Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin trong thời đại số?

07/09/2024

Trong thời đại số ngày nay, chuyển đổi số là một xu hướng quan trọng và tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này đang tạo ra một “con dao hai lưỡi” cho các doanh nghiệp. Một mặt, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý, tăng hiệu quả, năng suất và tận dụng được dữ liệu thông tin. Mặt khác, xu hướng này lại vô hình trung kéo theo một rủi ro tiềm tàng cho các doanh nghiệp, đó là mất an toàn thông tin. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin trong thời đại số? Hãy cùng Viettel IDC tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa này thông qua bài viết sau đây.

Các xu hướng nổi bật về An toàn thông tin (ATTT) hiện nay

Các xu hướng nổi bật về An toàn thông tin (ATTT) hiện nay

Tăng cường bảo mật các thiết bị IoT (Internet of Things)

Các thiết bị IoT có khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị thông minh trên toàn thế giới và trao đổi dữ liệu thông qua internet. Tuy nhiên, nhiều thiết bị IoT lại ưu tiên sự tiện lợi và chức năng hơn là bảo mật thông tin, khiến chúng đang trở thành những “con mồi” cho các vụ tấn công mạng.

Với tính năng kết nối dễ dàng, các thiết bị này dễ dàng bị truy cập trái phép đánh cắp dữ liệu và sử dụng cho các vụ tấn công botnet. Chính vì vậy, việc tăng cường bảo mật cho các thiết bị IoT là một trong những trọng tâm giúp đảm bảo an toàn thông tin.

Xem thêm:

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Thiệt hại do tấn công mạng: Doanh nghiệp phải gánh chịu những gì?

10 lỗ hổng phổ biến trong an ninh mạng của doanh nghiệp

Phát triển các giải pháp an ninh mạng dựa trên trí tuệ nhân tạo

Khả năng phân tích dữ liệu nâng cao của trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi để xác định, dự đoán các mối đe dọa an ninh mạng và tăng cường các hệ thống phát hiện sớm. Đồng thời, các thuật toán học máy (machine learning) cũng đang được phát triển để nhận dạng và phản ứng tốt hơn với các mối đe dọa an ninh mạng mới.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các bot bảo mật do AI điều khiển đang ngày càng phổ biến hơn. Các bot bảo mật này được lập trình để tự động xác định và vô hiệu hóa các mối đe dọa mạng. Trong tương lai, AI sẽ được cải tiến và ứng dụng mạnh mẽ hơn trong công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Xem thêm: AI và Machine Learning - Các khía cạnh cốt lõi của bộ đôi xu hướng tương lai

Nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin cho người dùng

Người dùng là nhân tố quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn thông tin. Các hacker luôn biết cách để “đánh” vào tâm lý của người dùng mạng và khai thác những sai lầm phổ biến khi sử dụng mạng để thực hiện các vụ tấn công mạng. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dùng về các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến rò rỉ dữ liệu và kỹ năng bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin?

Với sự gia tăng của các mối đe dọa trên không gian mạng, các doanh nghiệp cần áp dụng cách tiếp cận toàn diện dựa trên xu hướng an ninh mạng toàn cầu, cũng như tình hình thực tế trong doanh nghiệp để bảo vệ dữ liệu và hệ thống.

Đánh giá rủi ro

Bước đầu tiên để bảo vệ thông tin mạng là tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện. Quy trình này xác định các lỗ hổng tiềm ẩn trong hệ thống doanh nghiệp và đánh giá khả năng xảy ra cũng như tác động của nhiều mối đe dọa mạng khác nhau. Doanh nghiệp có thể xác định các điểm yếu trong hệ thống dựa trên một bộ tiêu chuẩn phù hợp về quản lý an ninh thông tin phù hợp như ISO/IEC 27001, NIST SP 800-53 hoặc CIS Controls, tùy thuộc vào đặc thù và mục đích của doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể tạo ra một khuôn khổ vững chắc để đánh giá và giải quyết các rủi ro an ninh mạng.

Tiêu chuẩn 

Nội dung

ISO/IEC 27001

Tập trung vào việc thiết lập, triển khai, duy trì và liên tục cải thiện Hệ thống quản lý an ninh thông tin.

NIST SP 800-53

Cung cấp danh mục các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư và bảo mật cho hệ thống thông tin

CIS Controls

Cung cấp hướng dẫn các hướng hành động tốt nhất về bảo mật máy tính

Thiết lập chính sách an ninh mạng phù hợp

Dựa trên các phát hiện từ đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách, quy trình và tiêu chuẩn an ninh mạng toàn diện ứng với bộ tiêu chuẩn đã lựa chọn. Đây là cơ sở quan trọng để bảo vệ thông tin doanh nghiệp, phù hợp với các rủi ro và lỗ hổng đã xác định.

Chính sách cần đặt ra các hành động theo một lộ trình phù hợp với nguồn lực và mức độ ưu tiên của doanh nghiệp, nêu rõ lập trường, kế hoạch ứng phó sự cố và các biện pháp kiểm soát thông tin mạng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đưa ra những quy định nhân viên phải tuân thủ như báo cáo hoạt động đáng ngờ hoặc xử lý dữ liệu nhạy cảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần áp dụng các giao thức mạng tiêu chuẩn để mã hóa, quản lý mật khẩu để giảm thiểu các rủi ro đã xác định.

Đào tạo, nâng cao hiểu biết và kỹ năng của nhân viên

An ninh mạng không chỉ là những biện pháp về công nghệ mà còn đòi hỏi sự cảnh giác của con người. Nhân viên đóng vai trò quan trọng bởi vì là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

Các doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo định kỳ cho nhân viên về mối đe dọa an ninh mạng, các thủ thuật lừa đảo và tầm quan trọng của bảo mật, cũng như khuyến khích nhân viên báo cáo các email hoặc hành vi đáng ngờ, nhấn mạnh vai trò của nhân viên đối với an toàn thông tin của doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ hệ thống

Để bảo vệ hệ thống doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực thi các chính sách an ninh mạng đã đề ra, đồng thời ứng dụng các công nghệ bảo mật phù hợp. Hiện nay có rất nhiều các giải pháp bảo mật tiên tiến, phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập, phần mềm diệt virus để củng cố chu vi mạng. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng và triển khai các biện pháp kiểm soát truy cập nghiêm ngặt để hạn chế lượng người có quyền truy cập vào thông tin và hệ thống.

Thường xuyên giám sát, kiểm tra để phát hiện rủi ro, phản ứng kịp thời

Doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ để giám sát an toàn thông tin liên tục để kịp thời phát hiện những bất thường và nhanh chóng ngăn chặn. Hành động kịp thời có thể giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các sự cố mạng gây ra và tăng cường khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính hạn hẹp. Điều này khiến việc đầu tư vào hệ thống an toàn thông tin (ATTT) hiện đại, xây dựng các chính sách bảo mật chuyên nghiệp trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cũng là một rào cản lớn, khiến việc giám sát và phát hiện rủi ro thông tin bằng các phương pháp thủ công trở nên gần như bất khả thi.

Viettel IDC cung cấp giải pháp đảm bảo ATTT cho doanh nghiệp

Là một trong những đơn vị hàng đầu về bảo mật thông tin, Viettel IDC thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của các doanh nghiệp trước bài toán hóc búa về an toàn thông tin trong bối cảnh thời đại số ngày nay. Chính vì vậy, Viettel IDC đã phát triển dịch vụ Viettel Virtual SOC (Viettel vSOC) hỗ trợ khách hàng giám sát và xử lý những “mầm mống” tấn công mạng toàn diện bởi đội ngũ chuyên gia an toàn, an ninh mạng hàng đầu của Viettel IDC.

Viettel IDC cung cấp giải pháp đảm bảo ATTT cho doanh nghiệp

Viettel Virtual SOC được xây dựng dựa trên nền tảng Open XDR - một trong những công nghệ tiên phong sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các hành vi bất thường trên không gian mạng. Nền tảng Open XDR cung cấp đầy đủ các công cụ bảo mật an ninh cần thiết để xây dựng một Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC).

Viettel vSOC nổi bật với những tính năng hỗ trợ toàn diện như:

- Giám sát toàn diện: Dịch vụ có khả năng thu thập, giám sát và phân tích dữ liệu từ nhiều môi trường và nền tảng khác nhau như: Application, Endpoint, Network, Server, Ảo hóa hay các môi trường Multi Cloud của đơn vị cung cấp giải pháp lớn như: Viettel, CMC, FPT và các nhà cung cấp khác AWS, Azure, Google Cloud.

- Nền tảng Open XDR hiện đại: Giúp hợp nhất các bước thu thập, phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn, điều tra truy vết trên một giao diện tập trung duy nhất.

- Nâng cao khả năng bảo mật của hệ thống: Cung cấp, bổ sung đầy đủ các công cụ bảo mật mà một hệ thống bảo mật mạng cần có, đồng thời, giảm thời gian phát hiện trung bình (MTTD) và thời gian phản ứng trung bình (MTTR) đối với các mối đe dọa.

- Đơn giản hóa thao tác vận hành và khai thác hệ thống: Giao diện web thân thiện, dễ sử dụng; cung cấp khả năng tự động hóa cho các tác vụ lặp đi lặp lại, tự động cảnh báo, tự động báo cáo; đơn giản hóa quá trình giám sát, phân tích.

- Dễ dàng triển khai, tích hợp, thử nghiệm: Dễ dàng tích hợp với hạ tầng của khách hàng cũng như tích hợp 2 chiều với 100% các hãng firewall.

- Dịch vụ giám sát và xử lý sự cố an ninh thông tin chuyên nghiệp: Hệ thống lõi được đặt trên hệ thống cloud của Viettel IDC đảm bảo các yếu tố về tính sẵn sàng, hiệu năng, tốc độ truy cập, bảo mật thông tin, giám sát và ứng cứu sự cố 24/7/365.

Với những tính năng nổi bật, Viettel vSOC là sự lựa chọn hàng đầu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tổng kết

Xu hướng chuyển đổi số đang đặt ra một bài toán nan giải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dựa trên tình hình thực tế, các doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách thấu đáo và triển khai các biện pháp bảo mật thông tin toàn diện và phù hợp. Việc đầu tư và kết hợp các công nghệ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin tiên tiến, hiện đại cũng có thể giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro từ sớm. Giải pháp Viettel vSOC đến từ Viettel IDC với những tiện ích vượt trội sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giám sát hệ thống thông tin và kịp thời xử lý các mối đe dọa về an ninh mạng.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Tin liên quan

25/01/2024

Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?

Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm

27/08/2024

Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.

22/04/2022

Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.

08/05/2022

VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động

Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!

08/01/2022

ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider

Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.

06/09/2024

Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.

27/08/2024

HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.

20/08/2024

WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z

World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.

07/09/2024

Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.

30/09/2024

Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam

Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.