Làm thế nào để chọn mô hình Cloud phù hợp với doanh nghiệp?

19/10/2019

Đừng để những khái niệm phức tạp về điện toán đám mây làm khó bạn, hãy trở lại với những điều cơ bản về các loại dịch vụ và môi trường đám mây khác nhau để hiểu bạn cần gì.

Theo Gartner, thị trường dịch vụ đám mây công cộng trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 18% trong năm 2017 lên tổng cộng 246,8 tỷ USD. Tăng trưởng cao nhất dự kiến sẽ đến từ dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây IaaS, tiếp theo là dịch vụ ứng dụng đám mây SaaS.

Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng còn rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn về việc chọn ra loại dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với mình. Bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về sự khác biệt giữa các mô hình đám mây, các loại hình dịch vụ điện toán đám mây và có được quyết định chính xác.

Chúng tôi muốn nghĩ về công nghệ đám mây như một cái bảng, trong đó các hàng là các loại dịch vụ đám mây: IaaS, PaaS, SaaS, các cột là các môi trường đám mây: Public, Private, Hybrid. Bất kỳ công cụ hoặc cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây nào cũng nên phù hợp với một hoặc nhiều ô trong bảng này. Còn phần dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về các phần trong bảng.

A. Các loại dịch vụ Đám mây

1. Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ - IaaS là gì?

Các loại dịch vụ đám mây khác nhau cung cấp mức độ sẵn sàng và phát triển khác nhau.

Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) là dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ cơ bản nhất, cho phép developer có thể kiểm soát hệ thống ở mức cao nhất, bởi IaaS cũng tương tự với việc họ thao tác, xử lý trên một hệ thống cứng thông thường mà họ từng làm. IaaS là một mô hình trong đó sử dụng các phần cứng của doanh nghiệp như máy chủ, kho lưu trữ và các mạng cốt lỗi để phân phối như một dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu, đồng thời trao quyền cho khách hàng trong việc cấu hình các hệ điều hành, phần mềm và cơ sở dữ liệu.

IaaS là một trong những giá trị cốt lõi của điện toán đám mây. Nếu doanh nghiệp muốn tích hợp hoàn toàn công việc của mình lên đám mây, các chức năng nhiệm vụ của phần cứng sẽ được chuyển lên đây. Sức hấp dẫn chính của việc sử dung IaaS là việc các doanh nghiệp có thể tăng giảm quy mô tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mình. IaaS cũng góp phần làm giảm chi phí cho việc đầu tư vào phần cứng cũng như các chi phí phát sinh cho việc mua và sử dụng các kho lưu trữ.

Với IaaS, bạn cần phải tính toán các nguồn lực, tài nguyên, bộ nhớ RAM, lưu trữ và các thành phần mạng…của hệ thống, bởi đó chính là những thứ bạn cần phải chi trả. Tất nhiên, những thông số nêu trên có thể được thay đổi: mở rộng hoặc thu hẹp, dễ dàng khi bạn có nhu cầu. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ này trên thế giới như: Amazon Web Services, Microsoft Azure, Google Cloud Platform, hay Viettel IDC ở Việt Nam cũng đang chiếm lĩnh thị trường.

2. Nền tảng như một dịch vụ - PaaS là gì?

PaaS cung cấp lớp tiếp theo, sau IaaS cho doanh nghiệp. Nó thường được phân phối như là dịch vụ dành cho các nhà phát triển hoặc kiến trúc sư để phát triển ứng dụng, đối lập với người dùng cuối.

Trong khi IaaS cung cấp hạ tầng để tạo ra một môi trường lưu trữ, PaaS cung cấp một nền tảng để phát triển các ứng dụng có thể được phân phối qua môi trường Web. Điều đó giúp cho PaaS có khả năng cho phép nhiều nhà phát triển làm việc trên mã nguồn cùng một lúc.

Trong môi trường PaaS, các nhà phát triển có thể thử nghiệm, phát triển, triển khai và ứng dụng máy chủ thông qua một dịch vụ trực tuyến. Dịch vụ trực tuyến này cho phép các nhà phát triển tập trung hơn vào việc phát triển các ứng dụng hơn là việc bảo trì phần cứng, việc vốn dĩ đã được PaaS hỗ trợ. Cả IaaS và PaaS đều giúp cho việc giảm chi phí vốn, cho phép một môi trường CNTT tập trung nhiều vào chiến lược hơn là bảo trì phần cứng.

Điểm giống và khác nhau giữa IaaS và PaaS

Trái ngược với những suy nghĩ cho rằng IaaS và PaaS có sự khác biệt đáng kể, 2 nền tảng này có sự tương đồng ngày càng rõ rệt. Điều này là kết quả của sự tích hợp của các công cụ có sẵn với các dịch vụ IaaS. Những công cụ này cho phép triển khai đồng thời nhiều loại hình đám mây khác nhau trong một môi trường.

Vì vậy, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp có thể tạo ra một đám mây giống như những gì PaaS có thể cung cấp. Doanh nghiệp có thể kiểm tra, triển khai, phát triển, máy chủ và duy trì các ứng dụng bên trong đám mây này trong khi vẫn duy trì các yêu cầu tính toán, lưu trữ và mạng lưới các môi trường CNTT của bạn trong một đám mây khác

Điều này đã dẫn đến suy đoán rằng cuối cùng IaaS và PaaS sẽ được kết hợp thành một mô hình thống nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng IaaS để phát triển thành PaaS mất thời gian hơn rất nhiều so với sử dụng một đám mây PaaS cung cấp sẵn.

3. Phần mềm như một dịch vụ - SaaS là gì?

Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS) là một giải pháp phần mềm toàn diện cho phép người dùng sử dụng như các ứng dụng trên máy tính để bàn - chỉ có chúng được lưu trữ từ xa. Có thể bạn sẽ cảm thấy xa lạ với khái niệm này, nhưng chắc chắn là bạn đã từng sử dụng SaaS. Ví dụ: máy chủ Exchange cũ của bạn có thể được thay thế bằng Gmail. Hệ thống CRM nội bộ của bạn có thể được thay bằng Salesforce. Ngay cả những người dùng Microsoft Office lâu năm cũng có thể áp dụng Office 365 dựa trên SaaS.

Lựa chọn đúng loại dịch vụ đám mây phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Nhu cầu của bạn sẽ chỉ ra đúng loại dịch vụ đám mây phù hợp với bạn!

Nếu bạn cần chạy các máy ảo, thì chắc chắn cái bạn cần là IaaS.

Nếu bạn cần một cơ sở dữ liệu, bạn có thể dùng các máy ảo IaaS và cài đặt cơ sở dữ liệu trên chúng, hoặc chọn giải pháp PaaS có sẵn cơ sở dữ liệu, bạn có thể dễ dàng sử dụng từ các nhà cung cấp.

Và nếu bạn cần một cái gì đó như CRM trên mây thì SaaS thực sự là cách tiếp cận đơn giản nhất.

B. Các mô hình Cloud

1. Đám mây riêng – Private Cloud là gì?

Nhiều người nhầm lẫn giữa thuật ngữ “đám mây riêng” với các môi trường ảo truyền thống. Mặc dù đám mây riêng đòi hỏi ảo hóa, nhưng không phải tất cả hệ thống ảo hóa đều được gắn nhãn là một phần của đám mây riêng. Độc lập và khả năng tự phân bổ nguồn lực theo yêu cầu là những tính năng chính của đám mây riêng mà những mô hình ảo hóa khác không có được.

2. Đám mây công cộng – Public Cloud là gì?

Môi trường công cộng và môi trường đám mây riêng về cơ bản không khác nhau nhiều. Cả hai cung cấp cho người dùng khả năng truy cập tài nguyên theo nhu cầu, nhưng trong khi đám mây riêng được điều hành, quản trị một cách độc lập, thì đám mây công cộng là dịch vụ được dùng chung, chia sẻ bởi nhà cung cấp dịch vụ.

Khi bạn sử dụng đám mây công cộng, bạn sẽ dùng chung hệ thống với những người mua khác. Đám mây công cộng cho phép bạn tận dụng các lợi ích như khả năng mở rộng/thu hẹp hệ thống linh hoạt, chi trả cho những gì mình sử dụng, giúp tiết kiệm tài nguyên CNTT và chi phí.

Rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn khi chọn đám mây công cộng. Họ lo lắng về tính riêng tư, chi phí, tính linh hoạt và khả năng kiểm soát. Nhưng những ưu điểm hữu hình và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nó đã là minh chứng rõ ràng nhất cho những lợi ích của đám mây công cộng.

3. Đám mây lai – Hybrid Cloud là gì?

Đám mây lai cũng là một khái niệm dễ gây hiểu nhầm. Nhiều người cho rằng đám mây lai dành cho bất cứ tổ chức nào sử dụng cả 2 môi trường đám mây Public và Private.

Một đám mây lai đúng nghĩa là khi môi trường Public và Private được xây dựng liên kết, liền mạch với nhau. Ngay cả khi bạn đang tích cực xây dựng một đám mây lai, thì cũng rất khó để những đám mây public và Private riêng biệt và di chuyển dữ liệu/ứng dụng/dịch vụ giữa hai môi trường này mà không có bất kỳ vấn đề nào.

Dù bạn đang hiểu về điện toán đám mây như thế nào, thì một điều rõ ràng là các môi trường và dịch vụ dựa trên đám mây là tương lai, và bạn cần phải thích nghi dần với nó. Khi bạn đã biết tất cả về những điều cơ bản, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch để chuyển đổi hệ thống của mình để phù hợp nhất với nhu cầu. Hoặc nếu bạn vẫn còn phân vân, bạn có thể gọi chúng tôi: Hotline 1800 8088 (miễn phí cước gọi) hoặc inbox ngay trên fanpage của Viettel IDC để được tư vấn: https://www.facebook.com/viettelidc.offical/

------------------------------------------------------

Viettel IDC - Nhà cung cấp các dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam.

Website: https://viettelidc.com.vn/ 

Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc.offical/

 

Tin liên quan

19/07/2024

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa

Ngày nay, dữ liệu được xem là nguồn tài sản quý giá, các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là "Kỷ nguyên dữ liệu". Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu được coi là một thành phần căn bản, nếu không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số.

16/07/2024

Viettel IDC được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Mới đây, Viettel IDC đã được trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" và là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động chăm lo đời sống cho CBNV.

01/07/2024

Cùng nhìn lại dấu ấn Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024

Vào ngày 26.06.2024 vừa qua, DCCI Summit được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Phát triển tương lai số bền vững" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

07/03/2024

Khám phá 3 ứng dụng nổi bật của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo nên những đột phá mới, mở ra cánh cửa cho vô số ứng dụng sáng tạo. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 ví dụ điển hình về cách thức các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang được ứng dụng, giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI này.

07/03/2024

SSL miễn phí và trả phí - Đâu là lựa chọn thông minh?

Với sự xuất hiện của nhiều loại SSL khác nhau, không ít người băn khoăn có nên lựa chọn SSL miễn phí hay không. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ điểm qua các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ lợi ích và hạn chế khi đăng ký SSL miễn phí.

20/05/2024

NPU là gì? Khám phá lợi ích nổi bật của NPU có thể bạn chưa biết

Ứng dụng NPU được xem là công cụ giúp người dùng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về NPU là gì, bao gồm cách thức hoạt động, lợi ích cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụ AI trong đời sống.

11/04/2024

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Cyber attack được xem là vấn đề an ninh mạng mà không một cá nhân, tổ chức nào có thể xem nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu tổng quan Cyber Attack là gì cũng như giải pháp phòng chống đáng cân nhắc nhé.

18/04/2024

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé.

16/04/2024

Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero Day Attack có thể bạn chưa biết

Một trong những nguy hiểm tiềm ẩn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý là lỗ hổng Zero Day Attack. Vậy Zero Day Attack là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng có gì đáng lưu tâm? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau, giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn này nhé.

15/04/2024

Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn những bí quyết giúp tăng tốc website nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hiệu suất, tốc độ website của mình, hãy cùng điểm qua nhé.

// doi link