DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống

03/01/2024

Việc sử dụng DNS giúp người dùng dễ dàng truy cập các trang web thông qua tên miền thay vì phải nhớ địa chỉ IP phức tạp. Vậy DNS là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như chức năng DNS ra sao? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.
 

DNS là gì?
DNS là gì?​

Giải đáp - DNS là gì?

DNS là gì? DNS (Domain Name System) là một hệ thống giúp ánh xạ tên miền (domain names) sang địa chỉ IP (Internet Protocol) để các thiết bị có thể tìm thấy và kết nối với nhau trên internet.

Việc sử dụng DNS rất quan trọng, giúp người dùng dễ dàng truy cập các trang web thông qua tên miền thay vì phải nhớ địa chỉ IP phức tạp. Ngoài ra, DNS cũng giúp tăng tính linh hoạt và quản lý hiệu quả hơn cho hệ thống mạng, cung cấp tính bảo mật và tăng tốc độ truy cập internet.

Chức năng của DNS là gì?

DNS là hệ thống quản lý (Management System) và chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP tương ứng. Cụ thể, DNS thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP: DNS giúp chuyển đổi tên miền dễ đọc (ví dụ: www.example.com) thành địa chỉ IP (ví dụ: 192.168.1.1) để thiết bị có thể xác định được vị trí chính xác của máy chủ trên mạng.

- Quản lý các bản ghi DNS: DNS lưu trữ thông tin trong các bản ghi DNS, bao gồm các loại bản ghi như A (địa chỉ IPv4), AAAA (địa chỉ IPv6), CNAME (tên miền chấp nhận mệnh đề), MX (máy chủ thư điện tử) và nhiều loại khác.

- Phân giải ngược: DNS cũng có khả năng phân giải ngược, chuyển đổi địa chỉ IP thành tên miền. Tuy nhiên, chức năng này ít được sử dụng hơn so với chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP.

Nhờ vào DNS, người dùng có thể truy cập các trang web và dịch vụ trực tuyến mà không cần ghi nhớ các địa chỉ IP phức tạp.

>> Xem thêm: Tất tần tật thông tin cần lưu tâm khi đăng ký tên miền
 

DNS là hệ thống quản lý và chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP tương ứng

DNS là hệ thống quản lý và chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP tương ứng​

Nguyên lý hoạt động của DNS

Không ít người dùng thắc mắc nguyên lý hoạt động của DNS là gì? Nguyên lý hoạt động của DNS dựa trên mô hình phân tán và thực hiện các chức năng chính để chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại. Dưới đây là quy trình chính của cách DNS hoạt động:

- Người dùng gửi yêu cầu: Khi nhập tên miền vào trình duyệt, một yêu cầu sẽ được gửi đến Recursive DNS Server.

- Recursive DNS Server tìm kiếm: Recursive DNS Server thực hiện các bước tìm kiếm thông tin từ Root DNS Server đến Authoritative DNS Server.

- Authoritative DNS Server cung cấp địa chỉ IP: Server cuối cùng cung cấp địa chỉ IP tương ứng với tên miền.

- Recursive DNS Server nhận địa chỉ IP: Được cung cấp địa chỉ IP, Recursive DNS Server trả về thông tin cho trình duyệt và cập nhật bộ nhớ đệm.

- Trình duyệt kết nối đến máy chủ web: Trình duyệt sử dụng địa chỉ IP để kết nối đến máy chủ web và tải trang web.

Quy trình này giúp giảm gánh nặng cho các máy chủ DNS và tăng hiệu suất bằng cách sử dụng bộ nhớ đệm để lưu trữ thông tin tên miền đã được phân giải gần đây.

>> Xem thêm: Sự khác biệt cơ bản giữa DNS miễn phí và trả phí mà bạn nên biết

So sánh Public DNS và Private DNS

Điểm khác nhau giữa 2 dạng DNS là gì? Private DNS thường được sử dụng bởi các tổ chức, doanh nghiệp nhằm quản lý, kiểm soát tên miền và địa chỉ IP nội bộ. Việc sử dụng Private DNS giúp bảo mật thông tin nội bộ và kiểm soát được quyền truy cập vào các tài nguyên mạng.

Trong khi đó, Public DNS là dịch vụ DNS mà mọi người đều có thể sử dụng để truy cập internet. Public DNS thường được cung cấp bởi các công ty lớn như Google, Cloudflare, OpenDNS, cung cấp tốc độ truy cập nhanh và ổn định cho người dùng internet thông thường.

Việc sử dụng Private DNS thay vì Public DNS có nhiều lợi ích, bao gồm:

- Bảo mật cao hơn: Private DNS giúp bảo vệ thông tin nội bộ của tổ chức, ngăn chặn các cuộc tấn công DNS spoofing và DNS cache poisoning.

- Kiểm soát truy cập: Tổ chức có thể kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên mạng bằng cách sử dụng Private DNS.

- Bảo mật: Cho phép triển khai các biện pháp bảo mật tùy chỉnh, bao gồm sự kết hợp với VPN, chữ ký số, cơ chế chứng thực mạnh mẽ.

Ngoài ra còn có các lợi ích khác như chỉ định nội dung, quy tắc truy cập, tối đa hóa hiệu suất, tích hợp với các dịch vụ nội bộ khác,... Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng Private DNS sẽ rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quản lý mạng nội bộ của tổ chức.

Việc lựa chọn loại DNS phù hợp phụ thuộc nhà cung cấp đăng ký tên miền với DNS là gì, có đảm bảo các lợi ích cấu hình DNS mà tổ chức, doanh nghiệp đang mong muốn tìm hay không.

Hiện nay, DNS tại Viettel IDC được đánh giá là một trong những DNS server đưa vào hoạt động nhiều nhất vì tốc độ load nhanh, đảm bảo đường truyền ổn định.

Khả năng cấu hình DNS rất dễ, khách hàng chỉ cần đăng ký tên miền thông qua dịch vụ Viettel Domain tại website Viettel IDC. Dịch vụ Viettel Domain từ Viettel IDC mang đến một loạt tên miền chuyên nghiệp với nhiều đuôi mở rộng khác nhau, linh hoạt phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu đa dạng của khách hàng.

So sánh Public DNS và Private DNS

So sánh Public DNS và Private DNS

Tổng kết

DNS tổng quát là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình quản lý mạng, website. Với những thông tin chi tiết mà Viettel IDC cung cấp, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm DNS là gì, nguyên lý hoạt động cũng như chức năng của DNS ra sao. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các thông tin liên quan, mở rộng hơn là cần đăng ký tên miền chất lượng, quý khách có thể liên hệ đến Viettel IDC ngay hôm nay.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn


 Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link