Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

18/04/2024

Trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay, mỗi ngày, có đến hàng trăm triệu Terabyte lượng dữ liệu được tạo ra. Điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu lưu trữ dữ liệu đám mây dần trở thành yêu cầu thiết yếu cho các cá nhân lẫn các doanh nghiệp bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé. 

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay
Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay​

3 loại Cloud Storage phổ biến hiện nay

Cloud Storage được chia thành 3 loại chính: Cloud Block Storage, Cloud File Storage và Cloud Object Storage. Mỗi loại có những ưu điểm và ứng dụng thực tiễn khác nhau, phục vụ các mục đích lưu trữ dữ liệu đám mây đa dạng của người dùng. Trong đó:

Cloud Block Storage

Cloud Block Storage hay còn gọi là lưu trữ dạng khối đám mây là dịch vụ lưu trữ dữ liệu chia dữ liệu thành các khối có kích thước cố định, chúng được lưu trữ dưới nhiều phần riêng biệt. Mỗi khối dữ liệu được gán một mã định danh duy nhất để truy cập nhanh chóng và hiệu quả.

Ưu điểm

Ưu điểm của Cloud Block Storage nằm ở tốc độ truy xuất nhanh, độ tin cậy cao và khả năng mở rộng dễ dàng. Với khả năng cung cấp hiệu suất cao và dễ dàng cập nhật, Cloud Block Storage là một giải pháp phổ biến cho việc lưu trữ cơ sở dữ liệu giao dịch của nhiều tổ chức. 

Nhờ vào hiệu suất và độ tin cậy cao, Cloud Block Storage là giải pháp phổ biến để lưu trữ email.

Cloud Block Storage cũng có thể được tích hợp chặt chẽ với máy ảo, cho phép lưu trữ dữ liệu và hệ điều hành của máy ảo trên các khối lưu trữ riêng biệt, giúp nâng cao hiệu suất và dễ dàng quản lý máy ảo trong môi trường đám mây.

Nhược điểm

Mặc dù Cloud Block Storage mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, hình thức lưu trữ dữ liệu đám mây này cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi sử dụng:

- Giá thành: Đắt hơn so với lưu trữ tệp hoặc lưu trữ đối tượng, đặc biệt khi dung lượng lớn hoặc cần hiệu suất cao.

- Quản lý: Phức tạp hơn so với các loại lưu trữ đám mây khác, đòi hỏi kinh nghiệm.

- Truy cập: Không hỗ trợ truy cập cục bộ, cần kết nối internet để truy cập dữ liệu.

- Tích hợp: Không lưu trữ Metadata, gây khó khăn cho việc quản lý và tìm kiếm dữ liệu.

Một số ví dụ cụ thể hơn về cách sử dụng của mô hình lưu trữ này là VMs (Virtual Machines). Cloud Block Storage được tích hợp mạnh mẽ với các trình ảo hóa (VMs) và container. Với VMs, người dùng có thể cài đặt hệ điều hành, hệ thống tệp trực tiếp trên khối lưu trữ dữ liệu đám mây, tăng hiệu suất và truy cập dữ liệu nhanh chóng.

Đối với container, các nhà phát triển sử dụng Cloud Block Storage để lưu trữ ứng dụng containerized trên đám mây, cho phép di chuyển container liền mạch giữa các máy chủ mà không ảnh hưởng hiệu suất, mang lại tính di động và linh hoạt cao.

>> Xem thêm: Viettel Drive - Giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến đáng cân nhắc cho doanh nghiệp

Cloud Storage được chia thành 3 loại chính: Cloud Block Storage, Cloud File Storage và Cloud Object Storage
Cloud Storage được chia thành 3 loại chính: Cloud Block Storage, Cloud File Storage và Cloud Object Storage

Cloud File Storage

Với Cloud File Storage (lưu trữ tập tin), đây là hình thức lưu trữ dữ liệu đám mây phổ biến nhất trong môi trường đám mây. Dữ liệu được tổ chức và sắp xếp theo cấu trúc thư mục và tập tin, giúp người dùng dễ dàng truy xuất, quản lý và tìm kiếm thông tin cần thiết.

Cloud File Storage có thể được sử dụng làm cây thư mục trong tổ chức, doanh nghiệp do tính hiệu quả trong tổ chức và quản lý các tệp - tệp con.

Ưu điểm

Hình thức lưu trữ dữ liệu đám mây này có những ưu điểm nổi bật như:

- Dễ sử dụng và truy cập với cấu trúc thư mục / tệp tin quen thuộc.

- Khả năng chia sẻ, quyền truy cập dữ liệu dễ dàng giữa người dùng và thiết bị.

- Bảo mật và sao lưu dữ liệu mạnh mẽ.

- Chi phí thấp hơn so với triển khai hệ thống lưu trữ riêng.

Nhược điểm

Đi kèm ưu điểm, Cloud File Storage cũng có những hạn chế như:

-  Khó quản lý và truy xuất với số lượng tệp lớn.

-  Khó làm việc với dữ liệu phi cấu trúc

- Chi phí có thể sẽ có phần đắt đỏ với quy mô lớn.

Nhìn chung, Cloud File Storage vẫn phù hợp cho nhiều trường hợp sử dụng thông thường ít yêu cầu về hiệu suất cao hoặc tính năng quản lý dữ liệu nâng cao.

Cloud File Storage được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong: 

- Home directories: Hệ thống Cloud File Storage tuân thủ các giao thức cấp tệp phổ biến và mô hình quyền tiêu chuẩn, cho phép khách hàng sử dụng Home Directories để lưu trữ dữ liệu cá nhân một cách thuận tiện và an toàn

- Data Analysis: Các hoạt động phân tích dữ liệu thường yêu cầu xử lý đồng thời nhiều tệp trên nhiều máy chủ. Cloud File Storage hỗ trợ hệ thống phân cấp, cho phép sắp xếp các tệp dễ dàng và truy xuất chúng một cách hiệu quả, giúp tối ưu hóa quá trình phân tích dữ liệu.

Cloud Object Storage

Mô hình lưu trữ dữ liệu đám mây Cloud Object Storage cũng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, với Object Storage, dữ liệu không được lưu trữ dưới dạng tệp tin trong các thư mục hay dạng khối trên máy chủ. Thay vào đó, dữ liệu sẽ được chia thành các đơn vị riêng biệt được gọi là "Object" - tức đối tượng, và được lưu giữ trong một kho lưu trữ dữ liệu đám mây duy nhất.

Ưu điểm

- Có khả năng mở rộng quy mô lớn và hiệu suất cao.

- Có khả năng sao lưu, phục hồi dữ liệu tốt và đảm bảo an toàn dữ liệu.

- Chi phí thấp hơn so với File Storage và Block Storage, nhất là với nhu cầu lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. 

- Dễ dàng tích hợp, phân phối dữ liệu và quản lý metadata.

- Phù hợp cho lưu trữ dữ liệu lớn, phân tán, sao lưu, phục hồi và các ứng dụng đám mây khác.

Nhược điểm

- Không phù hợp cho tính toán và truy vấn dữ liệu nhanh.

- Có thể gặp độ trễ cao hơn khi truy cập dữ liệu.

- Khó xử lý nhiều object dữ liệu nhỏ hiệu quả.

- Không thể khóa tệp, phân quyền truy cập hạn chế.

- Khó khăn trong di chuyển dữ liệu.

Cloud Object Storage nổi bật với khả năng mở rộng linh hoạt, truy xuất dữ liệu hiệu quả và hỗ trợ quản lý Metadata, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu đám mây quy mô lớn cho các ứng dụng đa dạng như quản lý dữ liệu IoT, lưu trữ Data Lakes, sao lưu / khôi phục dữ liệu và lưu trữ video giám sát.

Mô hình lưu trữ dữ liệu đám mây Cloud Object Storage cũng được ứng dụng phổ biến hiện nay
Mô hình lưu trữ dữ liệu đám mây Cloud Object Storage cũng được ứng dụng phổ biến hiện nay

Tổng kết

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về những đặc điểm và ứng dụng nổi bật của 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay. Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này, người dùng sẽ có đủ thông tin để lựa chọn mô hình lưu trữ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng thực tế, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, hãy trực tiếp liên hệ Viettel IDC để được giải đáp chi tiết nhé!

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn


 Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam


 

Tin liên quan

07/09/2024

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Hãy cùng Viettel IDC khám phá hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây.

07/09/2024

Những thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng

Thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng là mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu lỗ hổng bảo mật và giải pháp hiệu quả để bảo vệ doanh nghiệp Đà Nẵng trước những cuộc tấn công mạng.

07/09/2024

VMware Workstation là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết

VMware Workstation là một giải pháp tối ưu dành cho máy tính, giúp người dùng dễ dàng tạo nhiều hệ điều hành để đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau cho công việc.

07/09/2024

Blade Server là gì? Ứng dụng của máy chủ phiến

Dưới áp lực xử lý khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự gia tăng của ảo hóa và các ứng dụng đám mây, những giải pháp máy chủ truyền thống như tower server hay rack server đã dần bộc lộ những hạn chế về không gian, năng lượng và khả năng mở rộng. Để giải quyết vấn đề này, Blade Server – một loại máy chủ có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng, đã ra đời và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.

07/09/2024

Domain khác gì Hosting? Mua Domain và Hosting ở đâu?

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc xây dựng một trang web không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung tốt mà còn cần đảm bảo rằng trang web của bạn có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Trong đó, hai yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để tạo nên một trang web ổn định là Domain và Hosting.

07/09/2024

Những ví dụ nổi bật về điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây (Cloud Computing) đã và đang thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tối ưu hóa quy trình công việc. Các giải pháp điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô mà còn đảm bảo tính ổn định, bảo mật và tối ưu hóa chi phí.

07/09/2024

Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.

07/09/2024

Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin trong thời đại số?

Trong thời đại số ngày nay, chuyển đổi số là một xu hướng quan trọng và tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này đang tạo ra một “con dao hai lưỡi” cho các doanh nghiệp. Một mặt, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý, tăng hiệu quả, năng suất và tận dụng được dữ liệu thông tin. Mặt khác, xu hướng này lại vô hình trung kéo theo một rủi ro tiềm tàng cho các doanh nghiệp, đó là mất an toàn thông tin.

07/09/2024

GPU là gì? Chức năng và cách phân biệt GPU và CPU

GPU là một thành phần quan trọng trong mảng thiết kế, được coi là "trái tim" của mọi tác vụ đồ họa. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao GPU lại quan trọng đến vậy và khác gì so với CPU - "bộ não" trung tâm của máy tính?

07/09/2024

Công nghệ Container là gì? Lợi ích và hạn chế khi sử dụng

Công nghệ Container phương pháp ảo hóa cấp cao cho phép đóng gói các ứng dụng và thành phần phụ thuộc trong một môi trường tách biệt, độc lập với các chương trình khác

// doi link