Doanh thu công ty bị ảnh hưởng như thế nào khi Website chạy chậm

29/08/2019

Tại sao các website nhanh kiếm được nhiều tiền hơn? Bởi vì không ai thích một website chạy chậm. 14% khách hàng sẽ bắt đầu mua sắm tại một trang web khác nếu tốc độ tải trang của website công ty chậm và 23% khách hàng sẽ dừng trải nghiệm mua sắm hoặc rời đi. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận kinh doanh của công ty.

Có các biện pháp giúp các trang web, hình ảnh và video của website tải nhanh là một điều cần thiết tuyệt đối cho thành công của Inbound Marketing. Các trang web thương mại điện tử trung bình có thể mất 7 giây để tải, cao hơn nhiều so với thời gian tải trang lý tưởng là 3 giây hoặc ít hơn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ kiểm tra thời gian tải trang ảnh hưởng đến doanh thu trang web của công ty như thế nào, tầm quan trọng của việc chỉ tải một trang trong một giây và giải pháp giúp việc website chạy chậm biến mất hoàn toàn: Máy chủ đám mây - Cloud Server.

Những yếu tố mà website chạy chậm tác động đến

Trải nghiệm người dùng

Đặt mình vào vị trí của khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng: Tất cả mọi người đều ghét phải chờ đợi. Theo khảo sát của Thời báo Tài chính, họ thử thêm độ trễ 5 giây cho mỗi thời gian tải trang và một số số liệu đã được đưa ra:

- Độ trễ của giây đầu tiên dẫn đến giảm 4,9% số lượng bài viết mà khách truy cập đọc

- Độ trễ ba giây dẫn đến giảm 7,9%

- Khách truy cập đọc ít hơn khi một website chạy chậm

Thời gian tải trang web không chỉ ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng với nội dung mà còn tác động đến việc khách hàng có ấn vào giỏ hàng để đặt hàng sản phẩm không và do đó chắc chắn ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi của website.

Cũng theo khảo sát trên, Website chạy chậm sẽ có tác động rất lớn đến:

- Việc bán hàng: 79% khách hàng báo cáo sự không hài lòng với hiệu suất trang web ít có khả năng sẽ tiếp tục mua hàng từ trang web đó.

- Tỷ lệ chuyển đổi: Website chạy chậm 1 giây có nghĩa là giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi.

- Doanh thu bán hàng: Nếu nhờ website, khách hàng tìm đến công ty và giúp kiếm được 100 triệu đồng/tháng thì việc tốc độ tải trang được cải thiện thêm một giây sẽ mang lại 7 triệu đồng mỗi tháng.

Tốc độ tải trang vô cùng quan trọng, bằng chứng là Facebook đã đưa ra thông báo chính thức về việc một website liên kết cần thời gian tải nhiều hơn 3 giây vào tháng 8 năm 2017 rằng các cập nhật nguồn cấp thông tin với các liên kết tải chậm ít được ưu tiên hiển thị hơn trên News Feed.

Với sự cập nhật này, Facebook sẽ sớm tính đến thời gian tải ước tính của một trang web mà ai đó nhấp vào từ bất kỳ liên kết nào trong News Feed trên ứng dụng di động. Các yếu tố như kết nối mạng hiện tại của một người dùng và tốc độ chung của trang web tương ứng sẽ được xem xét. Nếu các tín hiệu cho thấy trang web sẽ tải nhanh, liên kết đến trang web đó có thể có tần suất xuất hiện cao hơn.

 

Thứ hạng SEO trên Google

Google sẽ không xếp hạng trang web của bạn hoặc đôi khi xử phạt trang web đó nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trải nghiệm người dùng kém, bao gồm thời gian tải trang chậm - trong khi các trang web nhanh hơn sẽ được ưu tiên và tăng thứ hạng SEO. Theo Blog của Google Webmaster:

Các trang web nhanh hơn, không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng. Dữ liệu gần đây cho thấy cải thiện tốc độ trang web cũng làm giảm chi phí vận hành. Người dùng rất đề cao tốc độ tải trang, không hề thích một website chạy chậm, đó là lý do tại sao Google đã quyết định tính đến tốc độ trang web trong bảng xếp hạng tìm kiếm.

Do đó, việc có một trang web nhanh hơn sẽ cải thiện thứ hạng SEO, trang web của công ty sẽ được đánh giá cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Một website chạy chậm sẽ rất khó có thể đem lại nhiều đơn hàng cho công ty.

 

Uy tín công ty

Các công ty không chỉ mất tiền do website chạy chậm. Một website chạy chậm cũng có thể gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

- 35% khách hàng sẽ không mua sản phẩm nếu website chạy chậm.

- 66% khách hàng cho rằng hiệu suất trang web ảnh hưởng đến ấn tượng của họ về công ty.

- 33% khách hàng có ấn tượng tiêu cực đến một công ty có trang web hoạt động kém.

 

Sử dụng ứng dụng di động

Ngày nay, với sự phát triển của điện thoại di động, lưu lượng người dùng tìm kiếm đến các trang web đến từ thiết bị di động nhiều hơn rất nhiều so với số lượng tìm kiếm trên máy tính để bàn. Thời gian tải trang có thể tạo ấn tượng tốt (website chạy nhanh) hoặc gây ảnh hưởng xấu (website chạy chậm) đến trải nghiệm người dùng với trang web của bạn.

- 58% tất cả các khách hàng sử dụng di động mong muốn các trang web hiển thị nhanh như máy tính gia đình của họ.

- 64% tất cả người dùng điện thoại thông minh mong muốn các trang sẽ tải xong trong vòng 4 giây.

- 74% mọi người sẽ rời khỏi một trang web giao diện di động cần hơn 5 giây để tải.

- 61% người tiêu dùng sẽ từ bỏ một trang web di động nếu họ không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm ngay lập tức.

 

Sự quan trọng của “vài giây”

Cải thiện thời gian tải trang với một vài giây có thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của bạn.

- Mozilla đã có thêm 60 triệu lượt tải xuống mỗi năm bằng cách làm cho trang web của họ nhanh hơn 2,2 giây.

- Amazon tính toán rằng việc website chạy chậm chỉ trong một giây có thể khiến công ty giảm doanh thu đi 1,6 tỷ đô la mỗi năm.

- Bing phát hiện ra rằng website chạy chậm thêm 2 giây dẫn đến giảm 1,8% truy vấn, giảm 3,75% số lần nhấp, giảm 4% mức độ hài lòng và giảm 4,3% doanh thu trên mỗi khách truy cập.

- Shopzilla cải thiện tốc độ trang web từ 6 giây lên 1,2 giây, giúp tăng thu nhập thêm 12% và lượt xem trang tăng thêm 25%.

Cải thiện tốc độ tải trang là một cách hữu ích nhất để nâng cao trải nghiệm người dùng cho các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, việc kiểm tra các trang và thực hiện các điều chỉnh về mã hóa, cấu hình máy chủ hoặc các tính năng tối ưu hóa là vô cùng không dễ dàng vì công ty có thể chưa đáp ứng được cơ sở hạ tầng về máy chủ hay các gói hosting để có lưu lượng tải nhanh công ty đã trả phí theo năm.

Vậy thì có giải pháp nào thực sự hữu hiệu để vừa tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp, vừa khiến tốc độ website được cải thiện không?

Câu trả lời chính là: Máy chủ ảo - Cloud Server. Khi sử dụng Cloud Server, tốc độ tải trang sẽ được tối ưu, không còn tình trạng website chạy chậm và còn đem lại khả năng bảo mật cao vì Cloud Server không phải là máy chủ vật lý bình thường có thể dễ dàng bị hỏng hỏng hay mất dữ liệu.

Không chỉ vậy, Cloud Server còn có khả năng tự động tăng giảm quy mô nhanh chóng để phù hợp với lưu lượng người truy cập website của bạn và bạn chỉ phải trả phí cho đúng phần lưu lượng mà bạn sử dụng. 

Nếu bạn đã sẵn sàng để tiết kiệm chi phí, cải thiện tốc độ website và đưa doanh nghiệp của bạn “lên mây”, hãy sử dụng Cloud Server của Viettel IDC ngay hôm nay!

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ đám mây Cloud Server của Viettel IDC, vui lòng liên hệ:

Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

06/04/2023

SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp

Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

04/04/2023

​7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation

Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.

05/04/2023

Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.

04/04/2023

Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC

SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

03/04/2023

Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?

Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!

02/04/2023

Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?

Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!

01/04/2023

Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?

Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.

// doi link