Gartner - Dự đoán các chiến lược hàng đầu trong năm 2020 và xa hơn

28/12/2019
Các công nghệ từ AI đến tiền điện tử và mua sắm trực tuyến đang thay đổi cách chúng ta sống và ý nghĩa của con người. CIO và các lãnh đạo CNTT phải giúp các tổ chức của họ thích nghi trong thế giới đang thay đổi này.
 
Tại Nhật Bản, một nhà hàng đang khám phá công nghệ robot thông minh nhân tạo (AI) để cho phép các nhân viên khuyết tật vận động trở thành người phục vụ robot thí điểm từ xa. JPMorgan Chase, Microsoft và Ford đang tổ chức các hội chợ nghề nghiệp ảo phù hợp với nhu cầu của các ứng viên đa dạng thần kinh (neurodiverse)*. Công ty Rent-A-Car tích hợp công nghệ đọc chữ nổi vào hệ thống đặt chỗ dành cho nhân viên khiếm thị.
 
*Đa dạng thần kinh (Neurodiversity): (chú thích từ người dịch) Trạng thái thần kinh của con người khá đa dạng. Trong đó tự kỷ là một dạng khuyết tật, nhiều người cho rằng đó là hệ quả của sự biến đổi gen. Hiện nay trên thế giới, nhiều người đang kêu gọi không cần thiết phải chữa bệnh tự kỷ bởi đó là một trong các trạng thái tự nhiên của đa dạng thần kinh, do đó cần phải được duy trì.
 
Sử dụng AI để tăng khả năng tiếp cận tại nơi làm việc là một trong 10 dự đoán chiến lược hàng đầu của Gartner cho năm 2020 và xa hơn. Các dự đoán kiểm tra xem công nghệ đang thay đổi định nghĩa về con người/ nhân văn nghĩa là gì và các nhà lãnh đạo CNTT phải được chuẩn bị để thích nghi trong môi trường thay đổi.
 
Daryl Plummer, Chuyên gia phân tích, Phó chủ tịch Nhà phân tích (Distinguished VP Analyst, & Gartner Fellow) tại Gartner Symposium/Xpo 2019 Orlando, Florida, phát biểu: "Khi thời đại kỹ thuật số phát triển, công nghệ và các ứng dụng của nó đã sẵn sàng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cái mà chúng ta gọi là nhân loại (humanity) và các điều kiện mà con người sống."

1. Byod trở thành Byoe

Đến năm 2023, 30% các tổ chức CNTT sẽ mở rộng các chính sách BYOD với việc "mang các thiết bị nâng cao của riêng bạn" (BYOE) để giải quyết vấn đề con người tăng cường trong lực lượng lao động.  
*Chú thích:
BYOD = Bring your own device (Mang thiết bị của riêng bạn) (thường mang nghĩa thiết bị di động)
BYOE = Bring your own enhancement (Mang thiết bị nâng cao của riêng bạn)
 
Đối với CNTT, sự cám dỗ trong việc tăng cường kiểm soát có thể tăng lên khi công nghệ tăng cường con người (human augmentation technology) trở nên phổ biến hơn, nhưng cơ hội kinh doanh lại nằm ở việc khai thác sự quan tâm ngày càng tăng đối với BYOE. Hiện nay, các ngành như ô tô và khai khoáng đang sử dụng thiết bị đeo để tăng cường an toàn cho người lao động, trong khi ngành du lịch và y tế, chăm sóc sức khỏe đang sử dụng thiết bị đeo để tăng năng suất. Khi các công nghệ này phát triển, các tổ chức sẽ bắt đầu xem xét cách tăng cường thể chất có thể được tận dụng trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Cân bằng mức độ an ninh bảo mật với lợi ích tổ chức của BYOE.
 

2. AI tăng khả năng tiếp cận

Đến năm 2023, số người khuyết tật được tuyển dụng sẽ tăng gấp ba nhờ có AI và các công nghệ mới nổi làm giảm các rào cản tiếp cận.
Ở Hoa Kỳ, chỉ có 30% người tham gia lực lượng lao động bị khuyết tật được tuyển dụng. Điều này thể hiện một nhóm tài năng lớn chưa được khai thác trong khi các nhà quản lý tuyển dụng đang cảnh báo về nguồn lực nhân sự dần khan hiếm và ảnh hưởng của nó đối với tương lai của các tổ chức.
Các thay đổi cần thiết sẽ trải rộng từ khía cạnh văn hóa (nghĩa là loại bỏ những thuật ngữ như họp "đứng"* = stand-up meeting) tới mặt kỹ thuật (nghĩa là điều chỉnh các hệ thống truyền thống, "legacy" để dễ tiếp cận hơn.) Các tổ chức chủ động thuê người lao động khuyết tật có tỷ lệ giữ chân nhân tài cao hơn 89%, tăng 72% năng suất nhân viên và tăng 29% về lợi nhuận. Thêm vào đó, sự đa dạng được bổ sung cũng có nghĩa là thêm được những quan điểm khác. Nhân viên khuyết tật mang đến một lăng kính mới trong việc phát triển sản phẩm, tăng tiềm năng cho một sản phẩm nhằm thu hút một cơ sở khách hàng mới.
*Stand-up meeting (tạm dịch là họp "đứng"), hay nhiều khi chỉ dùng stand-up, là những cuộc họp mà hầu hết các người tham gia đều đứng, do tư thế đứng đó không thoải mái nên khiến cho các cuộc họp này diễn ra nhanh và kết thúc cũng khẩn trương.
Ở Việt Nam hiện cũng có rất nhiều tổ chức đào tạo và cung cấp lao động cho ngành CNTT nói chung và đa dạng ngành nghề nói riêng. Nếu anh chị nào có nhu cầu và quan tâm, xin liên hệ và Huệ sẵn lòng kết nối với các tổ chức mà Huệ biết - rất có uy tín trong đào tạo lao động mảng này. 
 

3. Mua sắm trực tuyến là một dạng nghiện

Đến năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ xác định mua sắm trực tuyến là một rối loạn gây nghiện khi hàng triệu người lạm dụng thương mại kỹ thuật số và gặp phải những căng thẳng tài chính.
Với sự sẵn có ngày càng cao của dữ liệu người tiêu dùng, các nhà tiếp thị có thể xác định chính xác người tiêu dùng nào sẽ mua sản phẩm của họ và vào thời điểm nào trong hành trình người mua. Khi công nghệ phát triển tinh vi hơn, các nhà tiếp thị sẽ có thể dự đoán chính xác hơn những gì người tiêu dùng muốn, làm thế nào để định giá sản phẩm và phân phối chúng.
Nhưng việc này cũng có một cái giá nhất định. Khi người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm hơn mà họ không cần và không đủ khả năng chi trả, các doanh nghiệp sẽ cần nhận trách nhiệm cảnh báo người mua tiềm năng, tương tự như cách các sòng bạc ở Hoa Kỳ phải quảng bá việc "đánh bạc có trách nhiệm". Các doanh nghiệp cũng có thể thấy áp lực gia tăng của chính phủ và các nhóm người tiêu dùng để chịu trách nhiệm về các hành vi bóc lột hoặc vô trách nhiệm.
 

4. Cảm xúc AI thúc đẩy quảng cáo

Đến năm 2024, việc xác định cảm xúc với công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ ảnh hưởng đến hơn một nửa số quảng cáo trực tuyến mà bạn nhìn thấy.
Với sự phổ biến ngày càng tăng của các cảm biến theo dõi sinh trắc học và sự phát triển của trí tuệ cảm xúc nhân tạo, các doanh nghiệp sẽ có thể phát hiện cảm xúc của người tiêu dùng và sử dụng kiến ​​thức này để tăng doanh số. Cùng với các chỉ số môi trường và hành vi, sinh trắc học cho phép mức độ siêu cá nhân hóa sâu hơn. Các thương hiệu nên minh bạch và giáo dục người tiêu dùng về cách dữ liệu của họ được thu thập và sử dụng.
 

5. Internet của hành vi liên kết mọi người và hành động

Đến năm 2023, các hoạt động cá nhân sẽ được theo dõi kỹ thuật số bởi một "mạng internet hành vi" (IoB) để ảnh hưởng đến việc hội đủ điều kiện hưởng quyền lợi và dịch vụ của 40% người dân trên toàn thế giới.
*Chú thích: 
IoB = The Internet of Behavior (Internet của hành vi) 
Internet của hành vi (IoB) sẽ được sử dụng để liên kết một người kỹ thuật số với hành động của họ. Ví dụ: liên kết hình ảnh của bạn như được ghi lại bằng nhận dạng khuôn mặt với một hoạt động như mua vé tàu có thể được theo dõi bằng kỹ thuật số.
IoB cũng sẽ được sử dụng để khuyến khích hoặc không khuyến khích một tập hợp các hành vi cụ thể. Ví dụ: các chương trình Lái thông minh toàn bang (Allstate’s Drivewise) hay Cao tốc trang trại (State Farm’s HiRoad) theo dõi hành vi của tài xế để đổi lấy mức cao hơn (tức là tăng tốc, lái xe không an toàn) hoặc thấp hơn (tức là lái xe an toàn, tốc độ hợp lý). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại tồn tại xung quanh ý nghĩa đạo đức của việc mở rộng công nghệ này để thưởng hoặc trừng phạt một số hành vi nhất định với quyền truy cập vào các dịch vụ xã hội như trường học hoặc hỗ trợ nhà ở.
 

6. Người lao động tự sắp xếp các ứng dụng công việc

Đến năm 2023, 40% người lao động chuyên nghiệp sẽ tự tổ chức, sắp xếp các ứng dụng làm việc, kinh doanh, giống như cách họ làm với các dịch vụ tải nhạc vậy.
Trong lịch sử, các tổ chức, doanh nghiệp thường triển khai giải pháp ứng dụng cứng nhắc (one-size-fits-all) đồng nhất cho tất cả nhân viên. Bất kể nhiệm vụ công việc hay nhu cầu cá nhân là gì, tất cả nhân viên sử dụng trong cùng ứng dụng làm việc. Nhân viên điều chỉnh công việc của mình cho phù hợp ứng dụng - đôi khi gây bất lợi cho chính công việc của họ. Trong tương lai, các đơn vị kinh doanh hoặc CNTT tập trung sẽ nhận được các khả năng trong việc xây dựng các khối nền tảng, cho phép họ tạo ra "các danh sách phát nhạc" cá nhân cho các ứng dụng tùy chỉnh theo nhu cầu và công việc cụ thể của từng nhân viên.

 

7. Tiền điện tử di động tăng

Đến năm 2025, 50% số người có điện thoại thông minh nhưng không có tài khoản ngân hàng sẽ sử dụng tài khoản tiền điện tử có thể truy cập trên thiết bị di động.
Khi các thị trường và nền tảng mạng xã hội bắt đầu hỗ trợ thanh toán tiền điện tử, phần lớn thế giới sẽ chuyển sang các tài khoản tiền điện tử có thể truy cập trên thiết bị di động; Châu Phi dự kiến ​​sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Các tài khoản tiền điện tử này cũng sẽ thúc đẩy thương mại điện tử khi các đối tác thương mại xuất hiện ở các khu vực trước đây không thể tiếp cận thị trường vốn.
 

8. Blockchain xác thực nội dung

Đến năm 2023, sẽ có tới 30% nội dung tin tức và video trên thế giới được xác thực là có thật bằng công nghệ blockchain, để đối phó với các công nghệ giả mạo video tinh vi (deep-fake technology).
* Deepfake (là kết hợp của "deep learning" và "fake" trong tiếng Anh) là một kỹ thuật cho tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo. Nó được sử dụng để kết hợp và đặt chồng lên hình ảnh và video hiện hữu có lên hình ảnh hoặc video nguồn bằng cách sử dụng kỹ thuật machine learning được gọi là mạng đối nghịch chung. Vì những khả năng này, deepfake đã được sử dụng để tạo ra video khiêu dâm người nổi tiếng hoặc trả thù khiêu dâm. Deepfakes cũng có thể được sử dụng để tạo tin giả và các trò lừa bịp độc hại.

Mặc dù tin tức giả mạo đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, các bot truyền thông xã hội đã nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ mà thông tin cố ý này có thể được lan truyền. Ngoài những câu chuyện tin tức truyền thống, công nghệ đang được sử dụng để tạo ra âm thanh và video giả mạo đầy thuyết phục. Tuy nhiên, các tổ chức và chính phủ hiện đang chuyển sang công nghệ để giúp chống lại tin tức giả, ví dụ, bằng cách sử dụng công nghệ blockchain để xác thực ảnh và video tin tức, vì công nghệ tạo ra một bản ghi nội dung bất biến và chia sẻ cho người dùng xem được.
 

9. G7 thiết lập giám sát AI

Đến năm 2023, một hiệp hội tự điều chỉnh để giám sát AI và các nhà thiết kế máy học (machine learning designers) sẽ được thành lập tại ít nhất bốn trong số các quốc gia G7.
Công nghệ AI dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị ngầm và rõ ràng, các lỗ hổng logic và độ phức tạp thuật toán chung. Khi nhân rộng, những thành kiến ​​này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các nhóm người và tùy thuộc vào mục đích AI, tác động có thể nghiêm trọng. Quản trị AI là một thách thức, nhưng các ngành sẽ cần phải tạo ra tiêu chuẩn hóa xung quanh sự phát triển và chứng nhận, cũng như bộ tiêu chuẩn chuyên nghiệp để sử dụng AI có đạo đức.
 

10. Các mốc thời gian đổi mói sáng tạo số tăng gấp đôi

Đến năm 2021, các sáng kiến ​​chuyển đổi kỹ thuật số sẽ khiến các tập đoàn, doanh nghiệp truyền thống lớn, gấp đôi về thời gian và chi phí so với dự kiến. 
Các tổ chức lớn sẽ vất vả, loay hoay với việc đổi mới sáng tạo kỹ thuật số khi họ nhận ra những thách thức của việc hiện đại hóa công nghệ và cái giá phải trả cho việc đơn giản hóa sự phụ thuộc lẫn nhau trong vận hành. Ngược lại, các tổ chức nhỏ và linh hoạt hơn, sẽ có cơ hội bước vào thị trường đầu tiên khi các tổ chức lớn hơn thể hiện những lợi ích tức thời mờ nhạt.


Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ của Viettel IDC, vui lòng liên hệ:

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

 

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link