Giải mã làn sóng Multi-Clouds - Xu hướng mới trong các doanh nghiệp

30/01/2019

Theo thống kê của Right Scale trong khối doanh nghiệp, 95% doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây. Trung bình mỗi đơn vị sử dụng 5 đám mây và chạy dự án thử nghiệm trên 3 đám mây. Vậy điều gì đã tạo nên xu hướng này?

PGĐ Trung tâm Giải pháp Cloud Viettel IDC Đồng Sỹ Cường phát biểu trong khuôn khổ sự kiện Internet Day 2018

Xu thế sử dụng Cloud

“Chúng ta có thể không nhận ra, Cloud đã trở thành xu thế phổ biến”, ông Đồng Sỹ Cường, PGĐ Trung tâm Giải pháp Cloud Viettel IDC phát biểu trong khuôn khổ sự kiện Internet Day 2018. “Thời mà người ta phải tuyên truyền kêu gọi chuyển đổi số đã đi qua, ngày nay chúng ta tiếp tục hành trình đó một cách rất tự nhiên”.

Trong bối cảnh thế giới đang cuốn vào cuộc cách mạng Internet Vạn vật (IoT), các dịch vụ đám mây là bước tiến hóa tất yếu. Chúng ta có thể thấy 80-90% smartphone sử dụng nền tảng điện toán đám mây thay vì lưu trữ trên bộ nhớ, theo ước tính của Cloud Viettel IDC. Nền tảng HĐH Android có các dịch vụ của Google như G-Mail hay Google Drive đều vận hành và lưu trữ trên đám mây; còn iPhone nổi tiếng với dịch vụ lưu trữ iCloud của Apple.

Vừa qua, gã khổng lồ Microsoft đã cán mốc công ty đại chúng nghìn tỷ và dịch vụ lưu trữ đám mây Azure góp phần không nhỏ cho thành công đó, với doanh thu tăng trưởng 58%. Chuyên gia phân tích của Keith Wiess của Morgan Stanley dự đoán, Azure sẽ đem về cho Microsoft doanh thu 6,4 tỷ USD vào năm 2021. Hồi tháng 10, tập đoàn máy tính IBM cũng đã đầu tư khoản tiền kỷ lục 34 tỷ USD mua lại công ty cung cấp dịch vụ đám mây Red Hat, nhằm hỗ trợ cho mạng lưới máy chủ doanh nghiệp của mình.

Điện toán đám mây (Cloud Computing) nói chung và Đa đám mây (Multi-Clouds) nói riêng đang trở thành xu thế thay đổi cả bức tranh toàn cảnh của ngành CNTT, giúp đơn giản hóa môi trường làm việc. Sự tăng trưởng hiện nay của thị trường đám mây cho thấy đám mây và hệ sinh thái dịch vụ và phần mềm xung quanh nó đang phát triển nhanh và sẽ tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới.

Cloud và Multi-Clouds khác nhau thế nào?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) có thể gọi nôm na là hệ thống máy chủ ảo mà người dùng có thể truy cập qua kết nối Internet. Dựa vào mô hình triển khai, đám mây phân thành 3 loại: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service), Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) và Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service).

Right Scale thống kê trong năm 2017 có 95% doanh nghiệp lưu trữ và vận hành hệ thống trên đám mây. Ảnh: Right Scale

Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu gọi đám mây theo mô hình cung cấp dịch vụ. Phổ biến nhất là Public Cloud hay đám mây công cộng. Ngoài ra còn, Private Cloud là đám mây nội bộ tồn tại trong tường lửa của doanh nghiệp; và “đứa con lai” của 2 loại hình trên là Hybrid Cloud.

Hiện nay, các doanh nghiệp có khuynh hướng thích chiến lược đa đám mây (Multi-Clouds) để tránh tình huống “giữ tất cả trứng trong cùng một giỏ”. Cloud Viettel IDC đã thực hiện khảo sát độc lập, 85% doanh nghiệp sử dụng đa đám mây. Trung bình mỗi đơn vị sử dụng 5 đám mây và chạy dự án thử nghiệm trên 3 đám mây.

Ông Cường lý giải: “Doanh nghiệp được tính là sử dụng Multi Clouds khi họ cùng lúc dùng nhiều nền tảng đám mây của nhiều nhà cung cấp khác nhau”. Nhu cầu đến một cách tự nhiên, tương tự như cách chúng ta dùng smartphone. Khi nhu cầu lớn hơn, chúng ta mua một chiếc khác hoặc đổi sang điện thoại tích hợp sim kép.

Tại sao doanh nghiệp chọn Multi-Clouds?

PGĐ Trung tâm Giải pháp Cloud Viettel IDC Đồng Sỹ Cường cho rằng có 5 nguyên nhân tác động đến doanh nghiệp khi lựa chọn Đa đám mây là giải pháp chiến lược để phát triển hạ tầng CNTT của các doanh nghiệp.

Nguyên nhân đầu tiên nằm ở tổng chi phí sở hữu (TCO - Total Cost of Ownership). Tổng chi phí sở hữu của một khoản đầu tư (hay một dự án) là tất cả chi phí phát sinh trong quá trình chuẩn bị, khởi động, vận hành dự án trong suốt quá trình sống của nó.

Ông Cường phân tích: “Tổng chi phí sở hữu là nguyên nhân quan trọng hình thành nên xu hướng sử dụng Multi Cloud”. Ông nói thêm: “Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đa quốc gia đều có công nghệ, chiến lược tính giá, phát triển dịch vụ riêng. Các yếu tố này sẽ tạo nên đặc tính của dịch vụ Cloud. Chưa kể tới chiến lược của các nhà cung cấp cũng có thể thay đổi theo thời gian”.

Ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu, doanh nghiệp luôn tìm cách để mở rộng phát triển. Doanh nghiệp không thể lựa chọn chiến lược dài hơi vĩnh viễn mà phải thay đổi chúng theo nhu cầu và thời gian.

Ông Cường khẳng định rằng nếu phụ thuộc một nhà cung cấp đám mây duy nhất đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã vô tình chấp nhận rủi ro: “Có thể ngày hôm nay, một nền tảng đám mây rất phù hợp với hạ tầng CNTT mà chúng ta đang vận hành. Nhưng trong tương lai, với những nhu cầu phát sinh trong kinh doanh hay nghiệp vụ, đám mây của nhà cung cấp hiện tại có thể không phù hợp nữa”.

Nguyên nhân thứ 2 nằm ở thời gian hoạt động liên tục (uptime). Thực tế, không có bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào có thể đạt 100% thời gian như cam kết. Sự cố xảy ra trong quá trình vận hành dịch vụ là không thể dự đoán trước.

Ví dụ, Amazon là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất trên toàn cầu, có những thời điểm máy chủ Amazon hoạt động ổn định liên tục trong 99,99% thời lượng. Tháng 3/2017, nền tảng đám mây nổi tiếng AWS đã ngừng hoạt động bởi một sự cố mất điện kéo dài trong 5 giờ.

Vì vậy, Đa đám mây sẽ tăng cơ hội “sống sót” và đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn sẵn sàng để sử dụng, đồng thời tăng thời gian hoạt động liên tục.

Nguyên nhân thứ 3 nằm ở sự tương thích. Mỗi tổ chức tài chính, ngân hàng lựa chọn bộ vi xử lý đặc thù chạy trên các nền tảng khác nhau. Vì vậy, dịch vụ của một nhà cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu, tương thích hệ thống của tất cả các doanh nghiệp.

Nguyên nhân thứ 4 là sự phụ thuộc vào mô hình địa lý. Ví dụ tại Trung Quốc có chính sách giới hạn về nội dung số và dịch vụ số; hoặc Đức yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu trong nước. Đây là chính sách đang và sẽ mở rộng trên nhiều lãnh thổ, nhiều quốc gia. Do vậy, một dịch vụ đám mây duy nhất từ một nhà cung cấp duy nhất sẽ không thể giải quyết bài toán đó.

Cuối cùng, tính linh hoạt khi chuyển đổi mô hình kinh tế là nguyên nhân tạo nên làn sóng Đa đám mây trong các doanh nghiệp hiện nay. Khi bị giới hạn bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây duy nhất, doanh nghiệp sẽ không thể xóa dữ liệu bởi nó đang trong giai đoạn lưu trữ, đồng thời cũng không thể khai thác cho bất kỳ mục đích kinh doanh nào.

Ông Cường nói: “Doanh nghiệp cần tưởng tượng đến bối cảnh tương lai khi họ thay đổi chiến lược nhưng không thể chuyển dữ liệu từ dịch vụ cloud của nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác. Blocking vendor là vấn đề khi doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp”.

(Theo Viettimes)

Tin liên quan

11/12/2023

Trung tâm dữ liệu Hoà Lạc Viettel IDC nhận Danh hiệu Năng lượng xanh 5 sao

Viettel IDC nằm trong danh sách “Danh hiệu năng lượng xanh 5 sao dành cho 07 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong công trình xây dựng.

12/11/2023

HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website

HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

08/11/2023

Những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023

Để tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ cơ sở để thực hiện công cuộc số hóa nêu trên, ngày 22/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 kế thừa có sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005.

24/11/2023

Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post

Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.

22/11/2023

Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN

Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?

15/11/2023

Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC

Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.

03/11/2023

Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững

Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...

03/11/2023

Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp

​So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.

23/09/2023

Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup

Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.

// doi link