạm tình báo, lưu trữ thông tin nhạy cảm, tạo ra nguy cơ đáng kể cho an ninh quốc gia.

Đánh cắp dữ liệu

Do tính chất ẩn danh của Deep Web, nguy cơ bị tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu cá nhân tăng cao. Thông tin lưu trữ trên Deep Web có thể bị lợi dụng cho mục đích tội phạm.

Nguy cơ về các phần mềm độc hại

Deep Web có thể chứa nhiều trang web và tệp tin chứa phần mềm độc hại, virus hoặc malware,... Phần mềm độc hại này có thể gây hại cho máy tính của bạn, bao gồm mất dữ liệu, hỏng hóc phần cứng hoặc thậm chí là chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn.

Có nên truy cập vào Deep Web không?

Sau khi giải đáp được câu hỏi Deep Web là gì, người dùng thường băn khoăn liệu có nên truy cập vào Deep Web không? Câu trả lời là tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu cụ thể của người dùng và mức độ hiểu biết về rủi ro liên quan.

Nếu bạn cần tìm kiếm những thông tin hữu ích và hợp pháp thì Deep Web có thể là một nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, nếu bạn không có mục đích cụ thể, hoặc không có kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân thì tốt nhất bạn nên tránh truy cập vào Deep Web chỉ vì tò mò.

Nếu cần truy cập Deep Web, một số lưu ý sau sẽ giúp bạn truy cập vào Deep Web an toàn hơn:

- Sử dụng trình duyệt an toàn, chẳng hạn như Tor hoặc Whonix.

- Sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để mã hóa lưu lượng truy cập của bạn.

- Cẩn thận với những thông tin bạn cung cấp trên Deep Web.

- Không tải xuống bất kỳ tệp nào từ Deep Web mà bạn không chắc chắn về nguồn gốc.

>> Xem thêm: Khám phá chi tiết về giải pháp tường lửa ứng dụng web WAF
 

Cần cẩn trọng nếu truy cập Deep Web

Cần cẩn trọng nếu truy cập Deep Web​

Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan, giải đáp chi tiết cho câu hỏi Deep Web là gì. Trước những nguy cơ và rủi ro về an ninh thông tin, người dùng cần cân nhắc thận trọng trong việc truy cập Deep Web. Ngoài ra, với người dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp đang có nhu cầu bảo mật dữ liệu, để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết, đừng ngần ngại liên hệ đến Viettel IDC ngay hôm nay.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn


 Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link