Kiến thức về Mail Server dành cho những người ngoại đạo

05/10/2020

Bạn có biết làm thế nào để một email được gửi từ địa chỉ này đến địa chỉ khác chỉ trong thời gian rất ngắn? Mọi thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng đằng sau nó là cả một hệ thống đang vận hành. Mail server chính là câu trả lời cho câu hỏi trên. Vậy mail server hoạt động như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC điểm qua một số vai trò của mail server trong bài viết này nhé.

Kiến thức về mail server cho người ngoại đạo

Kiến thức về mail server cho người ngoại đạo

Mail server là gì?

Với một người ngoại đạo thì đa phần sẽ không quan tâm đến mail server là gì. Tuy nhiên, việc có thêm kiến thức về mail server sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách thức vận hành của hệ thống email. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng nếu như bạn đang có ý định sử dụng một địa chỉ email với tên miền riêng. Do đó, đừng vội mà bỏ lỡ nhé.

Vậy mail server là gi? Hãy tưởng tượng, chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể gửi email từ điểm này đến điểm khác trên thế giới chỉ trong vài giây. Bạn nghĩ điều đó là hiển nhiên. Thực tế không phải như vậy đâu. Mail server đã phải hoạt động hết công xuất để xử lý những tác vụ dường như đơn giản như vậy cho bạn đấy.

Về cơ bản, mail server đơn thuần cũng là một dạng máy chủ mà chúng ta thường thấy. Chúng ta đã từng biết đến Web server thì nay khái niệm mail server cũng tương tự. Đây là một máy chủ dùng để lưu trữ và chuyển tiếp nội dung email của bạn.

Hãy tưởng tượng mail server giống với một người đưa thư thời xa xưa vậy. Để một lá thư (ở đây là email) được gửi đến một người khác thì nó sẽ cần phải thông qua người đưa thư (ngày nay là mail server). Đương nhiên, trong thời đại công nghệ, mail server có thể xử lý một tác vụ nhanh hơn gấp cả ngàn lần so với một người đưa thư thời kỳ trước.

Như vậy, một mail server cũng sẽ yêu cầu những thông tin về cấu hình như những loại server khác. Và khi dung lượng email của bạn đủ nhiều để lấp đầy bộ nhớ của mail server thì đó là thời điểm bạn cần tăng tài nguyên cho chúng.

>> Xem thêm: Dịch vụ Email của Viettel IDC.

Các loại mail server thường gặp

Quay trở lại ví dụ về mail server giống như người đưa thư, như vậy đối với mỗi mail server sẽ có hai chiều: mail server đi (để gửi email đi) và mail server đến (để nhận email). Hai loại mail server này tương ứng với hai tác vụ quen thuộc mà chúng ta thường hay làm (gửi/nhận).

+ Mail server đi (Outgoing mail server): Được gọi là máy chủ SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). 

+ Mail server đến (Incoming mail server): Có hai loại chính. Máy chủ POP3 (Post Office Protocol).

Hai loại mail server này được biết đến nhiều nhất để lưu trữ các email đã gửi và nhận trên ổ cứng cục bộ của máy tính. Máy chủ IMAP (Internet Message Access Protocol) thì lại luôn lưu trữ các bản sao của tin nhắn trên máy chủ. Hầu hết các máy chủ POP3 cũng có thể lưu trữ tin nhắn trên máy chủ.

Mail server đóng vai trò gì trong quy trình gửi một email?

Bây giờ khi bạn đã biết những điều cơ bản về mail server rồi, chúng ta sẽ thử xem mail server có vai trò gì trong một quy trình gửi email nhé. Để bạn có thể dễ hình dung hơn, chúng tôi tạm chia một quy trình gửi email thành 06 bước như sau:

+ Bước 1: Đầu tiên, bạn trong vai người dùng sẽ soạn thư và nhấn gửi trên một ứng dụng email bất kỳ. Ứng dụng đó sẽ kết nối với máy chủ SMTP trong miền của bạn (Outgoing mail server). Ví dụ ở đây là smtp.viettelidc.com.vn chẳng hạn.

+ Bước 2: Ứng dụng email bạn sử dụng giao tiếp với máy chủ SMTP. Lúc này nó sẽ cung cấp cho mail server địa chỉ email của bạn, địa chỉ email của người nhận, nội dung thư và bất kỳ tệp đính kèm nào trong thư mà bạn muốn gửi đến người nhận.

+ Bước 3: SMTP mail server xử lý địa chỉ email của người nhận. Đến đây sẽ có hai trường hợp. Trường hợp 1, nếu cả hai địa chỉ email cùng tên miền (@viettelidc.com.vn) thư sẽ được chuyển trực tiếp tới mail server POP3 hoặc IMAP của miền mà không cần phải làm thêm thao tác định tuyến giữa các máy chủ. Trường hợp 2, nếu các địa chỉ email khác tên miền (giả sử 1 email @viettelidc.com.vn và 1 email @gmail.com) thì lúc này mail server SMTP sẽ phải giao tiếp với máy chủ của miền khác (ở đây là máy chủ Gmail). Đương nhiên, với người dùng việc này sẽ hoàn toàn tự động và trong suốt. Gần như người dùng sẽ không thấy độ trễ giữa hai trường hợp này. Trường hợp 1 khá đơn giản, do đó chúng ta sẽ đi sâu hơn vào trường hợp 2 nhé.

+ Bước 4: Để tìm máy chủ của người nhận, mail server SMTP của người gửi phải giao tiếp với DNS hoặc Máy chủ tên miền. DNS lấy tên miền email của người nhận và phân giải nó thành địa chỉ IP (tham khảo thêm bài viết về DNS server). Khi có địa chỉ IP máy chủ người nhận rồi, mail server SMTP sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình.

+ Bước 5: Giả sử việc tìm kiếm địa chỉ IP máy chủ người nhận không gặp vấn đề gì. Lúc này mail server SMTP đã có địa chỉ IP của người nhận, kết nối giữa hai mail server được hình thành. 

+ Bước 6: Mail server SMTP của người nhận sẽ quét các tín hiệu đến. Nếu nó nhận ra miền và tên người dùng, nó sẽ chuyển tiếp thông báo cùng với máy chủ POP3 hoặc IMAP của miền. Từ đó, nó được đặt trong hàng đợi sendmail cho đến khi ứng dụng email của người nhận cho phép tải xuống. Lúc này, người nhận đã có thể đọc được nội dung email mà bạn đã gửi.

Xem qua thì chúng ta sẽ thấy việc kết nối giữa các mail server nó khá phức tạp. Trên thực tế thì đúng là nó phải xử lý rất nhiều trước khi đưa ra kết quả cho người dùng. Nhưng với công nghệ, người dùng sẽ không có cảm giác về độ trễ quá lớn trong quy trình này.

>> Có thể bạn quan tâm: Đăng ký tên miền và tạo email riêng tại Viettel IDC.

Quy trình gửi và nhận mail

Quy trình gửi và nhận mail

Kết luận

Qua đây thì bạn có thể thấy bản chất của việc gửi và nhận mail là kết quả làm việc của các mail server với nhau mà thôi. Khi các mail cùng tên miền thì mail server sẽ xử lý nhanh hơn do “toàn người nhà”. Còn nếu khác tên miền, hai mail server khác nhau sẽ giao tiếp để xử lý tác vụ cho người dùng.

Ngày nay, đa phần chúng ta đều sử dụng những dịch vụ mail miễn phí như Gmail hay Outlook,... Nhược điểm của những dịch vụ này là bạn sẽ phải sử dụng những tên miền cố định của họ (dạng @gmail.com hoặc @outlook.com). Nếu như bạn muốn sử dụng những email theo tên miền riêng của bạn (dạng @viettelidc.com.vn) thì lúc này bạn sẽ cần đến dịch vụ email riêng biệt. 

Hiện tại, Viettel IDC đang hỗ trợ người dùng với  những gói dịch vụ email chuyên biệt như vậy với chi phí hợp lý. Bạn có thể liên hệ thêm với Viettel IDC để được tư vấn thêm về dịch vụ này nhé.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Mail Server, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

11/12/2023

Trung tâm dữ liệu Hoà Lạc Viettel IDC nhận Danh hiệu Năng lượng xanh 5 sao

Viettel IDC nằm trong danh sách “Danh hiệu năng lượng xanh 5 sao dành cho 07 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong công trình xây dựng.

12/11/2023

HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website

HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

08/11/2023

Những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023

Để tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ cơ sở để thực hiện công cuộc số hóa nêu trên, ngày 22/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 kế thừa có sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005.

24/11/2023

Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post

Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.

22/11/2023

Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN

Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?

15/11/2023

Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC

Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.

03/11/2023

Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững

Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...

03/11/2023

Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp

​So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.

23/09/2023

Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup

Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.

// doi link