Điện toán đám mây là gì?Điện toán đám mây quan trọng như thế nào với tương lai xã hội.

16/11/2018

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì?

 

Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó

 

Mặc dù không còn là một ý tưởng mới nhưng hiện tại người ta mới bắt đầu nhìn nhận khả năng thực sự của điện toán đám mây. Sau đây là bốn cách điện toán đám mây sẽ định hình cuộc sống nhân loại trong thập kỷ tới và xa hơn thế nữa.

 

 

Điện toán đám mây (cloud computing) là một trong những nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Ảnh: Shutterstock

 

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật số đầu tiên (Digital first infrastructure)

 

Điện toán đám mây sẽ cung cấp hạ tầng kỹ thuật số cho các thành phố tương lai, nơi ước tính 6 tỉ dân số toàn cầu sẽ sinh sống vào năm 2045. Thang máy và bãi đậu xe thông minh, xe ô tô và taxi bay không người lái, tàu hỏa và tàu điện ngầm, trang trại và nhà máy điện - tất cả sẽ trở nên an toàn hơn và được quản lý tốt hơn nhờ khả năng lưu trữ và phân tích dữ liệu của điện toán đám mây.

Điện toán đám mây cũng sẽ biến đổi các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một khi phân tích dữ liệu, AI và các tính năng khác trở thành các dịch vụ kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi ngành công nghiệp, Huawei hiện đang nghiên cứu đám mây công nghiệp (Industry Cloud) với hàng nghìn đám mây riêng biệt, tất cả đều cùng hoạt động trên một hệ sinh thái kỹ thuật số của các phân khúc ngành công nghiệp khác nhau. Một vài ví dụ bao gồm:

• Đám mây hàng không thương mại sẽ giúp các hãng hàng không quản lý các hoạt động trên mặt đất như bảo trì, tiếp nhiên liệu, vận chuyển hành lý và dọn dẹp cabin, do đó tăng hiệu quả và giúp các chuyến bay cất cánh đúng giờ.

• Đám mây tiện ích sẽ tự động sửa chữa các lỗi trong mạng lưới điện để đảm bảo các hộ gia đình và doanh nghiệp có điện theo nhu cầu.

• Đám mây ngân hàng sẽ cho phép các tổ chức tài chính quét hàng nghìn giao dịch mỗi giây để ngăn chặn lừa đảo.

 

Bất kể ngành nào với quy mô ra sao, tất cả các công ty đều cần hạ tầng kỹ thuật số để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Những đám mây sẽ biến công nghệ thông tin và truyền thông từ một hệ thống hỗ trợ thành một hệ thống sản xuất. Ví dụ như OpenDesk, một công ty có trụ sở tại London, đăng tải các thiết kế nội thất lên đám mây và cho phép khách hàng tải các thiết kế xuống và sản xuất đồ nội thất ngay tại địa phương. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và tồn kho đồng thời hạn chế tác động hoạt động kinh doanh của công ty lên môi trường.

 

Quản lý dữ liệu

 

Điện toán đám mây cũng sẽ giúp xã hội đối phó với lượng dữ liệu ngày càng tăng cao. Các dữ liệu này bao gồm các ứng dụng chẳng hạn như video có độ phân giải cao và sẽ chiếm 89% lưu lượng người dùng cá nhân vào năm 2025, theo ước tính của Huawei.

 

Không lâu nữa nhu cầu sử dụng băng thông và lưu trữ mạng cho các video giải trí do người dùng tạo ra sẽ giảm đi và nhu cầu này dành cho “nội dung hình ảnh và video cho mục đích không phải giải trí” sẽ tăng lên, theo cáo bạch Data Age 2025 của công ty phân tích dữ liệu IDC. Ví dụ cho xu hướng mới này bao gồm các quảng cáo và video sử dụng trong các ứng dụng bảo mật công cộng. IDC cũng nhắc tới dữ liệu “hướng tới năng suất”, chẳng hạn như các tập tin trên PC và máy chủ, siêu dữ liệu của các tập tin và trang web kỹ thuật số, cũng như dữ liệu được tạo ra bằng giao tiếp từ máy đến máy (machine-to-machine communications) trong internet vạn vật. Các đám mây sẽ giúp con người lưu trữ lượng dữ liệu đang gia tăng này và khai thác chúng để có được các thông tin chi tiết hữu ích.

 

Trí tuệ nhân tạo (AI)

 

Điện toán đám mây sẽ hỗ trợ các công nghệ mới nổi như AI và giúp chúng thích ứng với các nền tảng mới, ví dụ như điện thoại di động. Khi doanh số điện thoại thông minh vượt qua doanh số máy tính để bàn vào năm 2011, điện thoại di động đã trở thành nền tảng điện toán lớn nhất thế giới và đương nhiên, AI đã và đang thâm nhập vào nền tảng điện toán lớn nhất thế giới này.

 

Tuy điện thoại thông minh chứa rất nhiều dữ liệu phi cấu trúc như email, tin nhắn văn bản và hình ảnh, phân tích dữ liệu phi cấu trúc lại là một việc đòi hỏi thời gian và sức mạnh xử lý. Đây là những điều mà hầu hết các điện thoại thông minh không thể đáp ứng, vì thế điện thoại phải gửi dữ liệu đến các máy chủ mạnh trên đám mây. Điều này kéo dài thời gian phản hồi của AI.

 

Giải pháp cho vấn đề trên là phân chia nhiệm vụ giữa đám mây và điện thoại. Quá trình học của AI nên diễn ra trong các đám mây. Cũng giống như khi Alpha Go, thuật toán trí tuệ nhân tạo của Google, tự chơi hàng triệu lượt chơi với chính mình cho đến khi trở thành một bậc thầy trò chơi vĩ đại có khả năng đánh bại con người, AI cũng làm như vậy trong đám mây, nơi nhiều sức mạnh xử lý phong phú để AI có thể nhanh chóng học hỏi. Từ đó suy ra địa điểm mà AI áp dụng những gì đã học được vào các vấn đề thực tế chính là trên thiết bị thông minh.

 

Theo nghiên cứu được tài trợ bởi Huawei, điện thoại thông minh sẽ thực hiện suy luận liên tục. Trí tuệ không bao giờ nghỉ này sẽ cho phép thiết bị phản hồi các lệnh thoại ngay lập tức; đảm bảo rằng các bức ảnh được sắp xếp theo nội dung và cài đặt camera phù hợp với nhiều đối tượng trong các điều kiện chụp khác nhau.

 

Bởi quá trình suy luận cần xử lý dữ liệu trong thời gian thực vào mọi thời điểm, vậy nên ngay cả những điện thoại thông minh siêu tân tiến của tương lai cũng sẽ không thể đáp ứng được các nhu cầu tính toán của AI. Chính vì vậy, điện thoại thông minh sẽ cần phải dựa vào sức mạnh xử lý của đám mây.

 

 Phương tiện giao thông tự động


Viễn cảnh về những chiếc xe không người lái lướt đi trên đường phố và đường cao tốc vẫn là điều xa vời, nhưng nó sẽ sớm thành hiện thực nhờ sức mạnh của điện toán đám mây.

 

Tương tự điện thoại thông minh, các phương tiện giao thông được trang bị các cảm biến và máy ảnh tạo ra nhiều thông tin. Phần lớn các dữ liệu đó cần phải được xử lý trong thời gian thực, vì vậy quá trình này sẽ diễn ra trên, hoặc trong chính chiếc xe. Nhưng nhiều tính năng, chẳng hạn như cập nhật phần mềm và quá trình tự học của máy, sẽ xảy ra trên đám mây.

Trong tương lai, các video sẽ được đưa vào phương tiện đi lại nhằm cung cấp phương tiện giải trí, tăng cường an toàn giao thông bằng cách cho phép người lái xe “nhìn thấu” các phương tiện khác và giúp xe hơi trở nên an toàn hơn. Để ngăn chặn trộm cắp và phá hoại, nhiều chiếc xe hiện đã được trang bị các camera an ninh. Những đoạn phim quay được có thể được lưu trữ trong một thẻ nhớ an toàn trong xe hoặc đưa lên đám mây.

 

Với vài người, điện toán đám mây không còn là một điều xa lạ và giờ đã trở thành một dịch vụ tiện ích giống như nước hoặc điện. Tất cả chúng ta cũng không cần phải thấu hiểu toàn bộ các thông tin liên quan tới điện toán đám mây để hưởng lợi từ những gì mà công nghệ này mang lại.

 

Tham khảo báo Văn hóa

 

Viettel IDC nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam.

 

Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

Website: www.viettelidc.com.vn

 

 

 

Tin liên quan

04/07/2023

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

17/03/2023

Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 thu hút hơn 1.900 người tham dự

Với hơn 1.900 người tham dự, hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 do Viettel IDC tổ chức đã cho thấy sức nóng của sự kiện công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

30/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022 của Viettel IDC.

22/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý thiết bị Tháng 11/2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thiết bị thanh lý Tháng 11/2022 của Viettel IDC.

08/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

14/10/2022

​Viettel ra mắt hệ sinh thái Cloud góp phần kiến tạo hạ tầng số Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/10/2022 - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Sự kiện này có ý nghĩa trong chiến lược chuyển đổi số quan trọng của Việt Nam.

01/11/2022

Viettel IDC đón nhận danh hiệu Top 5 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Thông tin Công nghiệp Châu Á (AIPA) đã trao danh hiệu Top 5 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho Viettel IDC và Top 5 Nhà lãnh đạo tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho ông Hoàng Văn Ngọc - CEO Viettel IDC.

DMCA.com Protection Status
// doi link