Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Win Server 2012 trên phần mềm VMWare Workstation

17/12/2021

Được phát hành vào năm 2012, Win Server 2012 hay Windows Server 2012 là một phiên bản nhánh của hệ điều hành Windows. Với phiên bản Win Server 2012 này mang trong mình khá nhiều những cải tiến đáng chú ý, do đó nó được khá nhiều người dùng tin tưởng và sử dụng.
Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn chi tiết đến người dùng cách cài đặt Win Server 2012 trên phần mềm VMware. Hãy chú ý theo dõi hết bài viết này để không bỏ qua những thông tin hữu ích nhé.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt hệ điều hành Win Server 2012

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt hệ điều hành Win Server 2012

Các bước cài đặt Win Server 2012

+ Bước 1: Trước khi tiến hành cài đặt Win Server 2012 thì người dùng cần tải file ISO của Win Server 2012 từ Microsoft. Người dùng có thể truy cập trực tiếp theo đường link sau đây để tải trực tiếp file ISO của Win Server 2012: https://www.microsoft.com/en-us/evalcenter/evaluate-windows-server-2012

+ Bước 2: Khởi động phần mềm VMware Workstation để bắt đầu quá trình cài đặt Win Server 2012. Sau khi mở phần mềm người dùng sẽ cần tạo  một môi trường ảo để cài đặt hệ điều hành Win Server 2012 bằng cách chọn “File” rồi chọn “New Virtual Machine”.

+ Bước 3: Khi cửa sổ New Virtual Machine Wizard xuất hiện thì chọn “Custom (advanced)” và nhấn “Next”.

Bắt đầu quá trình cài đặt Win Server 2012 trên VMware Workstation

Bắt đầu quá trình cài đặt Win Server 2012 trên VMware Workstation

+ Bước 4: Sau đó tại mục “Hardware compatibility” người dùng sẽ lựa chọn phiên bản Workstation trên Win Server 2012 hoặc có thể để ở chế độ mặc định và nhấn “Next”.

+ Bước 5: Tại đây, người dùng sẽ chọn mục “Installer disc image file (iso)” rồi chọn “Browse” để tìm đến file ISO của Win Server 2012 mà Viettel IDC đã hướng dẫn độc giả ở bước 1 và tiếp tục chọn “Next”.

+ Bước 6: Ở bước này, người dùng sẽ cần đặt tên và nơi lưu trữ cho môi trường ảo đang tạo ở mục “Virtual Machine Name” và “Location” rồi nhấn “Next”.

+ Bước 7: Lúc này sẽ có hai tùy chọn xuất hiện là “BIOS” và “UEFI”, do đó tùy thuộc vào cấu hình thiết thiết mà người dùng có thể lựa chọn sao cho phù hợp và nhấn “Next”.

+ Bước 8: Sau người dùng sẽ thiết lập số nhân của chip và chọn “Next”.

+ Bước 9: Người dùng có thể chọn dung lượng RAM theo mong muốn và tiếp tục nhấn “Next”.

+ Bước 10: Tại Network Type, người dùng sẽ tiến hành lựa chọn tùy chọn mạng  và chọn “Next”.

+ Bước 11 + 12: Sau khi lần lượt hai cửa sổ Select I/O Controller Types và Select a Disk Type xuất hiện người dùng có thể để thiết lập ở chế độ mặc định rồi tiếp tục chọn “Next”.

+ Bước 13: Ở bước này người dùng sẽ cần tạo ra một ổ đĩa ảo bằng việc chọn “Create a New Virtual Disk” và nhấn “Next”. Sau đó tại mục “Maximum disk size” người dùng có thể thay đổi dung lượng theo mong muốn rồi chọn “Split Virtual Disk Into Multiple Files” và tiếp tục nhấn “Next”.

+ Bước 14: Đến đây rất đơn giản người dùng chỉ cần chọn “Next” để tiếp tục.

+ Bước 15: Sau khi cửa sổ Ready to Create Virtual Machine xuất hiện người dùng có thể chọn “Customize Hardware” để tùy chỉnh lại cấu hình đã cài đặt ở phần trên và chọn “Finish”.

+ Bước 16: Người dùng sẽ tiếp hành setup Win Server 2012. Tại đây người dùng sẽ lựa chọn các tùy chọn ngôn ngữ theo mong muốn rồi nhấn “Next” và nhấn “Install Now”.

Nhấn “Install Now” để cài đặt hệ điều hành Win Server 2012

Nhấn “Install Now” để cài đặt hệ điều hành Win Server 2012

+ Bước 17: Lúc này người dùng sẽ chọn tùy chọn hệ điều hành muốn cài đặt và nhấn “Next”.

+ Bước 18: Ở cửa sổ Which type of installation do you want?, với hai tùy chọn:

Upgrade: Với những người dùng đã sử dụng những phiên bản Win Server trước đó và muốn nâng cấp lên Win Server 2012.

Custom: Dành cho những người dùng lần đầu cài đặt Win Server 2012.

+ Bước 19: Chọn ổ cứng để cài và nhấn “Next”. Sau đó người dùng chỉ cần chờ để quá trình cài đặt được hoàn tất.

>> Xem thêm: Windows Server là gì? 3 tính năng ưu việt của Win Server 2012

Cách bật tính năng Remote Desktop trên Win Server 2012

+ Bước 1: Người dùng cần đăng nhập bằng tài khoản quản trị và mở Server Manager với Win Server 2012.

+ Bước 2: Ở cửa sổ Server Manager người dùng chọn “Local Server”.

+ Bước 3: Tại đây ở mục “Remote Desktop” người dùng tiếp tục tích chọn “Enabled”.

+ Bước 4: Sau khi cửa sổ System Properties xuất hiện thì chọn “Allow Remote Connection to this computer” sau đó chọn “Apply” và tiếp tục chọn “Ok” để hoàn tất quá trình kích hoạt tính năng trên Win Server 2012.

Những lưu khi khi cài đặt Win Server 2012

+ CPU tối thiểu là 1.4GHz (64bit) hoặc nhanh hơn với đối với một nhân và Microsoft khuyến nghị 3.1GHz (64bit) hoặc nhanh hơn cho đa nhân.

+ RAM tối thiểu là 2GB và khuyến nghị là 8GB.

+ Về dung lượng ổ cứng cũng cần tối thiểu là 32G.

>> Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa 3 phiên bản chính của SQL Server 2019

Lời kết

Về cơ bản, việc cài đặt hệ điều hành Win Server 2012 trên VMware Workstation là không quá khó và cũng không mất quá nhiều thời gian của người dùng. Hy vọng rằng, bài viết này của Viettel IDC sẽ là một cuốn cẩm nang hữu ích cho người dùng trong việc cài đặt Win Server 2012 trên VMware Workstation. 

Nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Server thì Viettel IDC là một trong những cái tên mà bạn không nên bỏ qua. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin bên dưới bài viết để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ ảo hay một số dịch vụ lưu trữ khác như Web Hosting hay máy chủ riêng tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link