IaaS, PaaS, SaaS là gì? Phân biệt IaaS, PaaS, SaaS

27/08/2024

Với sự phát triển mạnh mẽ của điện toán đám mây, các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau về dịch vụ hạ tầng bao gồm IaaS, PaaS và SaaS. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ phân biệt chi tiết từng mô hình để bạn đọc hiểu rõ hơn về các dịch vụ này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp.

IaaS, PaaS, SaaS

IaaS, PaaS, SaaS là gì?

IaaS, PaaS và SaaS là ba mô hình điện toán đám mây (Cloud Computing) phổ biến hiện nay. Mỗi mô hình có những đặc điểm và lợi ích riêng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là giải thích chi tiết về từng mô hình:

- IaaS (Infrastructure as a Service): Mô hình điện toán cung cấp cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, cho phép người dùng thuê máy chủ ảo, sử dụng các tài nguyên mạng từ nhà cung cấp mà không cần đầu tư vào phần cứng. Người dùng có toàn quyền kiểm soát và quản lý hệ điều hành, ứng dụng, cũng như các cài đặt khác trên hệ thống.

- PaaS (Platform as a Service): Mô hình điện toán cung cấp nền tảng, môi trường phát triển, thử nghiệm và triển khai ứng dụng. Mô hình này giúp các nhà phát triển tập trung vào việc viết mã mà không cần quan tâm đến việc quản lý hạ tầng. PaaS cung cấp công cụ lập trình, thư viện và môi trường để phát triển ứng dụng nhanh chóng.

- SaaS (Software as a Service): Mô hình điện toán cung cấp ứng dụng, phần mềm cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng trực tiếp thông qua internet. Toàn bộ quá trình quản lý, cập nhật và bảo trì được thực hiện bởi nhà cung cấp. SaaS thường được ứng dụng cho các dịch vụ phần mềm như email, phần mềm kế toán hoặc các ứng dụng quản lý doanh nghiệp.

Xem thêm:

- 6 lợi ích của giải pháp Platform as a Service (PaaS) mà người dùng không nên bỏ qua

- Top 5 dịch vụ Cloud Server Free tốt nhất hiện nay

- Ưu nhược điểm của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp

Ví dụ về IaaS, PaaS, SaaS

Để hiểu rõ hơn về IaaS, PaaS và SaaS, Viettel IDC sẽ cung cấp cho bạn một số ví dụ cụ thể minh họa cách từng mô hình hoạt động trong các doanh nghiệp khác nhau:

- Mô hình IaaS: Viettel Cloud Server, Viettel Virtual Private Cloud, Viettel Cloud GPU, Viettel Email Hosting,... là những ví dụ phổ biến của IaaS. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tài nguyên máy chủ ảo của nhà cung cấp để lưu trữ dữ liệu và triển khai hệ thống mà không cần phải đầu tư vào hạ tầng vật lý.

- PaaS: Viettel StarDB, Viettel Cloud AI Platform, Viettel Blockchain Node,... là những nền tảng PaaS được sử dụng rộng rãi. Các nhà phát triển có thể triển khai ứng dụng mà không cần quan tâm đến việc quản lý hạ tầng, giúp giảm thời gian phát triển và chi phí vận hành.

- SaaS: Viettel Cloud PC, Viettel SSL, Viettel Drive, Viettel Cyber Work,... là những ví dụ điển hình của SaaS. Người dùng chỉ cần đăng nhập qua internet là có thể sử dụng ngay mà không cần cài đặt phần mềm trên máy tính.

Ví dụ về IaaS, PaaS, SaaS

Phân biệt IaaS, PaaS, SaaS

Tiêu chí IaaS PaaS SaaS
Định nghĩa Cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT như máy chủ, lưu trữ và mạng qua đám mây. Cung cấp nền tảng phát triển và triển khai ứng dụng mà không cần quản lý hạ tầng. Cung cấp phần mềm hoàn chỉnh thông qua internet mà không cần cài đặt.
Quyền kiểm soát Người dùng có toàn quyền quản lý cơ sở hạ tầng, hệ điều hành, ứng dụng. Người dùng quản lý ứng dụng nhưng không kiểm soát cơ sở hạ tầng. Người dùng chỉ sử dụng phần mềm, nhà cung cấp quản lý toàn bộ.
Đối tượng sử dụng Doanh nghiệp cần kiểm soát và tùy chỉnh hạ tầng theo nhu cầu riêng. Các nhà phát triển muốn tập trung vào viết mã mà không lo về cơ sở hạ tầng. Người dùng cuối (End User) hoặc doanh nghiệp cần phần mềm để sử dụng ngay.
Ưu điểm

- Doanh nghiệp có thể thiết kế, điều chỉnh cơ sở hạ tầng theo nhu cầu.

- Tiết kiệm chi phí mua phần cứng.

- Dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên theo sự phát triển của doanh nghiệp.

- Người dùng có quyền quản lý toàn bộ hệ điều hành và ứng dụng.

- Không cần bảo trì và cập nhật hệ thống máy chủ.

- Nhà phát triển có thể tập trung vào viết mã và ứng dụng.

- PaaS cung cấp các công cụ sẵn có giúp giảm thời gian phát triển ứng dụng.

- Tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các thành viên nhóm phát triển.

- Phần mềm có sẵn để sử dụng ngay qua internet mà không cần cài đặt.

- Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật và bảo mật phần mềm.

- Không cần chi phí phát triển hoặc quản lý phần mềm.

- Người dùng có thể sử dụng phần mềm với bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

Nhược điểm Yêu cầu có chuyên môn kỹ thuật, có đội ngũ IT để quản lý và bảo trì. Khả năng kiểm soát cơ sở hạ tầng bị hạn chế, phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Khả năng tùy chỉnh hạn chế, phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.

Doanh nghiệp nên lựa chọn IaaS, PaaS hay SaaS?

Việc doanh nghiệp nên lựa chọn giữa IaaS, PaaS hay SaaS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu quản lý, quy mô doanh nghiệp, khả năng tài chính và nguồn lực kỹ thuật. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ những yếu tố sau trước khi đưa ra quyết định:

- Mức độ kiểm soát và tùy chỉnh: Doanh nghiệp muốn kiểm soát toàn bộ hạ tầng hay chỉ cần tập trung vào phát triển ứng dụng và sử dụng phần mềm?

- Nguồn lực kỹ thuật và nhân sự IT: Doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật viên đủ khả năng để quản lý hạ tầng không hay chỉ muốn đơn giản hóa quá trình phát triển và bảo trì?

- Quy mô và ngân sách: Quy mô doanh nghiệp và khả năng tài chính có đủ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoặc thuê ngoài phần mềm theo nhu cầu không?

Dưới đây là các đối tượng phù hợp với từng loại mô hình:

IaaS (Infrastructure as a Service) phù hợp với:

- Doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp cần kiểm soát toàn bộ hạ tầng: Các tổ chức muốn quản lý và tùy chỉnh cơ sở hạ tầng của mình nhưng không muốn chi phí đầu tư ban đầu vào phần cứng.

- Doanh nghiệp có đội ngũ IT mạnh: Đội ngũ IT có khả năng cài đặt, quản lý và bảo trì hệ điều hành, phần mềm và cơ sở hạ tầng mạng.

- Doanh nghiệp cần mở rộng tài nguyên linh hoạt: Các doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng, cần khả năng mở rộng tài nguyên hệ thống mà không bị ràng buộc bởi cơ sở hạ tầng vật lý.

PaaS (Platform as a Service) phù hợp với:

- Các công ty phát triển phần mềm: Nhà phát triển có thể tận dụng các công cụ và môi trường có sẵn để phát triển, thử nghiệm và triển khai ứng dụng mà không cần lo lắng về quản lý hạ tầng.

- Doanh nghiệp muốn giảm thời gian phát triển: PaaS giúp rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm bằng cách cung cấp nền tảng phát triển sẵn có.

- Công ty startup: Doanh nghiệp nhỏ và startup muốn tập trung vào phát triển sản phẩm thay vì đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

SaaS (Software as a Service) phù hợp với:

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs): Những doanh nghiệp không có nguồn lực IT mạnh, cần sử dụng phần mềm ngay mà không phải lo về việc quản lý và cập nhật.

- Công ty muốn giải pháp nhanh và tiết kiệm chi phí: SaaS phù hợp cho các công ty muốn sử dụng các phần mềm quản lý công việc, email hoặc các ứng dụng văn phòng mà không phải cài đặt hay bảo trì.

- Người dùng cuối (End user): Cá nhân hoặc tổ chức cần sử dụng phần mềm trực tiếp trên web với sự tiện lợi và dễ dàng truy cập.

Doanh nghiệp nên lựa chọn IaaS, PaaS hay SaaS

Xem thêm:

- 8 Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp tại Việt Nam

- Bảo mật điện toán đám mây (Cloud security) là gì?

IaaS, PaaS, SaaS của Viettel IDC

Viettel IDC cung cấp một loạt các dịch vụ IaaS, PaaS, và SaaS toàn diện, đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong môi trường điện toán đám mây. Các dịch vụ IaaS của Viettel IDC như Cloud Server, Cloud Storage,... cho phép doanh nghiệp tận dụng cơ sở hạ tầng ảo, giúp giảm thiểu chi phí đầu tư vào phần cứng và tối ưu hóa quản lý tài nguyên IT. Khách hàng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên theo nhu cầu mà không phải lo lắng về bảo trì cơ sở hạ tầng vật lý.

Trong khi đó, dịch vụ PaaS của Viettel IDC như Viettel StartDB, Viettel Kubernetes Service, Viettel Cloud Camera Platform,... cung cấp nền tảng phát triển ứng dụng hoàn chỉnh, giúp các nhà phát triển tiết kiệm thời gian, công sức do không phải quản lý hệ thống hạ tầng. Các công cụ và dịch vụ phát triển tích hợp sẵn giúp tăng tốc độ triển khai ứng dụng và nâng cao hiệu quả công việc.

Đối với những doanh nghiệp cần giải pháp phần mềm tiện lợi, Viettel IDC cung cấp các dịch vụ SaaS như Cloud Camera, Cloud Desktop, Microsoft 365,,... Từ các công cụ văn phòng đến phần mềm quản lý doanh nghiệp, các giải pháp SaaS của Viettel IDC vừa có thể truy cập dễ dàng vừa có tính bảo mật cao. Đồng thời, doanh nghiệp không phải lo lắng về vấn đề bảo trì phần mềm.

Tóm lại, Viettel IDC cung cấp đa dạng các giải pháp điện toán đám mây, từ IaaS, PaaS đến SaaS, đáp ứng nhu cầu công nghệ và mục tiêu phát triển của nhiều doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Viettel IDC để trải nghiệm các giải pháp IaaS, PaaS và SaaS giúp nâng cao hiệu quả công việc và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng CNTT ngay hôm nay.

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Tổng kết

IaaS, PaaS, SaaS là ba mô hình dịch vụ điện toán đám mây phổ biến hiện nay với những ưu nhược điểm riêng. Trong khi IaaS cung cấp cơ sở hạ tầng linh hoạt, PaaS hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh chóng thì SaaS cho phép truy cập phần mềm dễ dàng qua internet. Lựa chọn mô hình phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về các dịch vụ IaaS, PaaS, và SaaS, hãy liên hệ với Viettel IDC để được tư vấn chi tiết và chọn giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link