Kiến thức cơ bản về Google Cloud Platform - Lợi ích không ngờ đến
07/04/2022Ắt hẳn bạn đã quá quen thuộc với công cụ tìm kiếm Google, nhưng, còn GCP (Google Cloud Platform) thì sao? Bạn đã hiểu hơn về dịch vụ này cũng như các lợi ích không ngờ của chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa? Nếu chưa, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ GCP nhé!
Google Cloud Platform - GCP là gì?
Dịch vụ GCP (Google Cloud Platform) là gì?
Dịch vụ GCP là viết tắt của cụm từ Google Cloud Platform - đây là một nền tảng trong điện toán đám mây, cho phép chúng ta có thể xây dựng cũng như phát triển, quản lý các ứng dụng của mình một cách dễ dàng, dựa trên hệ thống các phần mềm mà ông lớn Google đã tạo ra.
Một số ứng dụng phổ biến trong GCP mà mọi người thường dùng hằng ngày có thể kể đến là Google Map, Youtube, Gmail,.... Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những ứng dụng này.
Điểm khác biệt lớn để phân biệt dịch vụ GCP với các nền tảng đám mây khác đó là hệ thống trung tâm dữ liệu từ nhà cung cấp Google luôn ổn định và có độ bảo mật dữ liệu cực kỳ cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề bảo mật này. Các thông tin của bạn sẽ được bảo vệ, không bị hacker hoặc virus xâm nhập vào và đánh cắp.
Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các lợi ích của Google Cloud Platform đối với chúng ta nhé!
>> Xem thêm: Google Cloud Platform: Nó có những công cụ gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào?
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ GCP
Tiết kiệm chi phí
So với các dịch vụ nền tảng điện toán đám mây khác như của Amazon Web Services hoặc Microsoft Azure, yếu tố về chi phí chính là thứ khiến GCP được nhiều người lựa chọn sử dụng. Dành cho những ai chưa biết, bạn có thể đăng ký trải nghiệm Google Cloud Platform với thời gian dùng thử miễn phí lên đến 12 tháng! Sau khoảng thời gian này, bạn có thể lựa chọn dùng tiếp gói trả phí hoặc ngưng sử dụng tùy thích. Có thể nói, GCP là một lựa chọn lý tưởng để bạn trải nghiệm các dịch vụ trên điện toán đám mây.
Có thể di chuyển các máy ảo một cách trực tiếp
Một lợi ích khác mà dịch vụ GCP mang lại chính là việc các máy ảo có thể được di chuyển trực tiếp, và quan trọng nhất, điều này sẽ không ảnh hưởng chút nào tới hiệu suất của các máy chủ ảo VPS đó.
Lợi ích của GCP là gì
Tại sao chúng ta cần phải di chuyển máy chủ ảo? Điều này sẽ giúp các đội ngũ kỹ sư tại Google có thể dễ dàng sửa chữa hoặc cập nhật các loại phần mềm / phần cứng cho bạn, bạn không cần phải khởi động lại máy hay thao tác gì khác. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho bạn trong quá trình trải nghiệm dịch vụ GCP, đặc biệt khi bạn chưa hiểu rõ về kỹ thuật hoặc cách sử dụng những dịch vụ này.
Độ bảo mật cao
Như đã trình bày ở trên, GCP có lợi thế lớn là tính bảo mật. Với lịch sử hoạt động lâu đời cùng với uy tín thương hiệu Google, chắc chúng ta không cần phải bàn cãi nhiều về độ uy tín của các dịch vụ Google Cloud Platform này. Tính đến nay, gã khổng lồ Google đã có đến hơn 500 chuyên gia bảo mật toàn thời gian.
Cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các tính năng bảo mật đã có trong GCP:
- Tất cả các dữ liệu khi chuyển từ Google đến khách hàng, đến các trung tâm dữ liệu hoặc theo chiều ngược lại đều sẽ được mã hóa theo AES 256 bit, bộ khóa chính cũng được thay đổi thường xuyên để đảm bảo tính an toàn cho thông tin dữ liệu
- Các lớp ứng dụng cũng như lớp lưu trữ của GCP đều yêu cầu xác thực
- Google có quan hệ với các ISP lớn, uy tín trên thế giới, điều này giúp cải thiện tính bảo mật của dữ liệu một cách tối đa khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ đối tượng này đến đối tượng khác
- Cam kết tuân thủ SSAE16, ISO 27001, ISO 27017,... và nhiều chứng nhận khác để cam kết về tính bảo mật, quyền riêng tư cho khách hàng khi sử dụng GCP
>> Xem thêm: 4 loại dịch vụ trong mô hình kim tự tháp Cloud Computing hiện nay
Tổng kết
Có thể nói, Google Cloud Platform đã và đang khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong nền tảng điện toán đám mây trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với các ưu điểm như giá cả cạnh tranh, tính bảo mật cực kỳ cao,... dịch vụ GCP đang là lựa chọn của nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp. Có thể nói, đây chính là nền tảng điện toán đám mây đáng sử dụng.
Tuy nhiên, việc trải nghiệm dịch vụ GCP từ Google - đơn vị từ nước ngoài có thể sẽ khiến bạn gặp nhiều rào cản trong việc thanh toán, nhận sự tư vấn, hỗ trợ hoặc thậm chí là do chênh lệch múi giờ, rào cản về ngôn ngữ,... Do đó, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các dịch vụ điện toán đám mây, những nhà cung cấp trong nước có thể sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Hiện nay, nhiều nhà cung cấp trong nước đã mang đến dịch vụ và trải nghiệm tốt cho khách hàng, không thua kém gì các nhà cung cấp nước ngoài, điển hình như Viettel IDC. Với lịch sử hoạt động hơn 14 năm với đa dạng khách hàng, từ Chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp cho đến các đối tượng người dùng cá nhân, Viettel IDC tự tin có thể làm bạn hài lòng về dịch vụ của chúng tôi. Hãy liên lạc với Viettel IDC để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ VPS, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
HTML là gì? Nguyên lý hoạt động trong việc xây dựng website
HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.
Hosting, Web Hosting là gì? Phân loại & cách thức hoạt động
Dịch vụ Web Hosting đang đóng vai trò như một chiếc chìa khóa cho Website để doanh nghiệp phát triển marketing online của mình. Cùng giải đáp thắc mắc Web Hosting là gì và chúng đóng vai trò ra sao đối với doanh nghiệp ngày nay dưới bài viết sau nhé
Backup dữ liệu là gì? Tại sao phải backup dữ liệu?
Backup dữ liệu là quá trình tạo ra bản sao của dữ liệu gốc và lưu trữ tại một vị trí khác để khôi phục lại khi mất dữ liệu gốc do sự cố máy tính, virus, lỗi người dùng.
Bản cập nhật của sản phẩm Viettel Open Kubernetes Service Có Gì Mới?
Viettel Open Kubernetes Service (vOKS) ra mắt tính năng Node Group và phiên bản 1.28 với các tính năng bổ trợ tiêu biểu như cấp phát StorageClass mặc định tự động, hỗ trợ khôi phục các workload stateful để đảm bảo dữ liệu không mất đi khi có sự cố
DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền, giúp người dùng không cần nhập IP khi truy cập website
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Hãy cùng Viettel IDC khám phá hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây.
Những thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng
Thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng là mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu lỗ hổng bảo mật và giải pháp hiệu quả để bảo vệ doanh nghiệp Đà Nẵng trước những cuộc tấn công mạng.
VMware Workstation là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
VMware Workstation là một giải pháp tối ưu dành cho máy tính, giúp người dùng dễ dàng tạo nhiều hệ điều hành để đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau cho công việc.
Blade Server là gì? Ứng dụng của máy chủ phiến
Dưới áp lực xử lý khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự gia tăng của ảo hóa và các ứng dụng đám mây, những giải pháp máy chủ truyền thống như tower server hay rack server đã dần bộc lộ những hạn chế về không gian, năng lượng và khả năng mở rộng. Để giải quyết vấn đề này, Blade Server – một loại máy chủ có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng, đã ra đời và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.
Domain khác gì Hosting? Mua Domain và Hosting ở đâu?
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc xây dựng một trang web không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung tốt mà còn cần đảm bảo rằng trang web của bạn có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Trong đó, hai yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để tạo nên một trang web ổn định là Domain và Hosting.