GPU Cloud Server là gì? Khi nào nên lựa chọn GPU Cloud Server?
19/10/2020Cloud Server thì chắc là ai trong số chúng ta cũng hiểu rồi. Nhưng GPU Cloud Server là gì thì có lẽ nhiều người vẫn còn băn khoăn. Về cơ bản thì đây vẫn chỉ là dịch vụ Cloud Server chúng ta hay sử dụng mà thôi. Tuy nhiên, ở phiên bản này nó sử dụng thêm GPU để tăng thêm sức mạnh cho hệ thống.
Để hiểu rõ hơn về GPU Cloud Server là gì, bạn hãy dành thời gian cùng Viettel IDC tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn biết gì về GPU Cloud Server?
GPU Cloud Server là gì?
Như chúng tôi đã có nói ở trên, GPU Cloud Server về bản chất tương tự như dịch vụ Cloud Server mà Viettel IDC đang cung cấp. Tức là người dùng cũng sẽ nhận được những máy chủ ảo được ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tân tiến nhất hiện nay.
Nếu như bạn là khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ Cloud Server của Viettel IDC thì sẽ thấy, chúng tôi sử dụng CPU cho tất cả các gói dịch vụ này. Với nhu cầu của đại bộ phận doanh nghiệp, khả năng xử lý của CPU đủ để đáp ứng tất cả các yêu cầu đó.
Tuy nhiên, sẽ có một phần nhỏ người dùng có nhu cầu cao hơn liên quan đến các tác vụ nặng như xử lý đồ hoạ, video,... Lúc này CPU sẽ có phần hơi “đuối sức” trong việc xử lý. Và như vậy GPU Cloud Server được ra đời. Thay vì sử dụng CPU, người ta triển khai các tài nguyên GPU khác để gia tăng sức mạnh cho máy chủ.
GPU là viết tắt của Graphics Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm CPU. Như vậy, với sự giúp sức của GPU, GPU Cloud Server sẽ có đủ khả năng để xử lý các tác vụ nặng hoặc liên quan đến quá trình phân tích dữ liệu lớn,...
Chi phí cho dịch vụ về GPU Cloud Server
Với sự hỗ trợ của GPU, GPU Cloud Server được gia tăng sức mạnh đáng kể. Đương nhiên, chi phí của nó cũng có sự chênh lệch tương đối nhiều. Tuỳ vào sức mạnh của GPU mà người dùng yêu cầu mà có những mức giá khác nhau.
Tuy nhiên, với một số dạng GPU cấu hình cao (như 8X Tesla V100), chi phí để sử dụng GPU có thể cao hơn cả chi phí một gói dịch vụ Cloud Server thông thường. Bạn có thể thuê dịch vụ GPU Cloud Server theo giờ hoặc theo tháng như các gói thông thường khác.
Có thực sự cần thiết sử dụng GPU Cloud Server hay không?
Có thể thấy, GPU không phải là giải pháp sinh ra để thay thế hoàn toàn cho CPU. Mà thay vào đó, GPU giúp gia tăng sức mạnh xử lý cho CPU hiện tại. Do đó, dịch vụ GPU Cloud Server hẳn cũng không phải là dịch vụ dành cho đại đa số người dùng hiện nay. Bởi lẽ, chi phí để đầu tư cho GPU Cloud Server hẳn cũng sẽ đắt đỏ hơn nhiều so với bình thường.
Điều này dẫn đến việc nếu các tác vụ bạn làm chỉ dừng lại ở mức bình thường nhưng lại sử dụng GPU Cloud Server thì có phần hơi thừa thãi tài nguyên. Lúc này, các dịch vụ Cloud Server thông thường cùng đủ khoẻ để giúp bạn giải quyết các tác vụ đó rồi. Hãy nghĩ đến việc sử dụng GPU Cloud Server khi công việc của bạn thiên nhiều đến các yêu cầu về đồ hoạ, thiết kế. Hoặc trong một phạm vi cao hơn, GPU Cloud Server có thể được sử dụng cho các công việc về Deep Learning hay Học máy,...
GPU Cloud Server chỉ phù hợp cho các tác vụ nặng như Deep Learning
Giải quyết các tác vụ nặng với dịch vụ Cloud GPU của Viettel IDC
Hiện tại thì Viettel IDC cũng đang triển khai một số gói dịch vụ về GPU Cloud Server để phục vụ nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm với dịch vụ Cloud GPU của chúng tôi tại đây. Với việc sử dụng Card NVIDIA Tesla T4, các gói dịch vụ Cloud GPU của chúng tôi có thể sẵn sàng đáp ứng các tác vụ xử lý liên quan đến đồ hoạ, thiết kế. Hoặc cao hơn nữa là các tác vụ liên quan đến AI hay triển khai các thuật toán về Deep Learning,...
Một điểm thú vị nữa đối với dịch vụ về GPU Cloud Server được cung cấp bởi Viettel IDC đó là khách hàng sẽ được tích hợp Card NVIDIA Tesla T4 dành riêng cho gói dịch vụ Cloud GPU mà họ đăng ký. Điều này giúp đảm bảo tối đa về hiệu năng cần thiết cho các tác vụ chuyên sâu kể trên.
Các gói dịch vụ Cloud GPU được Viettel IDC phân bố theo nhiều nhóm nhu cầu khác nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng và mức độ sử dụng thực tế của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn các gói khác nhau cho phù hợp. Trong trường hợp nếu như doanh nghiệp cần phải triển khai các hệ thống khai phá dữ liệu lớn (Big Data), hoặc các hệ thống về thu thập dữ liệu trên Internet,... cần đến một nguồn tài nguyên riêng biệt thì có thể liên hệ với Viettel IDC để được tư vấn trực tiếp.
>> Xem thêm: Đăng ký dịch vụ Cloud GPU của Viettel IDC.
Kết luận
Như vậy qua bài viết này chúng ta có thể thấy GPU Cloud Server hay Cloud GPU có thể được xem như là một dịch vụ chuyên biệt. Nó phù hợp cho các tác vụ nặng như xử lý đồ hoạ, hình ảnh hay triển khai các thuật toán về dữ liệu lớn,... của doanh nghiệp.
Và nếu như bạn đang tìm kiếm một dịch vụ với thế mạnh về khả năng xử lý các tác vụ phức tạp trong cùng 1 thời điểm như vậy thì Cloud GPU sẽ là một sự lựa chọn phù hợp.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud GPU hay các dịch vụ Cloud khác, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.