Kinh nghiệm để đời khi thuê Server: Tuyệt đối đừng “giao trứng cho ác”
01/10/2020Thuê Server nói chung hay những biến thể khác của nó như VPS, Hosting,... dường như sẽ là giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí khi sử dụng. Thuê server giúp chúng ta bỏ đi được gánh nặng chi phí cũng như lưu động hơn về tài nguyên. Nhưng cũng có không ít những trường hợp “dở khóc, dở cười” khi thuê server từ các nhà cung cấp hiện nay.
Nếu bạn là một người đã từng hoặc đang có ý định thuê Server thì bài viết này là dành cho bạn. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn không gặp phải những trường hợp đáng buồn như vậy nữa.
Kinh nghiệm khi thuê server bạn cần biết
Bạn đã từng gặp những tình huống dưới đây khi thuê server?
Không phải tất cả chúng ta khi đi thuê server đều gặp phải những vấn đề dưới đây. Nhưng đây là những câu chuyện từ một số khách hàng của Viettel IDC đã gặp phải. Mong rằng, bạn sẽ không tìm thấy bản thân mình thấp thoáng đâu đó trong đây nhé.
+ Thứ nhất, hệ thống thường xuyên downtime: Chuyện hệ thống bị gặp vấn đề về bản chất cũng không phải là điều gì quá lớn lao. Nhưng nó chỉ xảy ra vô cùng hãn hữu. Có khi phải tính bằng năm với những nhà cũng cấp dịch vụ lớn và uy tín. Nhưng nó sẽ là vấn đề nếu như điều đó thường xuyên xảy ra. Hãy tưởng tượng với website của Viettel IDC, hàng ngày chúng tôi có cả trăm ngàn lượt truy cập. Hệ thống chập chờn, website mất kết nối liên tục thì sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới trải nghiệm của khách hàng.
+ Thứ hai, khó khăn trong việc hỗ trợ: Nếu như hệ thống không ổn định, ta có thể đổ lỗi đó cho phần hạ tầng. Những lúc đó, đội ngũ hỗ trợ sẽ phần nào giúp khách hàng nguôi ngoai đi cơn giận. Nhưng sẽ thật là áp lực gấp bội khi đội ngũ hỗ trợ cũng “downtime” như hệ thống.
+ Thứ ba, tính an toàn của dữ liệu: Thuê server, nếu hiểu một cách nôm na thì đây chính là việc chúng ta giao dữ liệu của mình cho người khác nắm giữ. Giống như cách bạn giao tiền của mình cho người khác cầm vậy. Sẽ ra sao nếu như một ngày bạn vô tình không thấy có những bản sao lưu mới nhất cho dữ liệu website của mình? Như thế sẽ chẳng khác nào bạn đang “giao trứng cho ác” cả.
Sẽ còn rất nhiều những vấn đề khác mà chúng ta có thể gặp phải như liên quan đến vấn đề tài nguyên, giá cả,... Thuê server là cách để bạn loại bỏ gánh nặng về chi phí, nâng cao tính an toàn cho dữ liệu.
Vậy làm thế nào để tránh việc bạn trở thành “nạn nhân” của những vấn đề trên? Ở phần tiếp theo, Viettel IDC có đưa ra một bảng xếp hạng các tiêu chí cần có khi thuê server. Hi vọng rằng điều này sẽ giúp bạn gỡ rối phần nào những vấn đề gặp phải khi thuê server nhé.
Xếp hạng mức độ quan trọng các tiêu chí khi thuê server
Dưới đây là một số tiêu chí cần lưu ý khi thuê server. Chúng tôi sẽ trình bày theo thứ tự quan trọng nhất trước. Bạn có thể dùng nó như là một hệ quy chiếu tham khảo mỗi khi thuê server nhé.
Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ thuê server là tiêu chí quan trọng và tiên quyết đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới. Giống như cách bạn gửi tiền ngân hàng, một nhà cung cấp uy tín sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Để đánh giá một nhà cung cấp uy tín, chúng tôi sử dụng hai yếu tố chính sau đây:
Thứ nhất, quy mô
Quy mô ở đây là gì? Mục đích của chúng ta là đi thuê server. Như vậy, ngoài việc họ có thể cung cấp cho chúng ta đủ tài nguyên khi ta thuê server ra thì điều quan trọng là họ có một hạ tầng đạt chuẩn quốc tế nữa.
Nếu như chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ tài nguyên khi thuê server thôi thì chưa đủ. Hãy xem cách nhà cung cấp nó đưa đến dịch vụ cho bạn như thế nào? Với họ, server nó giống như đứa con tinh thần vậy. Do đó hãy xem cách họ đầu tư cho đứa con tinh thần đó ra sao?
Họ có xây dựng thành các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế ở xa các khu dân cư để hạn chế cháy nổ hay không? Lượng trung tâm dữ liệu có đủ lớn và đủ nhiều để triển khai DC/DR khi hệ thống của họ có vấn đề hay không? Việc xây dựng và duy trì để cho thuê server trong phạm vi nhỏ không khó. Nhưng để xây dựng thành một hệ thống lớn, đạt các tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới thì không phải tổ chức nào cũng có thể làm được.
Bạn có thể tham khảo mô hình hình này tại Viettel IDC để hiểu rõ hơn. Hiện tại, Viettel IDC có tới 05 trung tâm dữ liệu tại khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Cả 5 trung tâm dữ liêu đều đạt chuẩn quốc tế Rated 3 - TIA 942. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu của bạn được bảo mật gần như tuyệt đối trong môi trường mà Viettel IDC cung cấp.
>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ tại Viettel IDC
Thứ hai, khách hàng
Khách hàng là thước đo độ uy tín của nhà cung cấp đó. Ngoài yếu tố quy mô, bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề này. Nếu như dịch vụ cho thuê server của nhà cung cấp tốt, khách hàng sẽ lưu lại thường xuyên hơn và ngược lại.
Khách hàng ở đây rất đa dạng. Một điểm lưu ý là bạn nên xem xét về quy mô của chính khách hàng của họ nữa. Một khách hàng lớn, chắc chắn “tiếng nói” sẽ tốt hơn khách hàng nhỏ rồi. Hơn nữa, những khách hàng lớn họ thường khá khắt khe trong việc chọn lựa đối tác. Vậy tại sao chúng ta không “theo chân những người khổng lồ” để hạn chế rủi ro có thể xảy đến.
Hiện Viettel IDC cũng có nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó phải kể đến những cái tên mà cũng khá quen thuộc với tất cả chúng ta hiện nay như Honda, Foody, VPBank,... Với tổng số hơn 15,000 khách hàng tính đến thời điểm hiện tại, trong tương lai con số này sẽ còn không ngừng tăng hơn nữa.
>> Xem thêm: Dịch vụ Cloud Server của Viettel IDC
Đội ngũ hỗ trợ
Đội ngũ hỗ trợ là tiêu chí quan trọng thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến. Như ở phần trên chúng ta đã biết, đội ngũ hỗ trợ giúp giải đáp cũng như giải toả những bực dọc của khách hàng. Do vậy, ngoài phần quy mô nhà cung cấp ra thì đây là yếu tố quan trọng không kém.
Bạn hãy thử tìm hiểu xem nhà cung cấp mà bạn lựa chọn có những kênh chăm sóc khách hàng nào? Họ có thường xuyên tiếp nhận và lắng nghe những phản hồi của khách hàng hay không? Nếu không, hãy tránh xa những nhà cung cấp như thế.
Để các bạn hiểu hơn hãy hình dung về Viettel IDC. Hiện tại, khách hàng có thể liên hệ thuê server với Viettel IDC thông qua điện thoại, Facebook hay website. Tất cả khách hàng khi gọi đến số hotline 1800.8088 của Viettel IDC sẽ được miễn phí cước gọi. Do đó, bạn có thể tự tin là chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của bạn bất kỳ khi nào bạn cần.
Đội ngũ hỗ trợ là yếu tố quan trọng khi thuê server
Thuê server, đừng đặt niềm tin sai chỗ
Trên đây là hai tiêu chí mà theo chúng tôi đánh giá là quan trọng nhất khi bạn cần thuê server. Với chúng tôi, giá cả đôi khi không phải là yếu tố tiên quyết mỗi khi cần thuê server. Việc bạn tìm được một nhà cung cấp uy tín, sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn thuê server của họ sẽ quan trọng hơn rất nhiều.
Hi vọng rằng những thông tin này, phần nào đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích trong quá trình đi thuê server của mình. Và đừng quên, nếu bạn cũng đang có ý định thuê server thì Viettel IDC cũng là một nhà cung cấp lớn và uy tín nhé.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud Server, hay các dịch vụ cho thuê server khác vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.