Lỗ hổng Cloudbleed nguy hiểm thế nào?
19/10/2019Lỗ hổng mới có tên Cloudbleed, gần giống với lỗ hổng Heardbleed được phát hiện vào năm 2014 nhưng có mức độ nguy hiểm cao hơn.
Theo Android Central, ngày 17/2, nhà nghiên cứu Tavis Ormandy, thuộc nhóm bảo mật Project Zero của Google, đã thông báo và một vụ rò rỉ dữ liệu từ CloudFlare, nhà cung cấp mạng truyền tải nội dung (CDN) và đảm bảo an toàn cho hơn 5,5 triệu website trên Internet. Ormandy nhanh chóng liên lạc với CloudFlare và tình hình đã được khắc phục trong vòng chưa đầy một giờ.
Cloudbleed nguy hiểm thế nào
Sẽ thật nghiêm trọng nếu các dữ liệu riêng tư bị lộ. Đặc biệt là với dịch vụ có hơn một tỷ người sử dụng. Bản báo cáo từ CloudFlare đã cho thấy cụ thể những gì đã xảy ra. Những dữ liệu riêng tư có thể được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm. Nhưng khóa riêng tư SSL của người dùng không hề bị rò rỉ.
Cloudflare đóng vai trò như một proxy giữa người dùng và máy chủ web, làm bộ đệm cho các website trong mạng, giúp tăng tốc và đảm bảo an toàn cho các website. Ormandy đã phát hiện một lỗ hổng tràn bộ đệm tại một máy chủ Cloudflare, trả về kết quả bộ nhớ chứa thông tin riêng tư như HTTP cookie, token xác thực, HTTP POST và một số dữ liệu khác.
Bạn sẽ tìm thấy một danh sách các trang web có khả năng bị ảnh hưởng bởi dịch vụ CloudFlare. Danh sách các webiste có nguy cơ bị ảnh hưởng được đăng tải bởi người dùng trên GitHub bao gồm CoinBase, 4Chan, BitPay, DigitalOcean, Medium, ProductHunt, Transferwise, The Pirate Bay, Extra Torrent, BitDefender, Pastebin, Zoho, Feedly, Ashley Madison, Bleeping Computer, The Register…
Nhiều ứng dụng di động được phát hiện đang sử dụng dịch vụ của CloudFlare. Một số khách hàng lớn của CloudFlare bị ảnh hưởng bao gồm Uber, 1Password, FitBit và OKCupid
Android Central đã thử liên hệ với CloudFlare và nhận được thông báo rằng website này không bị nằm trong danh sách các trang web bị ảnh hưởng. CloudFlare cho biết đã phát hiện dữ liệu có thể đã được lưu trữ trong bộ nhớ cache của dịch vụ bên thứ ba. Hãng cho hay các lỗ hổng đã được vá không còn có thể rò rỉ dữ liệu nữa. CloudFlarevẫn đang tiếp tục làm việc với các bộ cahe để đánh giá về các bản ghi nhằm giúp họ lấy lại những dữ liệu quan trọng. "Nếu chúng tôi phát hiện ra các dữ liệu bị rò rỉ từ tên miền của bạn, chúng tôi sẽ trực tiếp trao đổi và cung cấp đầy đủ chi tiết về những gì chúng tôi đã tìm thấy", CloudFlare trả lời Android Central.
Người dùng nên làm gì để tăng cường bảo mật?
Đầu tiên bạn cần thay đổi mật khẩu cho tất cả các tài khoản trực tuyến của mình. Hãy sử dụng chương trình quản lý mật khẩu để tạo ra các mật khẩu mạnh và khó bị đánh cắp hơn. Nếu chưa từng sử dụng chương trình quản lý mật khẩu thì đây là thời điểm thích hợp để bạn cài đặt nó. Cần nhớ rằng bạn nên thay đổi mật khẩu thường xuyên, hãy sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu nếu bạn có nhiều tài khoản cần ghi nhớ.
Nếu bạn đã kích hoạt tính năng bảo mật bằng xác thực hai yếu tố, một kẻ khác dù biết mật khẩu cũng khó có thể truy cập tài khoản của bạn. Xác thực hai yếu tố có thể khiến bạn tốn thời gian hơn, nhưng đó là cách tốt để bảo vệ mình trước các vụ rò rỉ dữ liệu lớn trong thời gian gần đây.
VnReview
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.