Địa chỉ IP là gì? Cách xem địa chỉ IP điện thoại, máy tính

26/08/2024

IP hay địa chỉ IP chắc hẳn là một khái niệm không xa lạ đối với người dùng internet hiện nay. IP không chỉ là một thuật ngữ cơ bản trong mạng máy tính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và quản lý các thiết bị kết nối mạng. Vậy địa chỉ IP là gì? Vai trò và ưu, nhược điểm của địa chỉ IP ra sao? Cùng Viettel IDC khám phá chi tiết ngay trong bài viết sau đây.

Địa chỉ IP

Địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP (Internet Protocol Address) là một dãy số hoặc ký tự được gán cho mỗi thiết bị khi kết nối với internet. Địa chỉ này cho phép các thiết bị kết nối với nhau và truyền tải thông tin một cách chính xác, hiệu quả.

Xem thêm:

- Tên miền là gì? Cấu trúc, nguyên tắc và lưu ý khi sử dụng

- Hướng dẫn cách mua tên miền chi tiết từ A - Z

Vai trò của địa chỉ IP

Về cơ bản, địa chỉ IP là mã định danh, cung cấp danh tính cho các thiết bị được kết nối mạng. Từ đó, các thiết bị có thể phân biệt, nhận ra nhau và truyền tải thông tin cho nhau.

Ví dụ, khi bạn muốn gửi một món đồ cho người thân, bạn cần số điện thoại (hoặc bất cứ phương thức liên lạc nào) để truy xuất địa chỉ chính xác của họ. Tương tự, khi gửi dữ liệu qua internet, máy tính sẽ dùng DNS Server thay cho số điện thoại để tìm ra đích đến cuối cùng là địa chỉ IP.

Hoặc khi bạn tìm kiếm trang web “viettelidc.com.vn" trên Google, yêu cầu này sẽ được chuyển đến máy chủ DNS Server, từ đó tìm kiếm máy chủ “viettelidc.com.vn" và truy tìm địa chỉ IP của trang web này. Vì vậy, nếu không có địa chỉ IP thì máy chủ DNS sẽ không có cơ sở để tìm kiếm và không xác định được thông tin bạn cần tìm kiếm.

Ưu nhược điểm của địa chỉ IP

Ưu điểm:

- Mỗi thiết bị đều có một địa chỉ IP riêng biệt giúp quản lý và theo dõi dễ dàng, đặc biệt trong các hệ thống lớn.

- Cho phép các thiết bị mạng kết nối, truyền tải dữ liệu và giao tiếp với nhau thông qua địa chỉ IP.

- Giúp việc truy cập internet trở nên đơn giản hơn.

Nhược điểm:

- Địa chỉ IP có thể tiết lộ thông tin về vị trí địa lý của người dùng.

- Tin tặc có thể tấn công địa chỉ IP để xâm nhập vào hệ thống hoặc đánh cắp thông tin nhạy cảm.

Xem thêm:

- Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

- 4 bí quyết giúp tối ưu website của bạn chuyên nghiệp hơn

Các loại địa chỉ IP

các loại địa chỉ ip

Địa chỉ IP được phân thành 4 loại khác nhau, tùy theo đặc điểm và mục đích sử dụng riêng, bao gồm: IP công cộng, IP cá nhân, IP tĩnh, IP động. Dưới đây là thông tin cụ thể hơn các loại địa chỉ IP phổ biến:

Địa chỉ IP công cộng

IP công cộng (IP Public) là địa chỉ IP mà đơn vị cung cấp dịch vụ internet dùng để chuyển đi các yêu cầu sử dụng mạng đến một tổ chức, tập thể. Đây là IP thường được sử dụng trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp, cho phép các thiết bị trong cùng mạng có thể truy cập mạng và liên lạc trực tiếp với thiết bị khác.

Địa chỉ IP cá nhân

IP cá nhân (hay còn gọi là IP Private) được sử dụng trong mạng cục bộ (LAN) trong gia đình, văn phòng hoặc các tổ chức để kết nối các thiết bị nội bộ với nhau. Địa chỉ IP cá nhân không có chức năng kết nối với mạng internet mà chỉ cho phép các thiết bị trong mạng nội bộ đó giao tiếp với nhau thông qua thiết bị đó là bộ định tuyến router.

Địa chỉ IP tĩnh

Địa chỉ IP tĩnh (IP Static) là địa chỉ IP không thay đổi theo thời gian và được gán cố định cho một thiết bị. Để đáp ứng nhu cầu nhiều người truy cập mà không bị gián đoạn, địa chỉ IP tĩnh thường được cấp cho một máy chủ, như dạng máy chủ web hay máy chủ mail.

Địa chỉ IP động

Địa chỉ IP động (IP Dynamic) là địa chỉ IP thay đổi mỗi khi thiết bị kết nối với mạng internet để tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang trong giai đoạn cạn kiệt như hiện nay. Địa chỉ này được gán tự động bởi máy chủ DHCP của ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet). Địa chỉ IP động thường được sử dụng cho các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính xách tay. Khi thiết bị này không kết nối internet, địa chỉ IP của thiết bị đó sẽ được tái sử dụng để gán cho thiết bị khác.

Cách tìm địa chỉ IP trên điện thoại Android, iPhone

Cách tìm địa chỉ IP công cộng trên điện thoại

Cách 1: Tìm kiếm “What is my IP" trên các trình duyệt tìm kiếm

Mở trình tìm kiếm (Google, Safari,...) trên điện thoại của bạn và gõ “What is my IP" trên thanh tìm kiếm. Ngay lập tức, kết quả trả về sẽ hiện lên IP của bạn, có thể là ở trên cùng hoặc phía dưới 2 đến 3 bài.

Cách tìm địa chỉ IP công cộng trên điện thoại

Cách 2: Kiểm tra địa chỉ IP công cộng thông qua các website

Một cách khác bạn có thể sử dụng là truy cập vào website whatismyipaddress.com. Ngay khi mở giao diện, website sẽ hiển thị địa chỉ IP của bạn ở ngay chính giữa màn hình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra thông tin này qua các website khác như whatismyip.com hoặc ipchicken.com.

Kiểm tra địa chỉ IP công cộng thông qua các website

Cách xem địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại

- Đối với điện thoại iPhone:

Bạn vào Cài đặt > Chọn WiFi > Nhấp vào tên mạng WiFi để xem địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại.

Cách xem địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại

- Đối với điện thoại Android:

Bạn vào Cài đặt > Chọn Giới thiệu > Chọn Trạng thái. Địa chỉ IP hiển thị là địa chỉ IP cá nhân của điện thoại.

Cách xem địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows, MacBook

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows

Cách 1: Kiểm tra địa chỉ IP bằng Command Prompt

Bước 1: Tổ hợp phím Windows + R > Hộp thoại Run xuất hiện > Nhập Cmd > Nhấn OK.

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra > Nhập câu lệnh ipconfig > Enter.

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows

Bước 3: Địa chỉ IP được hiển thị sau IPv4 Address.

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows

Cách 2: Kiểm tra địa chỉ IP với Task Manager

Bước 1: Chọn Task manager tại thanh Taskbar

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows

Bước 2: Chuyển sang Tab Performance > chọn Ethernet (mạng dây) hoặc Wifi (mạng không dây) > Địa chỉ IP được hiển thị tại IPv4 Address.

Cách tìm địa chỉ IP trên máy tính Windows

Cách xem địa chỉ IP đối với máy tính Macbook

Với máy tính Macbook, địa chỉ IP có thể được kiểm tra bằng 2 cách cơ bản sau:

Cách 1: Kiểm tra trong System Preferences

Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào logo Apple phía trái màn hình > Chọn System Preferences

Cách xem địa chỉ IP đối với máy tính Macbook

Bước 2: Chọn Network (Mạng) > Thông tin về địa chỉ IP xuất hiện phía dưới dòng Trạng thái

Cách xem địa chỉ IP đối với máy tính Macbook
Cách xem địa chỉ IP đối với máy tính Macbook

Cách 2: Kiểm tra bằng Terminal

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Cmd + Space > Tìm “Terminal” > Enter

Bước 2: Sử dụng câu lệnh “ifconfig | grep 'inet ' | grep -v 127.0.0.1” > Enter > Địa chỉ IP máy là dãy số ở vị trí phía sau từ “inet”.

Cách xem địa chỉ IP đối với máy tính Macbook

Tổng kết

Địa chỉ IP đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp giữa các thiết bị sử dụng mạng internet. Hiểu rõ về địa chỉ IP và cách thức hoạt động của nó giúp bạn khai thác dữ liệu trực tuyến tối ưu nhất. Đặc biệt, khi xây dựng website, việc sử dụng và cấu hình địa chỉ IP đúng cách sẽ đảm bảo website hoạt động ổn định và an toàn.

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một website chuyên nghiệp, bảo mật và ổn định, Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy, cung cấp tổng thể các giải pháp giúp doanh nghiệp an tâm kinh doanh trên internet:

- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trên không gian mạng.

- Lưu trữ website trên hệ thống điện toán đám mây.

- Quản lý, lưu trữ email doanh nghiệp trên hệ thống điện toán đám mây.

- Bảo đảm an ninh cho những dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt.

Liên hệ với Viettel IDC ngay hôm nay để được tư vấn về những giải pháp an ninh mạng phù hợp với doanh nghiệp:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link