Khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi hạ tầng sang Điện toán đám mây

28/08/2019

Năm 2019 đã đến và bối cảnh kinh doanh cũng đang dần thay đổi. Nhiều doanh nghiệp hiện đang thuê các nhân viên từ xa, có nhiều văn phòng và nhiều công cụ, nền tảng điện toán đám mây

Mặc dù những thay đổi này mang lại các cơ hội lớn hơn, nhưng chúng cũng đưa ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là các bộ phận CNTT đang cố gắng bắt kịp để thúc đẩy sự hợp tác và làm việc hiệu quả.

Bài viết này sẽ chỉ ra những vấn đề mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi chuyển đổi mô hình công nghệ sang điện toán đám mây và cách tháo gỡ những khó khăn đó.

 

Tại sao nhiều doanh nghiệp chưa thể chuyển đổi mô hình công nghệ sang điện toán đám mây và giải pháp

Khó khăn #1: Ít ngân sách tài chính

Nội dung:

Về lâu dài, chuyển sang hệ thống điện toán đám mây có thể tiết kiệm tiền thông qua tăng hiệu quả, giảm chi phí quản trị viên và có được các quy trình hợp lý. Nhưng để đến được “tương lai tươi sáng” đó, nhiều doanh nghiệp vẫn cảm thấy khá khó khăn vì phải bỏ 1 khoản tiền ra để thay đổi cấu trúc công nghệ của doanh nghiệp.

Có một khoản chi phải trả tức thì khi thực hiện việc chuyển đổi bên cạnh các rủi ro tài chính dài hạn khác. Các chi phí chuyển đổi dễ nhìn thấy nhất bao gồm:

- Xây dựng lại kiến trúc ứng dụng cho đám mây.

- Đầu tư vào nhân sự, con người và các công cụ cần thiết để chuyển đổi thành công.

- Đào tạo người dùng trên các hệ thống mới.

- Các vấn đề về hiệu suất bao gồm độ trễ, khả năng tương tác, phụ thuộc vào các ứng dụng không phải đám mây và thời gian chết.

- Chi phí băng thông.

Mặc dù có tồn tại danh sách chi phí có vẻ trông “đáng sợ” này, nhưng việc chuyển đổi mô hình công nghệ sang điện toán đám mây là xứng đáng, đặc biệt là nếu tính về dài hạn, sau 2-3 năm, những chi phí phải bỏ ra này hoàn toàn là hợp lý và thực sự tiết kiệm thay vì sử dụng hệ thống vật lý cũ.

 

Giải pháp

Các công ty có thể giữ cho chi phí chuyển đổi sang điện toán đám mây thấp hơn bằng cách thực hiện ba chiến lược sau.

 

Tập trung vào kế hoạch

Sự chuẩn bị luôn là “người bạn đồng hành” đáng tin cậy nhất. Hãy đầu tư vào một kế hoạch quản lý thay đổi vững chắc và dài hạn. Một kế hoạch được sắp xếp hợp lý sẽ giúp bạn quản lý phạm vi của dự án cũng như mức độ gián đoạn đối với doanh nghiệp.

Kiểm tra cẩn thận các mục tiêu và yêu cầu kinh doanh, trạng thái hiện tại của hoạt động CNTT của doanh nghiệp và các tùy chọn đám mây có sẵn. Đánh giá và phân tích này sẽ giúp bạn xác định các vấn đề tiềm tàng, cơ hội và nhu cầu mà sau đó bạn có thể chuẩn bị.

 

Áp dụng quy trình thực hiện từng bước

Một cách khác để quản lý đầu tư tài chính của doanh nghiệp là từng bước chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây. Áp dụng quy trình thực hiện từng bước giúp một dự án chuyển đổi yêu cầu một kinh phí tốn kém thành các phần kế hoạch từng bước nhỏ hơn và dễ quản lý hơn theo thời gian.

Ngoài ra, bằng cách chuyển đổi hệ thống theo từng đợt, doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư nhiều tiền trước, giúp doanh nghiệ có nhiều sự lựa chọn và linh hoạt hơn.

 

Sử dụng đám mây lai (Hybrid Cloud)

Tùy thuộc vào nhu cầu điện toán của bạn, chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây đầy đủ có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Một số tổ chức phụ thuộc hoàn toàn vào đám mây công cộng (Public Cloud) trong khi những tổ chức khác thích các tùy chọn đám mây riêng (Private Cloud) hoặc đám mây lai (Hybrid Cloud). Hiểu các rủi ro và lợi ích tài chính có thể giúp định hướng quyết định và cách tiếp cận của doanh nghiệp.

Mặc dù một số hoạt động CNTT sẽ hoạt động tốt trong môi trường đám mây, một số hoạt động khác có thể không tương thích. Ví dụ: Các công ty khởi chạy các ứng dụng có số người dùng tăng giảm thất thường có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ đám mây công cộng vì nó có thể mở rộng quy mô tăng lên hoặc giảm đi để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và giảm chi phí.

Tuy nhiên, nếu bạn có các ứng dụng với việc sử dụng hay số người dùng ổn định, việc chuyển đổi hoàn toàn sang đám mây công cộng có thể chưa phải là cách tốt nhất. Trong những trường hợp này, sử dụng đám mây lai có thể sẽ đem lại nhiều ý nghĩa nhất về mặt tài chính. Bạn có thể chuyển đổi các ứng dụng với mức độ sử dụng khác nhau lên đám mây lai, trong khi vẫn giữ phần còn lại trong máy chủ vật lý nhỏ tại công ty hay trong hệ thống đám mây riêng.

Đầu tư tài chính và rủi ro liên quan đến việc chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây có thể khiến nhiều doanh nghiệp thấy nản lòng. Nhưng với việc đánh giá và lập kế hoạch cẩn thận, doanh nghiệp có thể điều hướng, xử lý những trở ngại đó và vạch ra một con đường dẫn đến thành công với điện toán đám mây.

 

Khó khăn #2: Chậm thích nghi với sự thay đổi

Nội dung

Kể cả khi việc chuyển đổi mô hình đã thành công, khó khăn vẫn hiện hữu, đó là về vấn đề con người của tổ chức. Mọi người thường có xu hướng chống lại hay lười thích nghi với sự thay đổi. Và việc chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây chắc chắn mang lại rất nhiều sự thay đổi và gián đoạn với các hệ thống, quy trình mới và thậm chí là cả việc lãnh đạo.

Vậy nên: Nếu yếu tố con người không được quản lý, bạn sẽ gặp khó khăn để thực hiện sự thay đổi mới.

 

Giải pháp

Như đã nói, một kế hoạch quản lý thay đổi với một vài chiến lược cụ thể có thể đảm việc thay đổi tốt hơn

 

Hiệu ứng “người lãnh đạo”

Lãnh đạo điều hành của bạn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia và sự chấp thuận làm việc của nhân viên. Vì vậy bạn cần thuyết phục để có được sự truyền tải của những người lãnh đạo cấp cao đến toàn bộ nhận viên.

Hãy chắc chắn rằng các lãnh đạo hiểu được nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của việc chuyển đổi sang điện toán đám mây và để họ truyền lại cho nhân sự của doanh nghiệp. Khi mọi người đều đã hiểu lý do đằng sau sự thay đổi, họ sẽ dần chấp nhận và thích nghi theo nó.

Bằng cách nhấn mạnh sự hỗ trợ, sự thú vị và giá trị của những thay đổi này, các lãnh đạo có thể tạo ra một không khí làm việc tích cực xung quanh việc chuyển đổi mô hình này và giúp tỷ lệ chấp nhận sự thay đổi của con người trong tổ chức sẽ tăng lên.

 

Chọn giải pháp công nghệ trực quan

Khi chọn giải pháp điện toán đám mây cho các ứng dụng của doanh nghiệp, hãy ưu tiên khả năng sử dụng và khả năng tích hợp. Công cụ càng trực quan và thân thiện với người dùng, nhân viên của doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng chấp nhận và gắn bó với nó.

Ngoài ra, các ứng dụng tích hợp được tốt với nề tảng công nghệ hiện tại của doanh nghiệp sẽ hấp dẫn hơn đối với người dùng hay nhân viên vì chúng có thể kết nối liền mạch các công cụ mới với công việc của họ. Tích hợp không chỉ làm cho công việc trôi chảy hơn mà tăng hiệu quả của nhân viên. Vì vậy, cần truyền đạt những lợi ích này khi doanh nghiệp thông báo các thay đổi tới nhân viên.

 

Đào tạo

Mặc dù sử dụng điện toán đám mây sẽ giúp mọi người làm việc dễ dàng hơn, nhưng việc điều chỉnh này vẫn có thể tạo ra trở ngại ban đầu và làm chậm việc áp dụng mô hình mới. Mọi người có thể sẽ thấy các quy trình mới khá khó hiểu, phức tạp hoặc khó tích hợp. Nếu không được đào tạo và hỗ trợ thích hợp, họ có nhiều khả năng sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ quen thuộc.

Để đảm bảo nhân viên của doanh nghiệp hiểu các hệ thống và quy trình mới, hãy đầu tư vào một chương trình tích hợp mạnh mẽ. Sử dụng các chuyên gia để đào tạo và hỗ trợ nhân viên trên các ứng dụng mới. Bạn thậm chí có thể khen thưởng cho nhân viên nội bộ của công ty nếu người đó có thể trả lời các câu hỏi và hỗ trợ những người khác với hệ thống điện toán đám mây mới

Như vậy, nếu doanh nghiệp đã có kế hoạch trước và có sự giải thích, thông báo rõ ràng và thường xuyên tới nhân viên, kết hợp với việc tập trung đào tạo và hỗ trợ nhân viên, công ty sẽ có thể thực hiện việc chuyển đổi mô hình thành công và được mọi người đón nhận nhanh chóng.

 

Khó khăn #3: Thiếu kỹ năng chuyên môn

Nội dung

Mặc dù điện toán đám mây có rất nhiều lợi ích nhưng sự phức tạp của việc chuyển đổi đã ngăn cản nhiều tổ chức thực hiện và triển khai. Một trong những trở ngại đó là tìm kiếm những người có kỹ năng quản lý việc chuyển đổi hiệu quả.

Khi nhiều tổ chức đặt mục tiêu của họ là sẽ hoạt động trên đám mây, nhu cầu thuê các chuyên gia giàu kinh nghiệm về điện toán đám mây đã tăng lên. Nhưng với thị trường lao động thời điểm hiện tại thì lượng cầu đang vượt quá lượng cung.

Một báo cáo của tổ chức McAfee đã phát hiện ra rằng việc thiếu kỹ năng chuyên môn về điện toán và an ninh mạng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây đối với 40% các nhân viên công nghệ thông tin. Đây là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay.

 

Giải pháp

Sự thiếu hụt các chuyên gia hay nhân viên với bộ kỹ năng phù hợp có thể là thách thức khó khăn nhất đối với việc áp dụng hệ thống điện toán đám mây hiện nay. Nếu không có sẵn tài nguyên hay không thuê được nhân sự có nghiệp vụ về điện toán đám mây, công ty sẽ cần tìm giải pháp khác.

 

Lên kế hoạch dài hạn

Kế hoạch dài hạn tốt nhất là trau dồi kỹ năng đám mây trong nội bộ công ty trước. Đây là chiến lược sẽ đem tới nhiều lợi thế lâu dài.

Đầu tiên, nhân viên CNTT hiện tại của công ty đã quen thuộc với công nghệ cũ và các quy trình hiện có của công ty. Do đó, một khi họ được đào tạo các kỹ năng mới, họ sẽ sẵn sàng đóng góp cho tổ chức nhanh hơn. Ngoài ra, việc tuyển tuyển dụng các chuyên gia hay nhân viên mới rất tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.

Làm việc với nguồn lực hiện có có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí và chuyển thành một khoản đầu tư tài chính tốt hơn.

 

Chia nhỏ lộ trình đào tạo

Mặc dù đây là một chiến lược tốt, nhưng nó không hề dễ dàng để thực hiện. Các kỹ năng điện toán đám mây đã được đào tạo sẽ có thời gian sử dụng ngắn và lỗi thời nếu đợi càng lâu. Tốc độ thay đổi và cập nhật của công nghệ này đòi hỏi phải có cam kết về đào tạo và giáo dục thường xuyên để duy trì và giữ chân các nhân sự tài năng của công ty.

Nếu chia nhỏ lộ trình học tập và đào tạo của nhân viên ra, công ty cũng sẽ bớt phải đối mặt với việc nhân sự bỏ việc vì áp lực, hay phải luôn đầu tư tuyển dụng thêm nhân viên mới.

Bằng cách chia nhỏ các lần chuyển đổi và tập trung vào các khâu nhỏ hơn, nhóm CNTT của công ty có thể tìm hiểu và làm chủ các hệ thống theo thời gian, thay vì phải đối mặt với việc chuyển đổi hệ thống hoàn toàn cùng một lúc.

 

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ

Để chương trình đào tạo nội bộ thành công, công ty bạn cần:

- Xây dựng văn hóa học tập không ngừng.

- Căn chỉnh chiến lược đào tạo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

- Tạo ra các buổi đào tạo phù hợp với từng vai trò, vị trí của nhân viên và môi trường hoạt động.

- Luôn tư duy và tính toán dài hạn cho tương lai.

Để lên được lộ trình đào tạo tổng quan và chi tiết này là một bước đi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, khi được thực hiện tốt, giáo dục nội bộ có thể giúp tổ chức của bạn tiếp tục tiến lên và phát triển song hành với việc chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây thành công.

 

Tận dụng các tài nguyên và sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín

Để duy trì tính cạnh tranh và sự phù hợp, doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực vào lực lượng tài năng hiện tại của tổ chức và biến chương trình đào tạo thành một phần chiến lược trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi so sánh lựa chọn các giải pháp đám mây, hãy tìm các nhà cung ứng có khả năng cung cấp các tài nguyên và công cụ chuyên dụng để hỗ trợ việc chuyển đổi thành công.

Chúng có thể sẽ là những tài sản quý giá cho nhóm CNTT của bạn để học tập, nghiên cứu và là những yếu tố quan trọng trong chương trình đào tạo tổng thể của doanh nghiệp.

 

Chuyển đổi sang hệ thống điện toán đám mây là một bước tiến ​​lớn, phức tạp đối với bất kỳ công ty nào. Dù bước tiến ​​này mang lại nhiều thách thức những không phải chúng không có cách nào để vượt qua.

Mấu chốt để vượt qua được đó là doanh nghiệp cần nhận ra những rủi ro và trở ngại tiềm ẩn đó ngay từ đầu và tạo ra một kế hoạch để quản lý chúng. Với việc lập kế hoạch và đánh giá cẩn thận, doanh nghiệp có thể điều hướng sự phức tạp của đám mây và giải quyết chúng từng phần, đồng thời tận dụng được những lợi ích của hoạt động CNTT dựa trên điện toán đám mây.

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ đám mây Cloud Server của Viettel IDC, vui lòng liên hệ:

Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

27/05/2022

Ransomware là gì? Cách ngăn chặn mã độc tống tiền hiệu quả

Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm, mã hóa dữ liệu quan trọng khiến người dùng không thể truy cập và yêu cầu tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập

30/09/2024

Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”

Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.

13/10/2022

Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain

Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.

04/04/2022

Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud

Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối

25/01/2024

Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?

Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm

27/08/2024

Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.

22/04/2022

Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.

08/05/2022

VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động

Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!

08/01/2022

ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider

Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.

06/09/2024

Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.