Điện toán đám mây và Dữ liệu lớn đóng vai trò gì trong phim Kung Fu Panda 3?

19/10/2019

Những bộ phim hoạt hình không chỉ đơn thuần là việc lồng tiếng và đồ họa máy tính — hãy gặp gỡ những ngôi sao hậu trường của bộ phim  Kung Fu Panda 3.​

Kung Fu Panda 3 đã sử dụng một hệ thống điện toán đám mây lai (Hybrid-Cloud) dựa trên nền tảng phần cứng của Hewlett-Packard Enterprise để đảm bảo hoạt động cộng tác thông suốt giữa các trường quay tại Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

Vậy cái gì là một trong những công nghệ khó sử dụng trong quá trình sản xuất một bộ phim hoạt hình? Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên - đó là những cái ôm (hugs). Nghĩa là, những cái ôm giữa những con thú đầy lông lá, đáng yêu như Po và Li trong bộ phim Kung Fu Panda 3.

Nhưng đó đã là vấn đề của quá khứ. Hiện nay, DreamWorks Animation cộng tác cùng với Hewlett-Packard Enterprise (HPE) đã tiếp cận được những năng lực tính toán nhanh và hiệu quả hơn nhiều thông qua một môi trường điện toán đám mây riêng được quản lý với khả năng kết nối các họa sĩ trên toàn cầu của DreamWorks Animation, từ Thượng Hải, Trung Quốc đến Glendale, California với thời gian gián đoạt hoạt động bằng 0 và những chiếc máy chủ HPE ProLiant (sản phẩm của công ty Hewllet-Packard Enterprise) tiên tiến để nâng cao hiệu suất xử lý hình ảnh lên tới khoảng 200.000 job mỗi ngày. Đó cũng là một bước phát triển quan trọng, bởi vì hai bộ phim đầu tiên chỉ tập trung vào một chú gấu trúc, trong khi Kung Fu Panda 3 kể một câu chuyện xoay quanh cả một ngôi làng gấu trúc, với những chú gấu thích ôm và tất nhiên là thích đấu võ kung fu.Mãi cho tới gần đây, việc có tới hai nhân vật lông lá ôm nhau trên màn ảnh tại DreamWorks Animation - với bộ phim mới nhất là Kung Fu Panda 3, được phát hành vào ngày 29 tháng Giêng - vẫn còn là rào cản trong quá trình sáng tạo của trường quay. Tại sao lại như vậy? Bởi vì nó đòi hỏi sử dụng rất nhiều tài nguyên CPU để tạo ra một cảnh quay hoạt hình trong đó có hai nhân vật lông lá ôm chặt lấy nhau. Chẳng hạn như, những nhà sáng tạo của bộ phim “Over the Hedge” năm  2006 đã buộc phải hạn chế số lần ôm của các nhân vật đo hạn chế về CGI trong phần cứng và phần mềm ở thời điểm đó.

Các công cụ phân tích dữ liệu lớn (big-data) như HPE Verica, 3PAR được triển khai góp phần rút ngắn thời gian xử lý hình ảnh từ nhiều giờ xuống còn vài phút trong quá trình sản xuất.

Cần phải sử dụng rất nhiều CPU để tạo ra một cảnh quay

“Bộ phim thứ ba này đã thực sự vượt qua giới hạn về số lượng nhân vật gấu trúc với đặc điểm say mèm, diễn xuất tối đa và đầy lông lá và còn tương tác với nhau,” ông Derek Chan, Giám đốc bộ phận vận hành công nghệ toàn cầu của DreamWorks Animation kiêm Giám đốc Công nghệ của Oriental DreamWorks phát biểu. “Trong quá trình tạo ra ngôi làng Panda, chúng tôi đã nâng cao đáng kể độ phức tạp của bộ phim. Độ phức tạp cao hơn đồng nghĩa với việc phải nâng cao công suất tính toán, thời gian xử lý hình ảnh và năng lực phân tích để sản xuất một bộ phim theo chuẩn mực của DreamWorks Animation. Hãy cùng xem xét hai giải pháp hỗ trợ quá trình sản xuất bộ phim Kung Fu Panda mới nhất" ông Derek Chan nói.

Khai thác sức mạnh của môi trường điện toán đám mây

Phải mất tới hơn 118.000 khung hình riêng do máy tính dựng lên, 240 tỷ điểm ảnh, 600 triệu file và 475 terabytes dữ liệu để hoàn thành bộ phim Kung Fu Panda 3.

Việc kết nối với môi trường điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu đột biến trong xử lý hình ảnh thông qua một cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lai (sự kết hợp của môi trường điện toán đám mây riêng tại chỗ và môi trường điện toán đám mây riêng được quản lý từ xa được vận hành bởi Hewlett Packard Enterprise) cho phép các họa sĩ và nhà sản xuất chia sẻ thông tin và cộng tác theo thời gian thực. Điều đó đảm bảo cho DreamWorks Animation độ linh hoạt và tính uyển chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu tính toán của các họa sĩ. Đối với bộ phim Kung Fu Panda 3, năng lực để xử lý các hình ảnh hoạt hình thông qua hoạt động cộng tác toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì đó là bộ phim đầu tiên mà DreamWorks Animation cùng phối hợp sản xuất với trường quay Oriental DreamWorks tại Thượng Hải.

Điện toán đám mây đã thúc đẩy DreamWorks sản xuất bộ phim thứ hai

“Việc có một dự án dàn trải trên phạm vi toàn cầu là một thách thức thực sự về phương diện quản lý, cộng tác nói chung cũng như là những dữ liệu cần thiết để cho phép các nhà làm phim của chúng tôi sản xuất hai phiên bản khác nhau của cùng một bộ phim. Một là phiên bản tiếng Anh dành cho khán giả phương Tây. Phiên bản thứ hai được dựng lại và đồng bộ lại giữa hình và tiếng dành cho khán giả Trung Quốc.” ông Chan cho biết.

Với sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng điện toán đám mây này, DreamWorks Animation đã phối hợp làm việc nhịp nhàng với Oriental DreamWorks và sản xuất bộ phim thứ hai một cách hiệu quả: một bộ phim hoàn toàn bằng tiếng Quan Thoại. Ở đây, các nhà sáng tạo phải cộng tác trên phạm vi toàn cầu để điều chỉnh cử động nói của miệng và thậm chí còn phải viết lại những mẩu chuyện vui cho phù hợp với khán giả Trung Quốc. Phiên bản tiếng Quan Thoại của bộ phim có khối lượng xử lý hình ảnh nhiều hơn khoảng 7%. 

Phân tích hình ảnh hoạt hình

Ngoài môi trường điện toán đám mây, "ngôi sao" thứ hai của bộ phim Kung Fu Panda 3 là công nghệ phân tích dữ liệu. Về phương diện này, DreamWorks Animation đã sử dụng giải pháp Vertica chạy trên nền tảng máy chủ ProLiant từ Hewlett Packard Enterprise: một nền tảng phân tích dữ liệu với khả năng cho phép các đội ngũ sáng tạo phân tích khối lượng dữ liệu hình ảnh khổng lồ để phát hiện xu thế và rút ngắn thời gian xử lý yêu cầu. Ông Chan cho biết, trong quá trình sản xuất, các đội ngũ sáng tạo thường đưa ra nhiều tình huống để đạo diễn xem xét. Thông tin thời gian thực về thời gian cần thiết để tính toán những khung hình này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với quá trình sản xuất bộ phim Kung Fu Panda 3

“Việc có được thông tin về mức độ tiêu thụ tài nguyên cho phép các nhà làm phim xem xét những thay đổi và đưa ra những quyết định sáng tạo một cách nhanh chóng hơn” ông Chan nhấn mạnh.

Giải pháp xử lý và phân tích dữ liệu Big Data đã cho thấy những xu thế trong những khối lượng dữ liệu xử lý hình ảnh khổng lồ của trường quay và rút ngắn đáng kể thời gian cần thiết để phân tích dữ liệu hình ảnh của bộ phim Kung Fu Panda 3 từ nhiều giờ xuống còn vài phút.

Điều thú vị là, tất cả những cải tiến này không thực sự đẩy nhanh tốc độ quá trình sản xuất bộ phim Kung Fu Panda 3 (vẫn phải mất cùng một lượng thời gian như thời gian đã bỏ ra để sản xuất bộ phim đầu tiên vào năm 2008—tức là khoảng 4 năm). Nhưng ông Chan cho biết, đó không phải là mục tiêu đặt ra. Thay vì phát hành bộ phim sớm hơn một năm so với dự kiến, những cải tiến đó cho phép đạt được mức độ sáng tạo cao hơn trong quá trình sản xuất… và kể cả một số thay đổi vào phút cuối cũng được thực hiện như là bổ sung thêm nhiều cái ôm của những chú gấu panda.

“Việc có được một khối lượng sức mạnh tính toán khổng lồ để đáp ứng những nhu cầu đột biến về sức mạnh xử lý cho phép các nhà làm phim sản xuất được bộ phim hay nhất,” ông Chan cho biết. “Trong vòng vài tháng qua sản xuất vừa qua, các đội ngũ sáng tạo cảm thấy tự tin vào năng lực của họ khi thấy những thay đổi vào phút chót đã được thực hiện đầy đủ theo một cách thức chưa từng có trước khi chúng tôi bắt đầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây” ông Derek Chan nói.

Các giải pháp cơ sở hạ tầng và điện toán đám mây của HPE cho phép DreamWorks Animation đẩy nhanh tốc độ sản xuất phim, tránh được yêu cầu mở rộng trung tâm dữ liệu rất tốn kém, đáp ứng yêu cầu về hạn chót và hỗ trợ các họa sĩ sáng tạo trên phạm vi toàn cầu. Và giải pháp thông tin dựa vào dữ liệu của chúng tôi cho phép DreamWorks Animation hiểu rõ nhu cầu tài nguyên trong phạm vi toàn bộ tổ chức của họ.

Theo ICTNews

 

Tin liên quan

04/07/2023

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

17/03/2023

Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 thu hút hơn 1.900 người tham dự

Với hơn 1.900 người tham dự, hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 do Viettel IDC tổ chức đã cho thấy sức nóng của sự kiện công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

30/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022 của Viettel IDC.

22/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý thiết bị Tháng 11/2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thiết bị thanh lý Tháng 11/2022 của Viettel IDC.

08/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

14/10/2022

​Viettel ra mắt hệ sinh thái Cloud góp phần kiến tạo hạ tầng số Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/10/2022 - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Sự kiện này có ý nghĩa trong chiến lược chuyển đổi số quan trọng của Việt Nam.

01/11/2022

Viettel IDC đón nhận danh hiệu Top 5 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Thông tin Công nghiệp Châu Á (AIPA) đã trao danh hiệu Top 5 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho Viettel IDC và Top 5 Nhà lãnh đạo tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho ông Hoàng Văn Ngọc - CEO Viettel IDC.

DMCA.com Protection Status
// doi link