Email: Hành trình 29 năm lịch sử

19/10/2019

Hiện có khoảng 3,1 tỉ tài khoản email được sử dụng trên toàn thế giới. Đã 29 năm trôi qua kể từ ngày 30/8/1982, ngày hệ thống liên lạc bằng thư điện tử được cấp bản quyền.

LTS: Bài viết đã được đăng vào tháng 8/2011, khi người ta ước tính có 3,1 tỷ tài khoản email trên thế giới. Giờ đây, gần 5 trôi qua, con số này đã là khoảng 4,1 tỷ. Nhân việc Ray Tomlinson, chuyên gia máy tính, người phát triển hệ thống giao dịch tin nhắn trên máy tính và gửi bức thư điện tử đầu tiên trên mạng ARPANET, qua đời ở tuổi 74 sau một cơn đau tim đột ngột hôm ngày thứ Bảy 5/3/2016, BBT đăng lại bài này.

29 năm trước, vào ngày 30/8/1982, cậu bé 16 tuổi V.A.Shiva đã nắm trong tay bản quyền hệ thống liên lạc “email” với giao diện người dùng bao gồm các trường: From: (Người gửi), To: (Người nhận), Cc: (Bản sao), Bcc: (Bản sao ẩn), Subject: (Tiêu đề), Reply: (Gửi trả lời), Reply All (Gửi trả lời tất cả), Forward (Chuyển tiếp) và phần nội dung email cũng như trường đính kèm… giống như giao diện mà ngày nay chúng ta đang dùng để gửi và nhận email.

“Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến thuật ngữ ‘electronic mail’ (thư điện tử, viết tắt là email). Về mặt ngôn ngữ, tôi chỉ cảm thấy đó là cách thức gửi thư bằng điện toán. 2 từ này kết hợp với nhau vào năm 1978 và là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ”, Shiva cho biết.

Với hệ thống gửi tin nhắn điện tử, Shiva có trách nhiệm biến đổi cái được gọi là hệ thống thư văn phòng này thành hệ thống email thời kỳ sơ khai. Công việc này bắt đầu từ năm 1978 khi Shiva mới 14 tuổi, và đến năm 1981, Shiva đã được nhận giải thưởng khoa học Westinghouse Science và giành được bản quyền cho hệ thống liên lạc bằng email của mình vào năm 1982.

Chỉ sau 1 năm hệ thống chính thức được đưa vào sử dụng, đã có 100.000 tài khoản email được tạo mới và đạt mức 7 triệu người dùng vào 10 năm sau đó (1993). Hiện tại, tính tất cả các dịch vụ email trên toàn cầu, có khoảng 3,1 tỷ tài khoản email, tăng gần gấp đôi so với con số 1,8 tỉ của năm 2009.

Tiến sỹ V. A. Shiva hiện đang là giảng viên tại trường đại học MIT (Mỹ). Trong sự bùng nổ của các hình thức giao tiếp, liên lạc khác, nhiều người hoài nghi về tương lai của email cũng như cho rằng “email đang bị lãng quên”. Tuy nhiên, nói về điều này, Tiến sỹ Shiva khẳng định, email có đặc thù rất riêng và nó vẫn sẽ phát triển. Webmail có thể mất vị trí của nó nhưng các thiết bị vẫn sẽ truy cập vào các hệ thống liên lạc qua email. Facebook hay các mạng xã hội có thể tích hợp một số hình thức truyền tin thay cho email, nhưng nền tảng vẫn là email”.

Những mốc phát triển của email:

Thời tiền email

- 1961: Tom Van Vleck phát triển hệ thống giao dịch tin nhắn nhiều người dùng trên 1 máy tính.
- 1971: Ray Tomlinson phát triển hệ thống giao dịch tin nhắn nhiều người trên nhiều máy tính và gửi bức thư điện tử đầu tiên trên mạng ARPANET.
- 1977: Định dạng chuẩn (RFC 733) được Dave Crocker đề xuất để phổ biến phương thức giao tiếp bằng thư điện tử qua mạng Internet.

Email ra đời

- 1978: Cậu bé Shiva đã tạo một hệ thống điện tử để gửi thư giữa các phòng trong nội bộ trường ĐH Y và Nha khoa New Jersey (UMDNJ).
- 1979: Các thành phần như To, From, Cc, Bcc, Subject, body, Attachment, Inbox, Outbox… được chuyển thành một hệ thống điện tử.
- 1980: Hệ thống điện tử kể trên được ứng dụng thực tế cho trường ĐH Y và Nha khoa New Jersey.
- 30/8/1982: Thuật ngữ "email" và hệ thống được trao bản quyền chính thức. 
- 1985: Hệ thống phát triển hình thức email offline (khi không kết nối mạng), cho phép người nhận lưu trữ email trên máy tính. 
- 1988: Microsoft Mail là hòm thư điện tử thương mại đầu tiên được phát triển dành cho MAC.

Những năm 1990

- 1991: IBM ra mắt Lotus Notes 1.0 - mô hình email server đầu tiên.
- Đầu những năm 90, vấn nạn thư rác bắt đầu hoành hành.
- 1992: Microsoft Outlook phiên bản dành cho MS-DOS ra đời.
- 1993: AOL và Delphi kết nối hệ thống email độc quyền của họ vào Internet.
- 1993: IBM liên doanh với BellSouth sản xuất dòng điện thoại thông minh đầu tiên Simon Personal Communicator, trong đó có tính năng email.
- 1996: Sabeer Bhatia và Jack Smith khởi động "HoTMaiL" - website cung cấp dịch vụ email miễn phí đầu tiên trên thế giới và nhanh chóng Hotmail trở thành dịch vụ email được sử dụng nhiều nhất thế giới.
- 1997: Yahoo! cho ra đời Yahoo! Mail, cạnh tranh với Hotmail.
- 1999: Blackberry cho phép truy cập dịch vụ email qua ĐTDĐ. Khả năng gửi email qua điện thoại khiến việc sử dụng email nhanh chóng hơn bao giờ hết. 
- Cuối những năm 90, email sử dụng ngôn ngữ HTML ra đời cho phép định dạng văn bản phong phú hơn so với văn bản thuần túy.

Những năm đầu thế kỉ 21

- 2003: Microsoft Outlook 2003 phát triển bộ lọc thư rác và thư lừa đảo.
- 2006: Outlook 2007 ra đời hỗ trợ duyệt tin qua RSS và nhận tin nhắn.
- 4/2007: Gmail đi vào hoạt động, sau 4 năm chạy bản beta.
- 2010: Outlook Mobile dành cho Windows Phone 7 và Outlook dành cho Mac 2011 ra đời. Facebook công khai kế hoạch kết hợp ứng dụng Microsoft Office nền web vào hệ thống nhắn tin mới.
- 2011: Hệ thống quy ước AP Stylebook của Hoa Kỳ chính thức sử dụng chữ "email" trên các phương tiện truyền thông thay cho "e-mail".

Theo PCWorld

 

Tin liên quan

04/07/2023

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

17/03/2023

Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 thu hút hơn 1.900 người tham dự

Với hơn 1.900 người tham dự, hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 do Viettel IDC tổ chức đã cho thấy sức nóng của sự kiện công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

30/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022 của Viettel IDC.

22/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý thiết bị Tháng 11/2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thiết bị thanh lý Tháng 11/2022 của Viettel IDC.

08/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

14/10/2022

​Viettel ra mắt hệ sinh thái Cloud góp phần kiến tạo hạ tầng số Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/10/2022 - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Sự kiện này có ý nghĩa trong chiến lược chuyển đổi số quan trọng của Việt Nam.

01/11/2022

Viettel IDC đón nhận danh hiệu Top 5 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Thông tin Công nghiệp Châu Á (AIPA) đã trao danh hiệu Top 5 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho Viettel IDC và Top 5 Nhà lãnh đạo tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho ông Hoàng Văn Ngọc - CEO Viettel IDC.

DMCA.com Protection Status
// doi link