Hướng dẫn cách trỏ tên miền về hosting đơn giản, nhanh chóng
05/09/2024Việc trỏ tên miền về hosting là bước quan trọng để website của bạn có thể hoạt động mượt mà và sẵn sàng tiếp cận người dùng ngay lập tức. Tuy nhiên, với những ai mới bắt đầu, quá trình này có thể gặp không ít khó khăn. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn các bước đơn giản để kết nối tên miền và hosting, giúp bạn dễ dàng quản lý website mà không mất nhiều thời gian.
Trỏ tên miền về hosting là gì?
Trỏ tên miền về hosting là quá trình kết nối tên miền với máy chủ lưu trữ (hosting) để khi người dùng nhập tên miền vào trình duyệt, hệ thống sẽ tự động chuyển tới địa chỉ hosting lưu trữ dữ liệu của website, từ đó hiển thị nội dung của trang web một cách chính xác.
Khi bạn mua tên miền và dịch vụ hosting, cả hai thành phần này không tự động liên kết với nhau. Nếu bạn chỉ có tên miền mà chưa trỏ về hosting, người dùng sẽ không thể truy cập vào website của bạn. Vì vậy, bạn cần thực hiện thao tác trỏ tên miền về hosting để đảm bảo website có thể hoạt động và truy cập được từ bất kỳ đâu trên Internet.
Xem thêm:
- Tên miền miễn phí là gì? Có nên sử dụng không?
- Hướng dẫn cách mua tên miền chi tiết từ A - Z
- WWW là gì? Tổng hợp kiến thức về World Wide Web
Hướng dẫn cách trỏ tên miền về hosting chi tiết
Việc trỏ tên miền về hosting có thể được thực hiện thông qua các phương thức thông dụng như Name Server, địa chỉ IP của hosting hoặc thông qua Name Server trung gian. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách thức hiện của từng phương thức:
Cách trỏ tên miền về hosting bằng Name Server
Cách trỏ tên miền bằng Name Server là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Khi trỏ tên miền về hosting bằng Name Server, tên miền của bạn sẽ được điều hướng trực tiếp về máy chủ của nhà cung cấp hosting thông qua hệ thống DNS (Domain Name System).
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện, chỉ cần thay đổi Name Server.
- Quản lý đơn giản vì tất cả bản ghi DNS sẽ do nhà cung cấp hosting quản lý.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp hosting, bạn không thể tự quản lý các bản ghi DNS chi tiết.
- Thời gian cập nhật có thể mất đến vài giờ.
Các bước thực hiện trỏ tên miền về hosting bằng Name Server như sau:
Bước 1: Xác định thông tin Name Server từ nhà cung cấp hosting.
Khi bạn mua một gói dịch vụ hosting, bạn sẽ nhận được email báo về tài khoản đăng nhập Hosting. Bạn cần đăng nhập vào tài khoản này và tìm phần thông tin về Name Server.
Bước 2: Sau khi có thông tin Name Server, bạn truy cập vào phần quản lý tên miền và chọn tên miền cần trỏ. Sau đó, chọn mục Đổi Nameserver.
Bước 3: Nhập Name Server mới mà bạn đã nhận được từ nhà cung cấp hosting tại ô DNS 1 và DNS 2.
Bước 4: Nhấn Tiếp tục cho tới khi hoàn tất thay đổi và chờ thời gian cập nhật Name Server mới. Quá trình này có thể mất từ vài phút đến vài giờ để các máy chủ đồng bộ thông tin.
Cách trỏ tên miền về hosting bằng IP của Hosting
Trỏ tên miền bằng địa chỉ IP của hosting yêu cầu bạn tự cấu hình bản ghi DNS, cụ thể là bản ghi A (A record). Thay vì sử dụng Name Server, bạn sẽ trỏ tên miền trực tiếp tới địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ.
Ưu điểm:
- Linh hoạt trong việc quản lý các bản ghi DNS.
- Giúp bạn tự cấu hình và tùy chỉnh bản ghi DNS theo nhu cầu.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi kiến thức về DNS để tránh sai sót.
- Quá trình thiết lập phức tạp hơn so với việc dùng Name Server.
- Thời gian cập nhật có thể mất từ vài giờ đến 48 giờ.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy địa chỉ IP của hosting từ nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, bạn có thể đăng nhập vào cPanel > Chọn DOMAINS > Chọn Advanced Zone Editor để lấy địa chỉ IP.
Bước 2: Đăng nhập vào trang quản lý tên miền và chọn tên miền bạn muốn trỏ về hosting > Chọn mục Cấu hình DNS.
Bước 3: Thêm 2 bản ghi A với thông số như sau:
Bản ghi 1 | Bản ghi 2 |
- Name/Record: @ - IP Address/Value: IP host có trong email. |
- Name/Record: www - IP Address/Value: IP host có trong email |
Bước 4: Lưu thay đổi và chờ tên miền cập nhật DNS mới (có thể lên đến 48 giờ).
Cách trỏ tên miền về hosting bằng Name Server trung gian
Khi dùng Name Server trung gian, bạn sẽ không trỏ tên miền trực tiếp đến hosting mà sử dụng các dịch vụ trung gian như Cloudflare, Namecheap FreeDNS, Incapsula,... Các dịch vụ này sẽ điều hướng lưu lượng truy cập từ tên miền của bạn tới hosting và cung cấp thêm các tính năng bảo mật, tăng tốc độ tải trang.
Ưu điểm:
- Tăng cường bảo mật cho website như bảo vệ DDoS.
- Cải thiện tốc độ tải trang nhờ hệ thống cache toàn cầu.
- Quản lý DNS linh hoạt.
- Sử dụng miễn phí SSL.
Nhược điểm:
- Độ ổn định của website phụ thuộc vào Name Server trung gian.
- SSL của dịch vụ Name Server trung gian có thể không hoạt động trên các hệ điều hành cũ.
Cách trỏ tên miền về hosting bằng Name Server trung gian như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên dịch vụ Name Server trung gian (Ví dụ: Cloudflare).
Bước 2: Đăng nhập vào trang quản lý tên miền, xác nhận lại các bản ghi và nhấn Tiếp tục.
Bước 3: Thay đổi Name Server theo thông tin được cung cấp để trỏ tên miền về hosting của nhà cung cấp Name Server trung gian.
Bước 4: Lưu thay đổi và chờ cập nhật.
Xem thêm:
- SSL là gì? SSL có thực sự cần thiết cho website hay không?
- DDoS là gì? Tất tần tật những điều người dùng nên biết về tấn công DDoS
Một số lỗi khi trỏ tên miền về hosting
Dưới đây là những lỗi có thể xảy ra trong quá trình trỏ tên miền về hosting và cách khắc phục:
Tên miền của hosting không đúng
Khi đăng ký dịch vụ hosting, bạn sẽ được yêu cầu chỉ định tên miền chính xác mà bạn muốn liên kết với hosting. Nếu tên miền khai báo không khớp với tên miền thực tế bạn muốn trỏ về hosting, hệ thống sẽ báo lỗi. Ví dụ, nếu bạn thuê hosting cho tên miền "viettelidc.com.vn", bạn phải khai báo đúng tên miền này cho nhà cung cấp.
Nhầm lẫn giữa 2 cách trỏ domain về host
Khi bạn trỏ tên miền về hosting bằng địa chỉ IP, cần lưu ý không thay đổi Name Server của domain. Một số người dùng sau khi đổi Name Server theo cách đầu tiên nhưng không thấy hiệu quả ngay nên đã chuyển sang cách trỏ bằng IP mà quên rằng Name Server đã bị thay đổi. Vì vậy, hãy chọn một phương pháp duy nhất để trỏ tên miền về hosting. Nếu bạn đã trỏ tên miền về hosting bằng Name Server thì không dùng thêm cách trỏ bằng IP và ngược lại.
Sử dụng sai loại bản ghi
Bản ghi DNS gồm nhiều loại khác nhau, trong đó, các bản ghi cơ bản bao gồm:
- Bản ghi A: Kết nối tên miền với địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ, giúp trình duyệt tìm đúng máy chủ.
- Bản ghi CNAME: Đưa tên miền hoặc subdomain đến một tên miền khác, thường dùng để chuyển hướng.
- Bản ghi MX: Xác định máy chủ email nhận thư cho tên miền, cần thiết cho dịch vụ email.
- Bản ghi TXT: Cung cấp thông tin bổ sung cho tên miền, thường dùng cho xác thực email và các chứng chỉ bảo mật.
Nếu bạn sử dụng sai loại bản ghi (ví dụ như dùng CNAME thay vì A record), việc trỏ tên miền về hosting sẽ gặp sự cố. Để khắc phục, bạn nên hiểu rõ chức năng của từng loại bản ghi trước khi thực hiện thay đổi. Đối với việc trỏ tên miền về hosting, bản ghi A và Name Server là hai lựa chọn chính.
Tổng kết
Việc trỏ tên miền về hosting là bước thiết yếu để đảm bảo website của bạn hoạt động ổn định và người dùng có thể dễ dàng truy cập. Dù bạn sử dụng Name Server, địa chỉ IP hay Name Server trung gian, cần chú ý thực hiện đúng các bước và tránh các lỗi phổ biến.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cấu hình tên miền hoặc cần một giải pháp toàn diện cho dịch vụ tên miền và web hosting, Viettel IDC là lựa chọn hàng đầu. Viettel Web Hosting cung cấp không gian lưu trữ linh hoạt dựa trên nền tảng điện toán đám mây, giúp khách hàng dễ dàng triển khai các loại website từ đơn giản đến phức tạp. Dịch vụ này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo hiệu suất tối ưu cho website của bạn.
Bên cạnh đó, Viettel Domain cung cấp đa dạng tên miền chuyên nghiệp với nhiều đuôi tên miền khác nhau, cho phép bạn chọn lựa theo mục đích sử dụng và nhu cầu cụ thể. Hãy liên hệ với Viettel IDC ngay hôm nay để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ tên miền và web hosting hàng đầu!
- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Tin nổi bật
Tin liên quan
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.
HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.
WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z
World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.